I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN 1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn - Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hòa tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. - Tim: Hút và đẩy máu trong hệ mạch→ máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch - Hệ thống mạch máu: Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào Mao mạch: Dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim 2. Chức năng của hệ tuần hoàn - Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động - Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài →Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể 3. Hệ tuần hoàn hở Tim→động mạch→khoang cơ thể→tĩnh mạch→tim. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm; Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai) và chân khớp (côn trùng, tôm) 4. Hệ tuần hoàn kín - Tim→động mạch→mao mạch→tĩnh mạch→tim. - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh. - Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống - Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi II. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM 1. Tính tự động của tim Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim Hệ dẫn truyền tim bao gồm - Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải) : Tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất - Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ - Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ →Tâm nhĩ co →Lan truyền đến nút nhĩ thất →Bó His →Mạng lưới Puockin →Lan khắp cơ tâm thất →Tâm thất co Kết quả: Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ 2. Chu kì hoạt động của tim Chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi. Ở người trưởng thành mỗi chu kì tim kéo dài 0.8s. Trong đó, tâm nhĩ co 0.1s, tâm thất co 0.3s, thời gian dãn Chung là 0.4s. => Thời gian nghĩ ngơi nhiều hơn thời gian làm việc, tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi. Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn (từ tĩnh mạch về tâm nhĩ →tâm thất →động mạch→các cơ quan) III. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH 1. Cấu trúc hệ mạch Hệ thống động mạch: Bắt đầu từ động mạch chủ, tiếp đến là động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch. Hệ thống tình mạch: Bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch đến các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ. Hệ thống mao mạch là hệ thống động mạch cực nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. 2. Huyết áp Khái niệm: Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp tâm thu: Là áp lực cực đại tim co bóp đẩy máu vào động mạch. Huyết áp tâm trương: Là áp lực cực tiểu khi tim dãn, máu không được bơm lên động mạch. Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch> huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch) 3. Vận tốc máu Là tốc độ máu chảy trong một giây. - Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. - Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch) - Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch →đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết - Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.