Họa hổ, họa bì nan họa cốt tri nhân, tri diện bất tri tâm là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Guava, 27 Tháng mười 2020.

  1. Guava .

    Bài viết:
    74
    Văn học là một kho tàng của kiến thức thế giới, bao gồm những tác phẩm đặc sắc, những bài học ý nghĩa, hay những câu nói về cuộc sống và cách sống, vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu và giải mã câu nói:

    Họa hổ, họa bì nan họa cốt

    Tri nhân, tri diện bất tri tâm.


    [​IMG]

    Nếu muốn phân tích được câu nói này thì đầu tiên ta cần phân tích từng từ trong câu.

    Đầu tiên là về từ "họa". Họa là gì? Họa là vẽ, là phác họa một điều gì đó hoặc một sinh vật, hiện tượng trong cuộc sống, và ở đây "họa hổ" có nghĩa là con người ta vẽ nên một sinh vật mạnh mẽ, quyền lực về sức mạnh và trí thông minh, đó là hổ. Bì- nếu hiểu theo kiến thúc về sinh học thì đó là lớp biểu bì, lớp da, lớp bảo vệ mà hầu hết sinh vật nào cũng có bởi đó là yếu tố cần thiêt để duy trì sự sống. Còn nếu hiểu theo cách nói của văn học thì đó là vẻ bề ngoài, người trần mắt thịt có thể thấy được nó, "họa bì" mang nghĩa là ta họa nên con hổ thì cần có vẻ bề ngoài để thể hiện uy quyền, sức mạnh của mãnh thú. "Cốt" là xương, là nội tạng của loài vật sinh vật sống. Và toàn câu ta có thể hiểu rằng: Vẽ nên thứ gì đó, cụ thể là loài hổ mạnh mẽ, ta chỉ có thể phác họa được ngoại hình da bọc của loài hổ chứ không thể ( "nan") vẽ được xương tủy của loài vật đó, và dù cho có vẽ thì trong một bức tranh cũng không thể thấy được nó.

    Tri nhân, tri diện bất tri tâm


    Câu nói này tôi cũng không hiểu cho lắm, đặt biệt là từ "tri", nhưng tôi cũng có thể hiểu sơ qua câu nói này, "nhân" là người đời, "diện" là đối diện, đối mặt với con người đó hoặc là con người nói chung, "tâm" là trái tim, là lòng người, là lòng của mỗi con người, và câu này có nghĩa là nhìn người chỉ thể nhìn vẻ ngoài, và không thể nhìn được bên trong.

    Tóm lại, ý nghĩa của hai câu đó là: Vẽ, ta có thể vễ được một con hổ vĩ đại, mạnh mẽ bật nhất, nhưng nhìn vào bức vẽ ấy ta cũng không thể nhìn được xương, cốt của nó, thứ ta vẽ nhưng người ta không thể nhìn thấy, giống như con người vậy, nhìn người, bạn chỉ có thể thấy được vẻ ngoài của họ, chứ không thể thấy được lương tâm của họ, người ăn mặc đẹp ta cho rằng họ là người tốt, lương thiện, tích đức, ngoài ăn mặc rách rưới, nghèo khổ thì con người, miệng người đời cho rằng họ quá nghiệp, tích nhiều nghiệp, nên họ xấu xa, cùng cực và đó là những gì họ phải trả, nhưng chẳng ai biết được rằng những con người sạch sẽ kia, giàu có trên cái nghèo củ xã hội, của người khác, còn những người chịu đựng, họ phải gạt nước mắt để né tránh "miệng lưỡi cuộc đời", làm cặm cụi mà ăn thì không được bao nhiêu.

    Đây chỉ là những gì mình muốn chia sẻ với kiến thức hạn hẹp, nếu có ý kiến khác về câu nói này, mọi người có thể comment để chia sẻ. Nếu biết được "tri" là gì, mọi người chỉ giúp mình nha!
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười hai 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyễn Ngôn

    Bài viết:
    48
    Theo mình "Tri nhân, tri diện bất tri tâm" hay được, mọi người dịch thành "Biết người, biết mặt không biết lòng" á.

    "Tri" cũng có thể hiểu là "biết".
     
    Guava thích bài này.
  4. Guava .

    Bài viết:
    74
    Đúng rồi á bạn, câu này nghĩa là vẽ hổ, vẽ da nhưng không thấy được xương hổ á, còn con người á thì như bạn nói cũng đúng nha!
     
  5. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Trải qua nhiều chuyện trong thời gian gần đây, tôi càng tin rằng câu này sai. Tốt hay xấu không liên quan gì đến vẻ ngoài. Tôi tin Tuân Tử mới nói đúng, bản chất của nhiều người là ác. *qobe 48*
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng sáu 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...