Hikikomori là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 21 Tháng hai 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Bạn từng nghe đến Hikikomori?

    Hikikomori hay hội chứng Hikikomori là hiện tượng những người không tham gia vào cuộc sống xã hội, có thói quen tự phong bế mình, cách ly với mọi người, thích ở trong phòng. Thời gian không tiếp xúc người khác (ngoại trừ gia đình) từ 6 tháng trở lên được coi là người mắc hội chứng Hikikomori.

    [​IMG]

    Thuật ngữ này ban đầu dùng để chỉ những thanh, thiếu niên người Nhật ở độ tuổi 13 trở lên mắc chứng tự phong bế mình, cách ly với thế giới bên ngoài. Họ thường thức ban đêm để hoạt động và ngủ ngày. Hikikomori xuất hiện tại Nhật đầu tiên vào những năm đầu của thập kỉ 80. Ngày nay, Hikikomori không chỉ dùng trong nước Nhật mà đang có xu hướng lan rộng ra các nước khác, đặc biệt các nước phát triển.

    [​IMG]

    Đặc điểm của người mắc hội chứng Hikikomori:

    Người mắc Hikikomori thường là những thanh niên thông minh, có năng lực tư duy cao. Xuất hiện chủ yếu ở những nam giới lứa tuổi 13 đến 29.

    Hikikomori thường gặp ở người giới trung lưu, thượng lưu rất hiếm gặp ở người nghèo. (có lẽ vì không bị gánh nặng tiền tài nên nảy sinh ý chán nản, không muốn nỗ lực)

    Không giao tiếp, ngại giao tiếp, thậm chí là căm ghét giao tiếp bên ngoài.

    Hikikomori được coi là một bệnh tâm thần?

    Hikikomori là trạng thái tâm thần bất thường. Do nhiều nguyên nhân bên ngoài tác động vào dẫn đến người bệnh rơi vào trạng thái trầm uất, không ước mơ, không hoài bão, không chí hướng, chán nản và tuyệt vọng.

    Hội chứng Hikikomori rất khó nhận biết trước. Người mắc bệnh thường là những thanh niên hoàn toàn khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi, và đôi khi còn bộc lộ những năng khiếu cá nhân từ sớm.

    Tình trạng phát bệnh không báo trước. Hikikomori dễ dàng ẩn mình vào "ổ kén" suốt nhiều năm ròng, mất dần mối quan hệ giữa những người láng giềng và giữa các thành viên trong gia đình. Những người xung quanh nhiều khi không phát hiện họ bị mắc chứng Hikikomori vì biểu hiện bệnh không rõ.

    Nguyên nhân mắc Hikikomori có nhiều ở Nhật Bản

    Gia đình khá giả: Người mắc hội chứng Hikikomori thường gia đình khá giả, ba mẹ cung cấp chu toàn điều kiện sống khiến đứa trẻ có thói quen ỷ lại, chỉ cần "nằm ở nhà" cũng không lo vấn đề kinh tế.

    Áp lực học tập: Việc học trở thành gánh nặng cho những đứa trẻ. Sức ép cạnh tranh để đỗ vào các trường tốt, hoặc cạnh tranh giữa các bạn trong lớp đã nảy sinh ra những tiêu cực xâm phạm tâm lý, như bạo lực học đường hay trầm cảm. Tác động tiêu cực đến tâm lý khiến đứa trẻ nảy sinh sự phong bế, hình thành rảo cản giao tiếp xã hội cũng như tâm lý sợ hãi thế giới.

    [​IMG]

    Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại: Vì ly do kinh tế, ba mẹ ít để ý con cái. Đứa trẻ thiếu tình thương, tâm lý không chỉ dễ bị tổn thương cũng không biết xử lý tình huống dễ không được dạy. Tâm lý dễ vặn vẹo. Do tỷ lệ ly hôn cao, đổ vỡ trong gia đình cũng đẩy trẻ đến trạng thái buồn chán, không muốn quan tâm mọi thứ, thích ở một mình.

    Một vài trào lưu văn hóa gây ảnh hưởng tiêu cực: Trào lưu văn hóa mới "văn hóa Otaku" khiến các "fan" say mê cuồng nhiệt, chìm đắm trong thế giới truyện tranh, game, internet, video.

    Ngoài ra còn do quan niệm trọng nam khinh nữ, việc lo kinh tế cho cả gia đình đè nặng trên vai người đàn ông, sự cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định luôn đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật Bản. Vì vậy trên 70% người mắc Hikikomori là nam giới.

    Người Nhật coi trong danh dự. Vì vậy có thói quen không muốn để ai biết, không muốn tâm sự, chia sẻ, chán nản nhiều khi trầm uất dẫn đến muốn tự tử.

    Trong suốt nhiều năm, Hikikomori không được nhắc đến như một đề tài kiêng kị nhưng những năm 90 của thế kỷ 20, Hikikomori bị giới truyền thông chú ý vì ảnh hưởng bởi một số vụ án nghiêm trọng liên quan đến những người này. Tâm lý người mắc Hikikomori dễ đổ vỡ, lúc bị tác động mạnh có thể bùng nổ, hại người xung quanh gặp nguy hiểm.

    Hikikomori được coi là căn bệnh thế kỷ đang có xu hướng lan rộng ra các nước trên thế giới. Hikikomori là hệ quả của việc thừa khả năng kinh tế nảy sinh cảm giác chán nản, ỷ lại không có ý chí tiến thủ. Tuy nhiên, Hikikomori ngày nay càng thêm biến tướng do họ không tiếp xúc người khác nên tâm lý khác lạ (thậm chí là vặn vẹo) tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. Bên cạnh đó người mắc Hikikomori thường ở độ tuổi lao động, điều này rất ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, đặc biệt đất nước có tỉ lệ già hóa dân số cao như Nhật Bản.
     
    Love cà phê sữa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...