Truyện Ngắn Hình Ảnh Mặt Trời Trong Ca Khúc Trịnh Công Sơn - NS Trần Văn Lộc

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi NS Trần Văn lộc, 16 Tháng tám 2018.

  1. NS Trần Văn lộc VĂN THƠ NHẠC

    Bài viết:
    41
    Hình ảnh mặt trời trong ca khúc Trịnh Công Sơn

    NS Trần Văn Lộc


    Từ lâu mặt trời được ví như biểu tượng của sự sống trên trái đất chúng ta, ai cũng biết rằng không có mặt trời là không có sự sống. Vậy nên từ xưa trong nghĩa Hán Việt mặt trời có nghĩa là nhật( ban ngày) bởi khi mặt trời lên là một ngày bắt đầu cho đến khi mặt trời lặn. Hình ảnh mặt trời còn được ví von như niềm tin, sức mạnh, lẽ sống và chân lý của con người :
    “ Mặt trời của bắp thì ở trên đồi
    Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
    (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn khoa Điềm )
    “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
    ( Viếng lăng Bác-Viễn Phương )
    “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
    Mặt trời chân lý chói qua tim”
    ( Từ ấy – Tố Hữu )
    “ Từng đêm đứng quanh tôi những mặt trời bé con”
    ( Mặt trời bé con – Trần Tiến )
    Còn trong ca từ của Trịnh công Sơn hình ảnh mặt trời cũng được nhắc đến nhiều lần, vậy “mặt trời” của Trịnh công Sơn có gì khác với các hình ảnh mặt trời ở trên đây ? thử lần theo quá trình sáng tác của ông ta sẽ thấy khái niệm mặt trời chuyển nghĩa như thế nào ?
    Đầu tiên, có lẽ nên bắt đầu từ nhạc phản chiến.Trong giai đoạn này Trịnh công Sơn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh quê hương Việt Nam bị bom đạn tàn phá tan nát, tiêu điều sau cuộc chiến, ông đã “ru” mặt trời : “ Mặt trời hãy ngủ yên, xin mặt trời hãy ngủ yên…”(Xin mặt trời hãy ngủ yên) Sao lại bảo mặt trời ngủ yên, không mọc lên nữa, phải chăng Trịnh công Sơn muốn một ngày tận thế sao? Mà chắc cũng thế, có khác gì tận thế khi mà chiến tranh cướp đi sinh mạng của bao nhiêu con người từng ngày, từng ngày qua..Mặt trời đừng lên để khỏi nhìn thấy : “ chinh chiến mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi…” và lúc này mặt trời như một chứng nhân cho tội ác của bao kẻ tham lam, cuồng vọng kiếm lợi trên sinh mạng của con người, mặt trời cũng mang vẻ ma quái, chết chóc chứ không còn mang hình ảnh của sự sống nữa, mặt trời đã bỏ con người ra đi, điều này cũng được ông nói đến trong một bài hát khác : “ Hôm nay thức dậy không nhìn thấy mặt trời, không nhìn thấy mọi người ….hay mình đã lạc loài, tay mẹ đâu rồi, nôi trống ru ai” ( Xa dấu mặt trời ) Mặt trời đã bỏ đi để con người bơ vơ lạc loài giữa một thế giới hồng hoang sau cuộc chiến. Phải chăng cũng là cảnh báo của Trịnh công Sơn cho con người nếu cứ mãi mê đánh nhau sẽ đưa nhau đến chổ diệt vong. Nhưng rồi cũng có lúc tác giả reo vui như một đứa trẻ con khi mừng rở vì một điều gì đó : “Mặt trời, mặt trời đã lên, một ngày, một ngày đã qua rồi. Từng vùng, từng vùng nắng trong, rộn ràng, rộn ràng tiếng cười nói…” ( Còn thấy mặt trời ) thật ra phải nói là “ một đêm” đã qua rồi vì mặt trời lên nghĩa là đã qua đi một đêm Tại sao Trịnh công Sơn lại vui mừng khi một đêm đã qua như thế ? Trong thời chiến tranh, ban đêm đồng nghĩa với bom đạn, chết chóc, ban đêm cái chết từ trên trời ập xuống lúc nào ta không biết, không được nhìn thấy để chuẩn bị đón nhận nó, trong nổi lo âu, sợ hải cùng cực vì cuộc chiến kinh hoàng con người thường có tâm lý bấu víu lấy nhau, túm tụm lại với nhau để bớt sợ nhưng trong bóng đêm vây bọc con người không nhìn thấy nhau, nổi sợ hải càng tăng lên Vậy nên họ rất cần nhìn thấy “ từng vùng nắng trong” và nghe “ rộn ràng tiếng cười nói” của đồng loại để tạm quên đi nổi sợ hải chết chóc đang đe doạ và một đêm đã qua đi con người lại thấy vui mừng vì mình vẫn còn sống, còn được chứng kiến cuộc sống rộn ràng ở ngoài kia..Đúng vậy, hãy nghe Trịnh công Sơn kể tiếp : “Một ngày thấy mặt trời, thấy mọi người, lòng đã thấy vui…Từng đêm tối ngồi chờ đợi, từng đêm tối ngồi chờ đợi, chờ từng sớm mai thấy lại mặt người.” ( Còn thấy mặt trời ) chờ đợi đêm tối qua đi để thấy lại mặt người, chưa bao giờ con người lại thấy yêu đồng loại đến thế , phải chăng trong “ buổi phận sống con người quá rẻ rúng” ( lời tựa của Trịnh công Sơn ) con người mới thấy cần có nhau hơn bao giờ hết Từ giã những dòng nhạc phản chiến ta hãy bước sang những tình khúc của Trịnh công Sơn để xem hình ảnh mặt trời ở đây như thế nào ? Và quả thật là có khác đấy : mặt trời không còn ma quái, chết chóc nữa mà “ lấp lánh trên cao vừa xa, vừa gần”( Bốn mùa thay lá) một vẻ đẹp thật giản dị, thanh bình, hiền hoà của thiên nhiên và cũng là một phát hiện thật lý thú về mặt trời “ vừa xa, vừa gần” mà ai cũng nhận thấy nhưng chưa ai nói ra được, ông đã nhiều lần nói hộ những điều mà mọi người chưa nói được
    Măt trời còn là chứng nhân im lặng, là người bạn đồng hành, là đại diện cho vũ trụ vĩnh hằng chứng kiến cuộc sống của con người “trên hai vai ta đôi vầng nhật, nguyệt” ( Một cỏi đi về ). Mặt trời cùng với mặt trăng còn tượng trưng cho những gì thanh cao, tinh khiết nhất mà con người không bao giờ với tới, con người lấy làm mục tiêu cao cả hướng đến để giải thoát mình khỏi trần gian bụi bặm này “Nhật Nguyệt ối a trên cao, ta ngồi ối a dưới thấp…” ( Cũng sẽ chìm trôi ) nhưng khi mặt trời sắp lặn với màu đỏ ối thì Trịnh công Sơn thấy nó giống như “ trái cây tuyệt vọng, rơi trên sông, rơi trên đời nàng” ( Níu tay nghìn trùng) một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp mà chúng ta cũng đôi lần bắt gặp trong cuộc sống thường ngày.
    Đôi khi trong ca từ của Trịnh công Sơn ta không chỉ nhìn thấy một mặt trời mà là “ những mặt trời” :“ từ khi em là nguyệt, trong tôi có những mặt trời” ( Nguyệt ca) ở đây, mặt trời ở trong thế đối lập với “ nguyệt” ( mặt trăng ) câu hát làm tôi nhớ đến một đoạn thơ, đại ý: đôi ta như ngày nắng tránh ngày mưa, như mặt trời, mặt trăng không gặp mặt, như sao hôm, sao mai không cùng sáng.
    Mặt trời cũng gợi nên một cảnh tượng cô đơn, một thế giới khác với thế giới mà ta đang sống, ở đó thật xa vời, hiu hắt như trong một giấc mơ buồn. Một thế giới mà ta chỉ nhìn thấy từ xa chứ không bao giờ đến được, nó cách biệt chúng ta nghìn trùng “ Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi…” ( Rừng xưa đã khép)
    Cuối cùng mặt trời của Trịnh công Sơn cũng có nét giống mặt trời của Tố Hữu khi ông viết : “ Mặt trời nào soi sáng tim tôi” ( Cát bụi ) Ánh sáng mặt trời đã soi rọi, đã làm thức tỉnh một cái gì đó trong nhận thức của con người làm cho con người thấy mình lớn lên, cao cả hơn, sáng suốt hơn .
    Mỗi người chúng ta cũng có một mặt trời của riêng mình, mặt trời ấy sẽ mãi mãi còn cháy sáng cho cuộc đời ta bên cạnh mặt trời chung của nhân loại, dù là mặt trời chung hay mặt trời riêng, mặt trời bé con hay mặt trời lớn thì vẫn cho ta một miền tin vào cuộc sống tốt đẹp này . Chiến tranh đã qua từ lâu, hoà bình đã trở lại cùng quê hương Việt Nam, cuộc sống mới tươi đẹp đã dần dần xoá đi vết tích chiến tranh, bù đắp dần những đau thương mất mát, mặt trời đã rực rỡ soi sáng khắp nơi và con người “chờ nhìn quê hương sáng chói” ấy đã được toại nguyện, ông đã yên lòng nằm xuống nhưng những dòng nhạc của ông thì mãi mãi còn vang trong tim mọi người

    Trần Văn Lộc
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng tám 2018
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...