Review Sách Hố Đen Tâm Lý - Ghi Chép Từ Bác Sĩ Tâm Thần Tại New York - Peter Jongho Na

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Ôn An Na, 16 Tháng mười hai 2023.

  1. Ôn An Na

    Bài viết:
    75
    Tác phẩm: Hố đen tâm lý - Ghi chép từ bác sĩ tâm thần tại New York

    Tác giả: Peter Jongho Na

    Reviewer: Ôn An Na

    [​IMG]

    Theo một cuộc khảo sát gần đây, người mắc bệnh tâm lý ngày càng tăng cao. Vì vậy, chủ đề này đang được cả thế hệ phụ huynh và bạn trẻ quan tâm. Sách về tâm lý học được săn đón, nên những sáng tác về vấn đề này ngày càng nhiều. Nhà văn Peter Jongho Na - một giáo sư tâm thần học tại đại học Yale, đã mang đến cho người đọc những câu chuyện về thế giới của những người mắc bệnh tâm lý, đang phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, đấu tranh với chính mình để sống sót, vượt qua bóng ma của mình để tồn tại. "Hố đen tâm lý - Ghi chép từ bác sĩ tâm thần tại New York" nói về sự thiếu hiểu biết và kỳ thị của nhiều người đối với bệnh nhân mắc bệnh tâm lý.

    Những bệnh nhân mắc bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn tâm thần.. thường nghĩ đến cái chết." "Ích kỷ" là tính từ mà giới truyền thông và xã hội thường gán lên những người cách từ bỏ cuộc sống để thoát khỏi nỗi đau ". Người ta cho rằng như vậy là ích kỉ, là không nghĩ đến gia đình, người thân, bạn bè, những người xung quanh sẽ đau đớn, buồn bã về cái chết của họ. Dạo trước, tôi từng xem trên mạng xã hội có một câu nói về vấn đề này:" Những người tự tử là đã không thiết sống nữa, đã không còn nghĩ đến bản thân, sao còn bắt họ phải nghĩ đến người khác? "Người ta chẳng còn vấn vương gì đến cuộc sống, còn ép họ phải nghĩ cho ai nữa đây?

    Với sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực tâm lý, tác giả Peter Jongho Na cho rằng, những bệnh nhân tâm lý rất sợ hãi, sợ trở thành gánh nặng cho người khác nên tìm mọi cách để tự tử. Với họ, tự tử xong rồi thì mọi người xung quanh sẽ không còn gánh nặng nữa, họ muốn giải thoát cho người khác bằng việc kết thúc cuộc đời mình. Nhưng không ai quan tâm họ đã trải qua những gì mới quyết định như vậy, người ta nhìn bệnh nhân với ác cảm từ trong tâm. Tác giả đã giải thích:" Sự thiếu hiểu biết về các căn bệnh tâm lý cũng như ít có cơ hội được gặp gỡ và tiếp xúc với người bệnh chính là nguyên nhân khiến sự kỳ thị và thành kiến dễ dàng "lây lan" trong xã hội ".

    Mỗi ngày, họ đều đối mặt với những lo lắng, căng thẳng, lâu dần dẫn đến sự khác thường trong cách ứng xử. Mọi người chỉ thấy họ bệnh hoạn, điên loạn, không giống người thường. Cách cư xử không đúng đắn của người xung quanh dễ khiến bệnh nhân trở nên tiêu cực hơn khi phải chịu ánh mắt phán xét của người khác. Cảm giác bị hắt hủi, xa lánh, họ thấy mình chẳng tạo nên giá trị gì tốt đẹp cho thế giới này. Thế giới của họ bao phủ bởi màu đen tối, không sao thấy ánh nắng. Thời gian dần trôi, họ không tìm được ý nghĩa sống cho cuộc đời mình, nên muốn chạy trốn khỏi nỗi đau.

    Một vài người nghĩ đây là phản ứng thái quá. Ai cũng phải trải qua khó khăn, chông gai như nhau. Chẳng ai có thể sống một cuộc đời trải đầy hoa hồng. Cùng phải đi làm, cùng chịu đựng những áp lực cuộc sống như nhau vậy mà tại sao lại có những người cảm thấy mệt mỏi đến không thiết sống? Hay tự tử chỉ là suy nghĩ trong phút giây nông nỗi? Tác giả đã khai thác nhiều khía cạnh về con người, những khốn cảnh tâm lý khác nhau qua cái nhìn của một chuyên gia trở nên chân thực, mang theo tiếng lòng cảm thông của một người thấu hiểu cùng nỗi đau.

    Nếu không đặt mình vào trong vị trí của người khác, làm sao hiểu được cảm giác của người ấy? Nam Cao có một câu rất hay:" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương. "Na không bao giờ phán xét ai khi chưa biết rõ về họ. Giáo sư Peter Jongho Na đã cho ta tư tưởng mới về những bệnh nhân tâm lý. Khi ta hiểu rõ về họ, ta mới thấy họ đáng thương đến nhường nào. Họ đã tự chôn mình trong" hố đen", giống như hố đen của vũ trụ, khó mà vùng vẫy. Nhà văn mong muốn cứu rỗi những mảnh đời đau đớn ấy, mong cho phòng khám của ông sẽ thêm màu sắc. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có suy nghĩ đúng đắn về bệnh nhân tâm lý, để họ sớm ngày không phải chịu ánh mắt kì thị, để họ được chữa lành bằng cảm thông và thấu hiểu.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...