Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 24 Tháng tám 2020.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    281
    Truyền máu có thể cứu được mạng sống con người; còn đối với người khỏe mạnh thì cách một khoảng thời gian nhất định hiến máu sẽ tuyệt đối không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì tế bào máu không ngừng trao đổi chất, tế bào máu huyết cầu đỏ chỉ có thể sống được 120 ngày, huyết cầu trắng chỉ sống được 14 ngày, tiểu cầu đỏ chỉ có thể sống 78 ngày, tế bào mới không ngừng sinh ra để thay thế tế bào đã chết. Con người sau khi hiến máu chỉ trong vòng 1 tháng hồi phục lại đầy đủ. Vì vậy mỗi người chúng ta khỏe mạnh ở độ tuổi thích hợp cần tích cực tham gia hiến máu nhân đạo.

    -Có 4 nhóm máu chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu O, và nhóm máu AB

    Hệ nhóm máu ABO


    Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: Nhóm O khoảng 42, 1%, nhóm B khoảng 30, 1%, nhóm A khoảng 21, 2% và nhóm AB khoảng 6, 6%.

    Hệ nhóm máu Rh

    Là một trong 35 hệ thống nhóm máu người được biết đến. Đây là hệ thống nhóm máu quan trọng thứ hai, sau hệ thống nhóm máu ABO. Hệ thống nhóm máu Rh bao gồm 50 loại kháng nguyên nhóm máu, trong đó năm kháng nguyên D, C, c, E, e là quan trọng nhất

    [​IMG]

    Một con người trưởng thành ở trong cơ thể có khoảng 4800 ml máu, bình thường 80% máu lưu thông trong tim và mạch máu, số còn lại tích trong các kho dự trữ như gan, lá lách.. phòng khi cần dùng. Khi bị mất máu hoặc cơ thể hoạt động nhiều thì máu ở khu dự trữ sẽ xuất hiện tham gai tuần hoàn máu trên toàn cơ thể.

    Đặc biệt khi đi hiến máu bạn sẽ có được những lợi ích về sức khỏe của bạn. Khi hiến máu bạn sẽ phải tiến hành kiểm tra sức khỏe, từ đó phát hiện ra bện tình kịp thời để có thể điều trị, tránh cho bệnh đến giai đoạn không chữa được.

    Qui trình hiến máu an toàn như thế nào?

    – Người hiến máu sẽ được các bác sỹ khám sức khỏe tổng quát để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe, kiểm tra các bệnh về huyết áp, tim mạch, giải đáp thắc mắc về tình hình sức khỏe và các bệnh lý liên quan nếu có.

    – Sau các câu hỏi nhanh người hiến máu sẽ được lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:

    + Huyết sắc tố: Hay còn gọi là Hemoglobin là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.

    + Xét nghiệm virus HIV, viêm gan B: Bằng kít xét nghiệm nhanh, để đảm bảo những người có vi rút HIV, viêm gan B không tham gia hiến máu.

    – Hiện nay, người hiến máu có thể lựa chọn tiến hành thêm các xét nghiệm khác tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, cụ thể như:

    + Đối với người trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi sinh đẻ, nên chọn xét nghiệm đánh giá tình trạng sinh máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), hấp thu sắt, sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh..

    + Người hiến máu sau tuổi 35: Có thể lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường, chuyển hóa đạm, mỡ, chức năng gan, thận, xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu để phát hiện nguy cơ bện gút..

    + Người hiến máu sau tuổi 45: Ngoài các xét nghiệm kể trên có thể lựa chọn thêm các xét nghiệm sàng lọc một số dấu ấn có liên quan đến tình trạng của phổi, gan, tiêu hóa, thận, tiền liệt tuyến, tử cung, buồng trứng..

    Mục đích tiến hành các xét nghiệm này, ngoài để đảm bảo chất lượng máu hiến tặng, còn có ích cho người hiến máu khi biết tình trạng sức khỏe của chính mình.

    – Sau các test kiểm tra nhanh các bác sỹ sẽ đọc kết quả và kiểm tra tổng thể một lần cuối cùng và kết luận người hiến máu đó có đủ điều kiện để cho máu không.

    – Người hiến máu sau khi được bác sĩ khẳng định đủ điều kiện hiến máu sẽ chờ để gọi tên vào bàn hiến máu.

    – Tại đây người hiến máu sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn những điều cần chú ý trước, trong và sau khi lấy máu. Cần phối hợp tốt để việc lấy máu diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

    – Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250ml, 350ml hoặc 450ml (tùy theo thể trạng từng người và do bác sỹ chỉ định).

    – Chỉ rời bàn lấy máu khi được sự cho phép của nhân viên y tế, nếu thấy bất cứ biểu hiện gì khác thường cần báo cho nhân viên y tế.

    Những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi hiến máu?

    Bổ sung dinh dưỡng sau khi hiến máu


    Sau khi hiến máu tăng một số dinh dưỡng thích đáng, dùng chút thịt nạc, trứng gà, chế phẩm đậu, rau cải và trái cây tươi, thúc đẩy các thành phần máu càng nhanh hồi phục. Thế nhưng, không nên ăn uống vô độ, cũng không được uống rượu. Chỉ cần ăn uống khoa học hợp lý, có giá trị dinh dưỡng, ngon miệng, vừa đủ, thoải mái, trong thời gian ngắn sẽ hồi phục phần máu mất đi.

    Chú ý nghỉ ngơi: 1 - 2 ngày sau khi hiến máu nên chú ý nghỉ ngơi, tốt nhất đảm bảo hằng ngày có giấc ngủ hơn 8 giờ. Sau khi hiến máu không lao động thể lực và tập luyện quá mức, cho bản thân cơ thể có một quá trình thích ứng; ít làm công việc tổn thần như học bài, đọc sách, xem tivi, lướt web, nghỉ ngơi tốt sẽ tương đương với việc dùng thuốc bổ. Sau khi hiến máu nên uống nhiều nước, để bổ sung phần nước bị mất.

    Không uống trà đậm: Hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất không uống trà đậm. Bởi vì trong trà chứa nhiều acid tannic, nó dễ kết hợp với protein và sắt, tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu, ảnh hưởng sự hấp thu của cơ thể đối với protein và sắt, theo đó ảnh hưởng sự táo tạo tế bào máu cho người hiến máu.

    Không cần tẩm bổ nhiều: Có thể dùng trái cây tươi và rau cải, chế phẩm đậu, chế phẩm sữa, thịt và cá tôm tươi, nhưng không cần tẩm bổ, tránh ăn quá nhiều.

    Dùng nhiều thức ăn tạo máu: Nguyên liệu chính cho tạo máu là protein, sắt, vitamin B12 và acid folic. Cơ thể sớm hấp thu được những chất này, sẽ đạt mục tiêu bổ máu nhanh chóng. Thức ăn chứa nhiều đạm tốt gồm sữa, thịt nạc, trứng, chế phẩm đậu, thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, mè, rong biển, nấm mèo đen, nấm hương, đậu hòa lan, đại táo, long nhãn.. gan heo, cật heo, thịt bò chứa nhiều acid folic, gan động vật, cật heo, cật dê.. chứa nhiều vitamin B12.

    * Bài viết được tham khảo, chắt lọc và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn.
     
    Dã Miêu thích bài này.
    Last edited by a moderator: 31 Tháng tám 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...