Hitler đã lên nắm quyền như thế nào?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Roxance77, 5 Tháng chín 2023.

  1. Roxance77

    Bài viết:
    39
    Hitler đã lên nắm quyền như thế nào?

    Bằng cách nào mà Adolf Hitler, một tên bạo chúa khởi xướng cho một trong những tội ác diệt chủng lớn nhất trong lịch sử loài người, đã thâu tóm được quyền lực trong một quốc gia dân chủ?

    [​IMG]

    Câu chuyện bắt đầu sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc với thắng lợi của phe Đồng minh năm 1918, Đức hiểu rằng họ đã bại trận và phải ký kết thỏa thuận ngừng chiến. Khi chính phủ đế quốc của Đức sụp đổ, các cuộc bạo loạn trong dân chúng và đình công lan tỏa khắp cả nước. Vì lo sợ một cuộc cách mạng Cộng sản sẽ nổ ra, nhiều đảng lớn đã ra sức đàn áp các cuộc nổi dậy, lập ra nghị viện nền Cộng hòa Weimar.

    Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới là thực thi hiệp ước hòa bình được quy định bởi phe Đồng minh. Ngoài việc chịu mất hơn 1/10 lãnh thổ và phải giải giáp quân đội, Đức còn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho chiến tranh và bồi thường các phí tổn, điều này càng làm giảm sút nền kinh tế vốn đã suy yếu. Tất cả điều này được xem như một sự xúc phạm đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc và các cựu binh. Họ có niềm tin mù quáng rằng họ đã có thể dành chiến thắng nếu các chính khách và người ở phe đối lập không quay lưng lại với quân đội.

    Đối với Hitler, những tư tưởng này đã biến thành nỗi ám ảnh, niềm tin mù quáng cùng những ảo giác hoang tưởng khiến ông đổ hết mọi tội lỗi cho người Do Thái. Những lý lẽ của ông gây được tiếng vang trong một xã hội có nhiều người theo chủ nghĩa bài Do Thái. Vào lúc này, hàng nghìn người Do Thái đã là một phần trong xã hội nước Đức, nhưng nhiều người Đức vẫn coi họ là kẻ ngoại bang.

    Sau Thế chiến I, người Do Thái bị gán những cáo buộc vô căn cứ về âm mưu lật đổ và trục lợi chiến tranh. Chung quy lại, các thuyết âm mưu này đều được sinh ra từ nỗi sợ hãi, sự giận dữ, và niềm tin mù quáng chứ không phải từ sự thật. Tuy nhiên, Hitler đã thành công với chúng. Từ khi gia nhập một đảng chính trị dân tộc nhở, khả năng diễn thuyết trước công chúng đã đưa ông lên vị trí cầm quyền và lôi kéo được đông đảo quần chúng.

    Bằng cách liên kết chủ nghĩa bài Do Thái với sự oán giận của những người theo chủ nghĩa dân túy, Đức Quốc xã tuyên bố chống lại cả Chủ nghĩa Cộng sản lẫn Chủ nghĩa Tư bản vì coi đó là âm mưu của người Do Thái nhằm tiêu diệt nước Đức. Thoạt đầu, đảng Đức Quốc xã vẫn chưa gây được nhiều tiếng vang. Sau nỗ lực lật đổ chính quyền không thành công, đảng bị cấm hoạt động, và Hitler bị bỏ tù vì tội mưu phản. Nhưng khoảng 1 năm sau khi được thả, ông ta ngay lập tức bắt đầu gây dựng lại phong trào. Và rồi, vào năm 1929, cuộc Đại suy thoái đã xảy ra, nó khiến các nhà băng Mỹ phải thu hồi các khoản cho vay từ Đức, và nền kinh tế vốn đã có nhiều bất ổn của Đức sụp đổ chỉ sau một đêm.

    Hitler đã tận dụng sự tức giận của người dân, chỉ cho họ kẻ đáng phải nhận mọi tội lỗi, và đưa ra lời hứa khôi phục lại sự thịnh vượng của nước Đức trước đây. Những đảng chính thống đã cho thấy sự bất lực trước cuộc khủng hoảng trong khi phe cánh tả đối lập cũng bị xâu xé bởi những mâu thuẫn nội bộ. Thế là bộ phận dân chúng đã theo phe Đức Quốc xã, điều này làm tăng số phiếu của họ trong quốc hội từ dưới mức 3% lên đến hơn 18% chỉ trong vòng 2 năm.

    Năm 1932, Hitler ra tranh cử tổng thống, nhưng đã để thua tướng Von Hinderburg, người được phong tặng anh hùng chiến tranh. Nhưng với 36% số phiếu, Hitler đã chứng tỏ được quy mô của số người ủng hộ mình. Năm tiếp theo, các cố vấn và lãnh đạo nghiệp đoàn thuyết phục Hinderburg đề cử Hitler làm chức danh Thủ tướng, với hy vọng khai thác sự nổi tiếng của Hitler cho những mục tiêu riêng của họ. Mặc dù thủ tướng chỉ là người đứng đầu điều hành nghị viện, nhưng Hitler đã dần dần mở rộng được thế lực của mình.

    Trong lúc đó những người ủng hộ ông lập ra những nhóm bán quân sự và gây giao tranh với phe đối lập trên phố. Hitler trở thành mối đe dọa cho phong trào nổi dậy Cộng sản và viện lý lẽ rằng chỉ ông mới có thể khôi phục lại được quy luật và trật tự. Đến năm 1933, một người công nhân trẻ bị kết tội làm cháy tòa nhà quốc hội, Hitler lợi dụng sự kiện này để thuyết phúc chính phủ trao cho ông quyền lực khẩn cấp. Chỉ trong vòng vài tháng, quyền tự do báo chí bị bãi bỏ, những đảng khác bị giải thể, và đạo luật bài Do Thái được thông qua.

    Nhiều người ủng hộ cấp tiến đầu tiên của Hitler bị bắt giữ và xử tử, cùng với những kẻ thù tiềm tàng khác, và khi Tổng thống Hindenburg mất vào 08/1934, chắc chắn sẽ không có một cuộc bầu cử mới nào diễn ra. Đáng ngạc nhiên là những kế sách đầu tiên của Hitler không gắn với sự đàn áp hàng loạt. Những bài diễn văn của ông khoét sâu vào nỗi sợ và sự giận dữ của người dân nhằm lôi kéo sự ủng hộ cho ông và Đảng quốc xã.

    Trong lúc đó, giới thương gia và trí thức, do không muốn chống lại dư luận nên đã xuôi theo Hitler. Họ huyễn hoặc chính mình và mọi người xung quanh rằng tài hùng biện cực đoan của ông không có tác hại gì lớn lao cả. Hàng thập kỉ sau, sự trỗi dậy của Hitler vẫn còn là lời cảnh báo về độ yếu ớt của thể chế dân chủ trước làn sóng phẫn nộ của dân chúng và một người lãnh đạo đã chờ sẵn để thỏa mãn cơn giận đồng thời tận dụng nỗi sợ hãi của người dân.

    (Nguồn tham khảo)
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...