MỞ ĐẦU 1.1 Đôi nét về tác giả E. Hemingway và tác phẩm Ông già và biển cả. Ernest Hemingway là một tác giả nổi tiếng trên thế giới khi ông cùng với W. Faulkner, được xem là người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Ông sinh ra trong một gia đình có bố là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc ở một thành phố nhỏ vùng Chicago. Ông là một phần của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20 của thế kỷ XX, và là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh thế giới I, sau đó được biết đến qua "Thế hệ bỏ đi" (Lost Generation). Hemingway là một người yêu thiên nhiên, ưa hoạt động, thử thách. Với tư các là một nhà văn, ông luôn xông xáo lăn lộn trên thực tế, không ngừng tích luỹ vốn sống và kiến thức nhiều mặt để sáng tác. Ông để lại một gia tài văn học khá đồ sộ về truyện ngắn và tiểu thuyết như: Rặng đồi tựa đàn voi trắng, Một nơi sạch sẽ và sáng sủa, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai.. Ông già và biển cả là một tiểu thuyết ngắn được Hemingway viết năm 1951 tại Cuba. Nọi dung chính của tác phẩm kể về nhân vật ông lão Santiago, trong suốt tám mươi tư ngày ròng rã không bắt được một con cá nào. Ngày tiếp theo ông lại ra khơi và phải sau ba ngày ông mới bắt được một con cá kiếm to lớn và tuyệt đẹp. Trên đường trở về, ông phải vật lộn quyết liệt với đàn cá mập để bảo vệ thành quả của mình nhưng chỉ còn lại bộ xương con cá Kiếm. 1.2 Đôi nét về tác giả Homère và sử thi Odyssée. Đã có rất nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc ai mới thực sự là tác giả của bộ sử thi nổi tiếng Odyssée, Homère là một tên riêng của một thi sĩ hay là sáng tác của một tập thể những người aetdae? Tuy nhiên có thể thấy, sự thống nhất trong cốt truyện và kết cấu cho chúng ta có thể kết luận rằng phải có vai trò của cá nhân nào đó gia công sáng tạo, gia công lại thì hai bản sử thi mới hoàn chỉnh như vậy. Cá nhân đó chính là Homère là một nhà thơ sống vào khoảng thế kỷ IX - VIII TrCN ở Ioni (Tiểu Á), trong kí ức của người dân Hy Lạp, ông là một nhà thơ mù và thông thái. Sử thi Odyssée gồm 12.110 câu thơ được chia làm 24 khúc ca. Odyssée nghĩa là bài ca về chàng Odysséus (người La Mã gọi là Ulyssée). Đây là sự tiếp nối câu chuyện về cuộc chiến tranh thành Troy được kể trong Iliade. Sau khi chiến thắng quân Hy Lạp, Ulyssée cùng mọi người lên thuyền trở về quê hương, song con đường trở về của họ đầy trắc trở. Ulyssée là người long đong nhất: Chàng phiêu dạt tới mười năm trời, nếm trải bao nhiêu thử thách khó khăn mới trở về tới quê hương đoàn tụ với vợ con. 2. NỘI DUNG Ông lão Santiago là nhân vật chính của tác phẩm, xuyên suốt tác phẩm là hành trình ra biển bắt cá của lão. Nhân vật Ulyssée theo truyền thuyết vốn là con người đa mưu túc kế. Chàng đã giải quyết ổn thỏa việc 108 vị tướng Hy Lạp đến cần hôn nàng Pénélope. Khi cuộc chiến tranh thành Troy nổ ra, chàng đã tìm ra dũng sỹ Achilles đang cải trang thành một thiếu nữ sống trên đảo Xkirôt. Khác với Achilles, chàng chủ trương dùng mưu, bàn kế hoạch hạ thành Troy bằng con ngựa gỗ. Ulyssée được mệnh danh là: "Người có trí tuệ sánh ngang thần Zeus" [2-tr. 180] . Trong Iliade, Ulyssée là một vị tướng dũng cảm, có uy tín, là một nhà hùng biện, ngoại giao. Tuy vậy, cái sức mạnh sánh ngang thần Zeus đó chưa bộc lộ được vì phải nhường chỗ cho trái tim nóng bỏng của Achilles. Ðến Odyssée, cái trí tuệ đó mới được dịp bộc hết sức mạnh thần thánh của nó mà theo Mác, không có một vị thần nào có thể sánh bằng. Điểm tương đồng. * Phải đương đầu với khó khăn, thử thách. Cả hai người anh hùng, Ulyssée và ông lão Santiago đều là những người phải đương đầu với khó khăn và thử thách. Chàng Ulyssée phải vượt qua hành trình mười năm trở về quê hương sau khi cuộc sống thành Troy kết thúc. Trên đường trở về, người anh hùng ấy phải vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy, từ thiên nhiên và con người, từ mặt biển rộng lớn mênh mêng đến những xứ sở xa lạ đầy bí ẩn. Những khó khăn, nguy hiểm đó không thể ngăn cản được Ulyssée trở về với quê hương và gia đình. Ông lão Santiago đã tám mươi tư ngày trôi qua mà không bắt được bất kì con cá nào. Đó là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để khiến một người bình thường nản chí, nhưng với lão thì không. Ngày thứ tám mươi lăm, lão tiếp tục ra khơi, chiến đấu với con cá kiếm to lớn và đàn cá mập hung dữ, những khó khăn này đã làm nền, bộc lộ ra những phẩm chất tốt đẹp của ông lão. * Có ý chí, nghị lực phi thường, không chịu khuất phục. Một điểm chung nữa mà ta có thể thấy giữa nhân vật Ulyssée và ông lão của biển Santiago đó chính là về ý chí, nghị lực phi thường vượt lên tất cả và không bao giờ chịu khất phục. Nghị lực phi thường của Ulyssée đã được 12 khúc ca đầu mô tả qua những bước chân phiêu lưu lang bạt của người anh hùng ở những vùng biển xa lạ, những vùng đất chưa quen biết. Từ cuộc vượt biển Địa Trung Hải bao la, rộng lớn đến xứ sở người. Trên hành trình dài dằng dẵng như vậy, chàng không bị những cám dỗ bên ngoài làm lung lay ý chí, những khó khăn cũng chẳng thể khuất phục chàng. Đặc biệt phải nhắc đến thử thách của biển cả và sức chiến đấu kiên cường của người anh hùng Ulyssée. Khi được Calypso nhắc trước đến những tai ương đó, Ulyssée đã trả lời nữ thần: "Nếu một trong những vị thần bất tử nào còn muốn hành hạ ta trên hẳng biến màu rượu vang, ta ai chấp nhận tất cả.. Ta đã từng chịu đựng biết bao đầu khổ, ta đã từng chịu gian truân trên sóng biển và trong chiến tranh. Nếu còn nhiều gian truân xảy ra nữa thì được, cứ để cho chúng đến." [3-tr. 68] . Và giờ đây trước sự giận dữ của thần biến đang đến gió từ các hướng đến để làm thành bão tố, khi Ulyssée thấy "cái chết cầm chắc đang ở trên đấu ta đây rồi" [3-tr. 68], chàng vẫn vật lộn với uống nước nhớ người lên và "dù bị cùng cực đến như vậy, chúng vẫn nhớ đến chiếc bè. Chàng vượt sóng bơi lên, ôm lại được nó và trèo lớn ngồi vào giữa bè để tránh cái chết" [3-tr. 68] . Với ý chí nghị lực phi thường và không chịu khuất phục đã giúp cho người anh hùng vượt qua cơn giận dữ của thần biển cả Poseidon, đặt chân lên vùng đất hiếu khách Pheaxi. Ý chí, nghị lực của ông lão Santiago biểu hiện rõ nhất trong ba ngày hai đêm thu phục con cá kiếm xinh đẹp và cuộc vận lộn với đàn cá mập Mako. Hemingway đã tái hiện cuộc chiến của ông lão với con cá kiếm, một cuộc chiến không cân sức. Một ông già cô đơn, kiệt sức sau hai ngày bị con cá lôi phăng phăng ra biển khơi, đôi bàn tay trầy xước, rớm máu, đồ ăn thức uống mang theo đã cạn kiệt (ông phải câu cá, rùa ăn sống để cầm cự). Vậy mà ông phải đối đầu với con cá kiếm khổng lồ. Trong đời ông lão chưa bao giờ nhìn thấy một đối thủ to lớn, đẹp đẽ, hùng dũng đến như vậy; nó dài hơn sáu mét, lớn hơn cả con thuyền câu của ông lão. Gần ba ngày đối phó với nó trong cảnh cô đơn, nhiều lúc ông cảm giác mình ngất đi đến nơi, nhưng ông lão vẫn có thể chiến thắng con cá kiếm. Ông lão đã chiến thắng con cá bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng sức mạnh của niềm tin, của khả năng chịu đựng kết hợp với mấy chục năm dạn dày kinh nghiệm. Tác giả đã tạo ra cho nhân vật môi trường thử thách khốc liệt, nhằm khẳng định sức mạnh bất diệt của con người. Ngay cả khi Santiago bị lũ cá mập cướp đi thành quả lớn lao của mình, dù xót xa đau buồn, ông cũng không buông xuôi nản chí: "Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục" [4-tr65] . Ông lão vận dụng thị giác, thính giác và xúc giác để quan sát đàn cá mập. Thị giác khi ông không nhìn thấy đàn cá mà chỉ quan sát các vệt nước, ánh lân linh. Thính giác khi lão nghe thấy tiếng ràng bập, tiếng chày gãy. Xúc giác khi ông cảm nhận đàn cá qua một vật dụng trung gian. Santiago vẫn nghĩ đến việc sửa lại thuyền, đánh lại con dao, chuẩn bị một mũi lao để sẵn sàng cho những chuyến câu sau. Bị nhận chìm trong bi kịch, ông vẫn cố động viên mình bằng một lời độc thoại đầy sức mạnh: "Có ngốc mới không hy vọng." [4-tr68] . Ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống: Không gục ngã, không đầu hàng số phận. 2. Điểm khác biệt. Người anh hùng Ulyssée. * Tài năng xuất chúng, phi phàm. Trong sử thi Odyssée, Ulyssée, bên cạnh sức mạnh về thể chất, chàng chính là đại diện cho trí tuệ của người Hy Lạp, một "trí tuệ sáng tựa thần linh". Sự thông minh, mưu trí của Ulyssée được bộ lộ trong suốt mười năm lênh đênh trên mặt biển để tìm đường quay trở về quê hương. Nhờ có sự thông minh sáng suốt, kết hợp với lòng dũng cảm, nghị lực mạnh mẽ mà Ulyssée đã thoát ra khỏi tay bọn khổng lồ Lestrigons ăn thịt người, đã chinh phục được mụ phù thuỷ Circé, cứu các bạn đồng hành thoát khỏi kiếp lợn, thoát khỏi tiếng hát mê hồn của các nàng Sirénes, qua được cái miệng dữ tợn của hai quái vật Kharibde và Skylla trên biển.. Ulyssée đưa những chiến hữu thoát khỏi mụ phùy thủy Circé, thoát khỏi kiếp lợn là một chiến công về trí tuệ. Ulyssée chia mọi người thành hai nhóm, một nhóm cùng chàng ở lại thuyền, nhóm còn lại gồm hai mươi người do Eurylochos chỉ huy. Họ đi sâu vào trong đảo và đến căn nhà của một tiên nữ - phù thủy Circé, một tiên nữ xinh đẹp có những búp tóc quăn vàng, nói được tiếng người nhưng lại độc ác và biết nhiều phép thuật ma quái. Tất cả mọi người, trừ Eurylochos vào nhà và đã uống một loại nước có chứa thuốc quên hết quê hương. Sau đó mụ phù thủy còn hóa phép cho bọn họ trở thành lợn. Eurylochos biết được lập tức trở về báo tin cho Ulyssée biết. Chàng đến nhà mụ phù thủy Circé, chàng uống loại nước đó và bị hóa phép nhưng lại không làm sao vì có thần Hermès giúp đỡ. Khi mụ phù thủy Circé xin tha chết và mong muốn được sống cùng Ulyssée thì chàng đã đáp lại tinh khôn: "Hỡi tiên nữ Circé xinh đẹp có búp tóc quăn vàng! Sao mà ta có thể tin yêu nàng, đền đáp lại tình yêu nồng thắm của nàng khi nàng đã biến các bạn ta thành lợn và nhốt họ trong chuồng. Hẳn rằng nàng nuôi giấu một ý đồ thâm độc: Dùng sắc đẹp và tình yêu để quyến rũ ta, để cho chí khí của ta mòn mỏi, sức khỏe ta kiệt quệ đã rồi tới một ngày nào đó hãm hại ta. Không! Không! Không khi nào ta coi nàng là một người bạn tình khi nàng chưa thề nguyền sẽ không bao giờ mưu hại Ulyssée." [6-tr. 1] Chàng không đe dọa hay ép buộc mụ phù thủy thả những người bạn đồng hành của mình ra và biến họ lại thành người. Trái lại, chàng lạt mềm buộc chặt, nhẹ nhàng nói chuyện với mụ phù thủy hiểu. Qua Ulyssée, có thể thấy quan niệm của người xưa về sức mạnh: Được đánh giá cao hơn không phải là sức mạnh thể chất, sức mạnh cơ bắp (hữu dũng vô mưu) mà quan trọng hơn là sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ. Được vũ trang bởi thứ vũ khí toàn năng là trí tuệ, con người có thể đương đầu với mọi trở ngại. * Đại diện cho sức mạnh của cộng đồng. Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Vẻ đẹp ấy trước tiên toát lên từ ngoại hình. Họ thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Họ mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng. Anh hùng là những con người dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cộng đồng. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi đó chính là phải mang một lí tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao. Người phương Tây nói chung và người Hy Lạp nói riêng đều cho rằng lí tưởng của người anh hùng là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận. Và chiến công đó phải mang một ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng. Tuy nhiên, người anh hùng trong Odyssée, Ulyssée được đặt vào một hoàn cảnh mới, không chỉ là chiến tranh giữa con người với con người mà còn là con người với thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn ngoài kia. Người anh hùng chinh phục thiên nhiên không chỉ nhờ sức mạnh cơ bắp mà còn đòi hỏi sức mạnh của trí tuệ. Hình tượng người anh hùng Ulyssée chính là đại diện cho sức mạnh của cộng đồng người Hy Lạp, những nơi chàng đặt chân qua đều có liên quan tới các địa danh mà người Hy Lạp xưa di dân tới: Xứ sở người Lotophages ăn hoa sen ở vịnh Djerba, Nam Tunisie ngày nay; nơi ở của thần gió Éole là đảo Lipari, phía bắc đảo Sicile, hòn đảo của phù thuỷ Circé là đảo Chim ưng ven bờ biển Italia, eo biển có hai con quái vật Kharibde và Skylla là eo biển Messine, giữa đảo Sicile và mũi cực nam của bán đảo Ý ngày nay. Lý tưởng cao đẹp và mãnh liệt nhất của Ulyssée chính là sự trở về. * Lập nhiều chiến công hiển hách. Chiến công mà Ulyssée lập nên không giống như chiến công của Achilles, không phải trong các trận đấu đá đánh bại được địch thủ. Chiến công ở đây là ở chỗ Ulyssée phải vượt qua hành trình khó khăn nguy hiểm hoặc cám dỗ trong hành trình trên mặt biển và các xứ sở xa lạ để về được với quê hương và gia đình. Vũ khí trong cuộc chiến giao đấu này chính là khối óc và trái tim. Chàng là người đã giải quyết êm đẹp, ổn thỏa cho những khó khăn: 108 vị tướng Hy Lạp đến xin cầu hôn với nàng g Pénélope, khi cuộc chiến thành Troy, chàng là người dũng mưu tìm ra dũng sĩ Achilles. Ulyssée còn là người từng tranh cãi với Achilles về cách dành thắng lợi trong cuộc chiến thành Troy. Chính nhờ chủ trương cùng mưu của Ulyssée mới có cái kế "con ngựa gỗ" quyết định số phận thành Troy, làm cho danh tiếng của chàng lẫy lừng, vang dội. Những chiến công của Ulyssée không phải chỉ phản ánh ý chí chiến đấu ngoan cường không thoát lui, chùn bước của người Hy Lạp xưa trước thiên nhiên hoang dã, dữ dằn mà cao cả hơn thế nó là khát vọng chiến thắng thiên nhiên, khát vọng chinh phục, làm chủ số mệnh, làm chủ thiên nhiên của người Hy Lạp cổ đại. Khi qua vùng biển của các nàng Sirénes, Ulyssée bảo những người bạn đồng hành nút chặt lỗ tai lại. Riêng Ulyssée không nút lỗ tai mà sai mọi người trói mình lên trên cột buồm để được thưởng thức giọng hát mê hồn của các Siréne. Hành động của chàng bộc lộ một tính cách ham hiểu biết, một khát khao khám phá mọi bí ẩn của thế giới. * Người anh hùng với những tình cảm cao đẹp. Người anh hùng Ulyssée bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình cùng trí tuệ sáng tựa thần linh, ở chàng còn có những tình cảm cao quý đó chính là tình yêu quê hương xứ sở, một tình cảm thủy chung son sắt với vợ, trách nhiệm với con và tình cảm chiến hữu. Sâu thẳm trong trái tim Ulyssée luôn luôn dành cho quê hương của mình một tình cảm đặc biệt. Trong hành trình mười năm trở về, không lúc nào chàng không nhớ xứ sở Ithaque, một nỗi nhớ thường trực. Một người con xa xứ, ở nơi đất khách quê người mà luôn nhớ về quê hương, chúng ta càng cảm thấy trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng này của người anh hùng. Hằng ngày, giữa phong cảnh mê hồn của đảo Orghydi, người ta thấy Ulyssée với bộ dạng đau thương như "than khóc", "dòng lệ chan hòa", "nức nở buồn thương". Mười năm lênh đênh trên biển, tiếp xúc và gặp gỡ với rất nhiều cô gái trẻ trung, xinh đẹp nhưng Ulyssée vẫn không động lòng, một lòng chung thủy với người vợ của mình là Pénélope. Chàng đã ít nhất ba lần từ chối lời cầu hôn của những người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang. Nữ thần Calypso trẻ đẹp, ở đảo Oghizi chốn thần tiên, nữ thần hứa ban cho chàng một cuộc đời bất tử nếu như chàng ở lại đây nhưng Ulyssée một mực chối từ. Bảy năm trời ở Oghizi là cả một thử thách lớn lao và chàng đã vượt qua thử thách đó. Thái độ dửng dưng, dứt khoát của Ulyssée khiến Calypso tự ái và trách móc Ulyssée hững hờ với năng vì nữ thần "tự hào" về vóc dáng và vẻ đẹp của mình và cho rằng vợ Ulyssée chỉ là người đàn bà trần tục làm sao sánh được với thần linh. Nhưng Ulyssée đã tỏ bày tấm lòng mình rất chân thật: Vợ chàng thua kém nữ thiển về mọi mặt nhưng chàng chỉ mong được nhìn thấy ngôi nhà của mình trong ngày trở về. Sự son sắt thuỷ chung này buộc Calypso phải trả chảng tự do sau bảy năm cẩm giữ. Người ta còn nhìn thấy ở Ulyssée hình ảnh một người cha đầy trách nhiệm, một vị thủ lĩnh, một người đồng đội luôn đồng cam cộng khổ, một ông chủ nhân từ với người nghèo và đầy tớ, một vị chủ nhà hiếu khách, một thái độ không khoan dung với những kẻ phản bội.. Tất cả tạo nên thế giới tâm hồn phong phú cũng như "tính nhân bản sâu sắc" cho nhân vật. Bởi vậy, hình tượng Ulyssée có giá trị thẩm mỹ lâu bền, vượt qua mọi trở ngại của không gian và thời gian, tạo ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc của nhiều quốc gia, lãnh thổ cũng như nhiều thời đại. 2. Ông lão Santiago * Ông lão là một ngư dân bình thường. Ông lão Santiago là một ông già làm nghề đánh cá ở ngoài biển, ngoại hình giống như bao người đi biển khác, gương mặt hằn sâu những vết cắt của thời gian, dáng người gầy guộc, giơ cả xương cùng làn da cháy nắng. Hemingway miêu tả ông lão Santiago: "Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại." [4-tr. 15] . Tài sản là một túp lều rách nát làm nơi trú ngụ sau những chuyến ra khơi và con thuyền nhỏ, bộ đồ nghề để lao động. Ông chỉ là một ngư dân bình thường, hằng ngày chỉ tập trung vào việc đánh bắt cá trên biển, chỗ nào nhiều cá, chỗ nào ít cá ông đều biết. Cả đời ông hăng say lao động với nghề bắt cá, từ hồi trai trẻ ông lão Santiago đã là một tay đánh cá giỏi, ai cũng biết, cho đến khi già nua khi ông đã có cả một khoa tàng kinh nghiệm và lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. * Ông lão đơn thương độc mã. Ông lão Santiago đơn thương độc mã trên hành trình tìm kiếm hành quả lao động của mình. Sự đơn độc ấy được thông báo ngay ở những dòng đầu tiên của tác phẩm: "Một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu" [4-tr. 15] . Santiago đến bạn bè cũng không có, ngoại trừ chú bé Manolin. Tuy nhiên, mấy tháng trời đi biển mà chẳng bắt được con cá nào nên bố mẹ cậu bé bắt phải sang con thuyền khác, không cho cậu bé đi với ông lão Santiago nữa. Ông lão già nua lại cô độc ra biển, lủi thủi một mình mà không có ai để trò chuyện hay tâm sự. Giữa mặt biển rộng lớn mênh mông, ông lão phải một mình chiến đấu với sự sống và cái chết, giữa bản thân nhỏ bé với thiên nhiên bao la, sâu thẳm kia, giữa tấn công hay lùi bước. Lão tự thoát khỏi cô đơn bằng cách nói thật lớn một mình để xua tan đi nỗi cô độc cứ đeo bám dai dẳng tấm thân gầy gò này: "Ngày xưa khi lủi thủi một mình, lão thường hát; thỉnh thoảng lão hát vào ban đêm cô đơn trong phiên trực lái trên những chiếc thuyền buồm đánh cá hay thuyền săn rùa. Có lẽ lão bắt đầu nói lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi" [4-tr. 32] . Nhiều lúc và nhất là khi gặp khó khăn, lão lại nhớ đến chú bé Manolin và nói thật to rằng: "Giá như mình có thằng bé" [4-tr. 35], lão nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, thể hiện mong muốn có cậu bé Manolin ở đây, trên con thuyền ngay lúc này. Cậu bé sẽ là người chia sẻ những niềm vui khi bắt được cá lớn, chia sẻ những nỗi buồn khi biển có bão, khi không bắt được bất cứ con cá nào. Chính lão cũng nhận ra rằng, con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng, nhưng Santiago cũng không thể làm gì hơn. Lão phải một mình đối mặt với sự cô độc ấy. * Ông lão lập nên kì tích nhưng không bảo vệ được thành quả. Việc ông lão Santiago một mình đã giết được con cá khổng lồ quả thật là ngoài sức tưởng tượng, tuy nhiên, chưa vui mừng được bao lâu thì đàn cá mập đã xuất hiện, cướp đi thành quả to của lão suốt tám mươi tư ngày không bắt được con cá nào và 3 ngày vật lộn giữ biển. Trên đường trở về, ông lão gặp một đàn cá mập, chúng muốn cướp đi con cá Kiếm. Lúc này, lão đã có phần nghĩ đến việc bị đàn cá mập cướp mất thành quả: "Bây giờ, đầu óc lão tỉnh táo, bình thản; lão có nhiều quyết tâm nhưng lại ít hi vọng. Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền, lão nghĩ" [4-tr. 63] . Nạn nhân của đàn cá mập trước hết là con cá Kiếm, sau đó chính là ông lão Santiago. Ông vừa phải chiến đấu với cá mập để giữa lại thành quả, vừa phải bảo vệ chính bản thân mình tránh khỏi làm mồi cho cá mập Mako. Lão chiến đấu giữ dội với đàn cá mập Mako, mặc dù đau đớn về thể xác nhưng lão vẫn cố gắng chống chọi với tất cả sức lực của mình. Lão Santiago trong lúc bị: "Tê liệt cả phần chân dưới và nhức nhối không tài nào chịu nổi" [4-tr. 65] vẫn cố gắng ăn ủi, cổ vũ chính bản thân mình: "Nghĩ về chuyện gì vui vui đi, lão già ơi!.. Lúc này cứ mỗi phút thì mày lại gần đến nhà hơn. Mất đi hai mươi cân cá thì mày lướt nhẹ hơn" [4-tr. 65] . Với quyết tâm và nghị lực lớn lao Santiago đã vượt qua đau đớn và đói khát trong tâm niệm nóng bỏng "đã sống làm người đau đớn có nghĩa lí gì" [4-tr. 66] . Lão lao vào cuộc chiến không cân sức nên khi vào bờ thành quả lao động của lão chỉ còn lại bộ xương. Bộ xương cá, đấy chính là tất cả những gì còn lại sau cuộc trường chinh vất vả của ngư ông, là thành quả lao động của một lần ra khơi hay của cả một đời phấn đấu gian truân. Những sau tất cả, lão đã chiến thắng, trở thành một người anh hùng trong lao động, trong chính cuộc sống bình dị của mình, cho dù cả con cá kiếm to lớn giờ chỉ còn một bộ xương khô. 3. KẾT LUẬN. Qua việc tìm hiểu và phân tích hai hình tượng nhân vật người anh hùng Ulyssée và ông lão Santiago có thể thấy giữa hai người có những điểm giống nhau và khác biệt. Giống nhau vì họ đều là những người anh hùng, mang trong mình những vẻ đẹp phẩm chất. Nhìn chung, cả hai đều rất đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Trong bản thân mỗi thời đại, mỗi con người đều có những tiêu chí, cách nhìn nhận riêng về người anh hùng. Có người cho rằng, anh hùng phải là người đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất, phải lập được nhiều chiến công, được tất cả mọi người công nhận và ngưỡng mộ. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng, người anh hùng không cần quá phi thường, chỉ cần họ là chính con người của họ, vượt lên chính bản thân mình, vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống, trở thành một người có ích cho xã hội và cộng đồng. Dù ở trong thời đại nào thì họ - những người anh hùng thực thụ cũng đều mang đến những điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người mà không kể đến khó khăn, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bản thân họ. Dù việc lớn hay việc nhỏ, ai ai trong chúng ta đều cảm thấy ngưỡng mộ, khâm phục và biết ơn những người anh hùng ấy. Vào cuối tháng hai năm 2021, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip người đàn ông tên Nguyễn Ngọc Mạnh đã đỡ một em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 của chung cư xuống. Mỗi lần nhìn thấy video, các bài báo viết về hành động dũng cảm quên mình của anh Mạnh tôi lại cảm thấy xúc động và tự hào. Trong giây phút ngắn ngủi đó, anh chỉ nghĩ cách để có thể cứu được em bé, đỡ được em, hạn chế thấp nhất tổn thương cho em mà không còn quan tâm đến bản thân mình nữa. Theo như anh Mạnh chia sẻ với báo chi, anh nói: "Tôi chỉ làm, không quen nói, mọi người thông cảm." Thật vậy, những người anh hùng trong cuộc sống sẽ không nói, họ thích hành động hơn là lời nói, họ sẽ chứng minh bằng hành động cụ thể của mình. Ngày nay, bên cạnh những người anh hùng thực thụ vẫn còn những người "anh hùng rơm", "anh hùng bàn phím". Họ là những người tạo ra vẻ ta đây là giỏi nhưng thực chất lại không có tài cán gì; họ là những người thích công kích, soi mói đời tư của người khác mà không cần biết phải trái đúng sai; họ luôn phủ nhận những đóng góp tích cực của người khác. Những người đó Trong Đại hội của những người nghiên cứu địa phương học thuộc Hội nghiên cứu địa phương học Nga năm 1928, M. Gorki đã từng nói: "Văn học là nhân học." [5-tr. 1] . Trong văn học, con người chính là đối tượng trung tâm được phản ánh trong văn học thông qua các hình tượng nhân vật và mỗi người sẽ nhận thức, học hỏi những hình tượng tốt đẹp đó để trở nên hoàn thiện hơn. Đọc sử thi bất hủ Odyssée, được tiếp xúc và gặp gỡ người anh hùng Ulyssée qua những trang giấy, bên cạnh những kiến thức về thời đại và lịch sử, chúng ta sẽ được khám phá, học hỏi được những phẩm chất, lý tưởng của người anh hùng thời đại. Đó chính là vẻ đẹp về trí tuệ, về phẩm chất, không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn và thử thách. Đọc tác phẩm Ông già và biển cả ta bắt gặp hình tượng ông lão Santigago – một người anh hùng đời thường với những ý chí, nghị lực phi thường, vượt lên trên hoàn cảnh. Tác phẩm văn học, đặc biệt là hình tượng nhân vật văn học có sức sống lâu bền bất chấp sự khắc nhiệt của thời gian, cho dù hiện tại hay tương lai chúng đều đem đến những bài học, những giá trị cho tất cả mọi người, hướng mọi người đến điều tốt đẹp trong cuộc sống.