Hình tượng người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX dù chị tù đày vẫn luôn hiên ngang, bất khuất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 3 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    46
    Ngữ Văn 8 -Cảm nhận – phân tích hay nhất

    Một số tác phẩm văn học cách mạng đã khắc họa được hình tượng người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn có tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định.

    Dựa vào các bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", "Đập đá ở Côn Lôn". Hãy chứng minh

    1. Trong nền văn thơ cách mạng, có nhiều tác phẩm khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ, nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, kiên định ý chí cách mạng. Hai tác phẩm tiêu biểu là: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn.

    2. (Hình tượng người chiến sĩ qua 2 bài) Nếu như Phan Bội Châu ung dung coi mình vẫn là bậc hào kiệt, phong lưu, coi việc vào tù chỉ là chốn dừng chân trên con dường sự nghiệp của mình "chạy mỏi chân thì hãy ở tù", thì Phan Châu Trinh lại khẳng định tới Côn Đảo để thỏa chí "làm trai".

    3. (Chứng minh) a. Hoàn cảnh tù đày mà người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX trải qua vô cùnggian khổ, nguy hiểm

    Ở bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", lời tâm sự chân tình thể hiện cuộc đời làm cách mệnh trải qua muôn nghìn gian nan, khó khăn, nguy hiểm. Tác giả đã từng phải bôn ba khắp nơi: "Khách không nhà trong bốn bể". "Lại bị đế quốc thực dân đã kết án tử hình vắng mặt" có tội giữa năm châu ". Giọng thơ trầm lắng. Người chí sĩ nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

    Ở bài" Đập đá ở Côn Lôn ", trong k hông gian là Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian, công việc của người tù là công việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù. Từ tháng ngày, mưa nắng dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ thử thách gian khổ, lúc sa cơ lỡ bước

    Vì vậy đầu thế kỉ XX, những ng chiến sĩ yêu nước chịu vô vàn gian khổ, nguy hiểm, gian nan.

    B. (C. Minh) người chiến sĩ luôn có tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định") Dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ, hiểm nguy, người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn có tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định.

    Ở bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ", 4 câu đầu thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của nhà cách mạng yêu nước dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điệp ngữ "vẫn", từ ngữ Hán Việt "hào kiệt", "phong lưu toát lên tinh thần lạc quan của nhà cách mạng.

    Bốn câu cuối thể hiện khẩu khí và sức mạnh tinh thần của người cách mạng yêu nước. Câu thơ" Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế "như một lời khẳng định đầy đanh thép về hoài bão kinh bang tế thế. Cách nói phóng đại" cười tan cuộc oán thù "dường như đã khẳng định sức mạnh, niềm tin của những cách mạng họ có thể chiến thắng, có thể đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Hai câu kết là lời khẳng định tư thế hiên ngang và ý chí kiên cường của người cách mạng sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn và gian khổ để hoàn thành sự nghiệp, sứ mệnh của mình.

    Còn ở bài" Đập đá ở Côn Lôn, b ốn câu thơ đầu: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với tư thế hiên ngang, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, coi thường mọi khó khăn thử thách. Tư thế của chính người cách mạng- người tù nhân là tư thế đàng hoàng, hiên ngang sừng sững và làm chủ đất trời, làm chủ vũ trụ bao la rộng lớn: "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn". Các động từ mạnh "lừng lẫy", "xách búa", "đánh tan","đập bể, giọng thơ hào hùng thể hiện hình ảnh những người cách mạng hiện lên với tư thế thật đẹp và sức mạnh phi thường với hành động thật quả quyết.

    Bốn câu còn lại khẳng định những người cách mạng với sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, ý chí kiên cường, chiến đấu sắt son và coi thường chốn ngục tù. Giọng thơ tự nhiên như lời tự bạch tác giả thể hiện sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son, kiên cường của những người cách mạng.

    4. (Khẳng định) Hai bài thơ thể hiện hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn; coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

    5. KB: Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX quả là đã tạc vào lịch sử vẻ đẹp hào hùng hình tượng các chiến sĩ cách mạng. Những hình tượng cao cả đó đã ghi vào lòng chúng em, cũng như bao thế hệ bạn đọc khác, tình yêu nước sắt son và thúc đẩy chúng em phải suy nghĩ và học hành nên người để tiếp bước cha anh. /.

    * * * NẾU THẤY HAY, CÁC BẠN HÃY CHO like ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ! ****

    * * * CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ----------------
     
    THG Nguyen thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...