Hình tượng con sóng trong bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 23 Tháng mười một 2020.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Dữ dội và dịu êm
    Ồn ào và lặng lẽ
    Sông không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể

    Ôi con sóng ngày xưa
    Và ngày sau vẫn thế
    Nỗi khát vọng tình yêu
    Bồi hồi trong ngực trẻ

    * Khổ 1

    Tác giả phát hiện tính cách của sóng

    - Những hình ảnh đối lập

    Dữ dội - dịu êm

    Ồn ào - lặng lẽ

    - > Sự mạnh mẽ đối lập với sự dịu êm.

    - Cung bậc cảm xúc, trạng thái phức tạp của sóng, cung bậc của sóng cũng là biến động khác thường của lòng người con gái đang yêu.

    - Bản chất của sóng vẫn là dịu êm, mạnh mẽ và dữ dội chỉ là hình thức bên ngoài, nó tượng trưng cho tình yêu thời đại.

    - Trái tim của người con gái đang yêu không chịu giới hạn nhỏ hẹp, mà luôn muốn vươn tới cái lớn lao nên "sóng tìm ra tận bể"

    - Ba biểu tượng sông, sóng bể, luôn bỏ sung cho nhau: Sông và bể làm nên đời sống.

    - Nghệ thuật đối, ẩn dụ.

    * Khổ 2

    - Tình yêu mãi mãi là khát vọng tuổi trẻ, làm bồi hồi, rung động tình yêu lứa đôi của "em và anh"

    - Từ "ôi" cảm thán là nổi thổn thức của trái tim đang yên.

    - Nghệ thuật: Đối lập (xưa-nay: Vẫn thế)

    - Hai câu thơ sau: Nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ, bởi sinh ra là để yêu, có yêu nhau mới thấy cồn cào của vị nhớ, cái bồi hồi trong ngực trẻ

    - Câu thơ Xuân Diệu

    Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh

    Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật

    Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất

    Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao?
     
  2. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?

    Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu?

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau​

    • khổ 3

    - "Giữa muôn trùng sóng bể" - con sóng ấy đã phá vỡ được giới hạn của mình để đi tới đích tìm kiếm tình yêu chân chính.

    - Sóng và suy tư trong tình yêu

    + Xuân Quỳnh nhìn về biển khởi, những con sóng đang hướng vào bờ, tác giả chợt bâng khuân suy nghĩ về "anh và em", rồi hướng suy nghĩ về biển lớn. Rồi đặt ra câu hỏi lớn "từ bao giờ sóng lên" -> hành trình em đi tìm cội nguồn của tình yêu.

    • khổ 4

    - Nhà thơ lí giải nguồn góc của sóng và gió, sau đó tự bâng khuâng về mở đầu của tình yêu.

    - Giữa đại dương mênh mông, nơi nào là nơi bắt đầu của sóng. Và nhà thơ tự lí giải nguồn gốc từ gió. Nhưng gió bắt đầu từ đâu, nhà thơ bất lực "em cũng không biết nữa?". Gió là bí ẩn.

    - Cũng như tình yêu nó đến bất ngờ "khi nào ta yêu nhau" tình yêu cũng bí ẩn ", không ai có thể lý giải nổi và chính nữ sĩ cũng đã phải lắc đầu.

    - Nhà thơ ngầm cho rằng tình yêu bao la như biển cả và dạt dào như ngàn con sóng.

    - Liên hệ vầng thơ

    " Có ai cắt nghĩa được tình yêu

    Có khó gì đâu một buổi chiều

    Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

    Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu"
     
  3. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức

    Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam

    Nơi nào em cũng nghĩ

    Hướng về anh - một phương​

    • Khổ 5

    - Tác giả đã sử dụng điệp từ "con sóng" lặp lại liên tiếp nhiều lần==> nhấn mạnh hình tượng con sóng đang cuộn chảy, trào dâng trong nỗi nhớ.

    - Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, nhà thơ mang đến cho người đọc nổi nhớ về bờ. Đồng thời cũng là nỗi nhớ của "em về anh".

    + Đây là khổ thơ đặc biệt trong bài thơ vì nó có 6 câu. 6 câu dài như nổi thao thức, băng khoăn bao trùm cả không gian và thời gian.

    + "trên mặt nước" – "dưới lòng sâu", "ngày"... "

    Đêm"

    2 câu thơ lập cấu trúc, đối lập tạo sự điệp trùng của những con sóng.

    + Dù sóng trên nước hay dưới lòng sâu thì đều nhớ bờ, đều hướng vào bờ. Vì bờ là đích đến. Vì nhớ bờ nó bất bất chấp cả thời gian và không gian để hướng tới.

    + Sóng nhớ bờ tương đương em nhớ anh. Đó là quy luật tình yêu. Đó là nổi nhớ thường trực. "Cả trong mơ còn thức"

    + Chữ lòng được Xuân Quỳnh diễn tả thật chính xác để nói về tình yêu. Vì lòng là nơi sâu kín nhất của tâm hồn đặc biệt là người phụ nữ.

    • khổ 6

    - Là tiếng nói thể hiện sự thuỷ chung của người con gái trong tình yêu

    - Nghệ thuật đối lập (xuôi - ngược) -> đó là sự gian tuân vất vả trong tình yêu.

    - Nam - bắc: Khoảng cách xa xôi, nghìn trùng. Khẳng định rõ hơn những gian nan, tất tả, ngược xuôi cách trở éo le mà người con gái phải chịu đựng.

    - Cách nói bị ngược -> cuộc đợi thế nào đi nữa em cũng vẫn yêu anh, tình yêu có thể không làm đảo lộn phương hướng.

    - "Dẫu.." -> Dù đi đến phương nào em cũng chỉ hướng về một phương - anh.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...