Hệ Thống Kiến Thức Môn Pháp Luật Đại Cương

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Lộ Vãn An, 11 Tháng tư 2023.

  1. Lộ Vãn An

    Bài viết:
    5
    BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC

    1. Có mấy hình thái kinh tế - xã hội tồn tại trong lịch sử?

    Có 5 hình thái kinh tế xã hội, gồm :(i) Cộng sản (Công xã) nguyên thủy; (ii) Chiếm hữu

    Nô lệ; (iii) Phong kiến; (i) Tư bản chủ nghĩa; (v) Xã hội chủ nghĩa.

    2. Hình thái kinh tế - xã hội nào chưa có nhà nước?

    Công xã nguyên thủy chưa có nhà nước. Vì không có cơ sở cho sự tồn tại của Nhà

    Nước; đó là :(i) chế độ tư hữu và (ii) phân chia giai cấp.

    3. Có những quan điểm nào lý giải về nguồn gốc ra đời của Nhà nước? Theo quan

    điểm của Chủ nghĩa Mác Lenin, Nhà nước ra đời như thế nào?

    Có 2 luồng quan điểm lớn; gồm: Học thuyết phi macxit (Thuyết thần học, Thuyết gia

    Trưởng, Thuyết bạo lực và Thuyết khế ước xã hội) và Chủ nghĩa Mac Lenin. Theo Chủ nghĩa

    Maclenin, thì "Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn

    Nhất định, khi xuất hiện chế độ tư hữu và những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa

    Được"

    Theo đó, cơ sở cho sự xuất hiện của Nhà nước là :(i) chế độ tư hữu; (ii) phân chia giai

    Cấp.

    3. Nhà nước ra đời là do những nguyên nhân nào, theo Chủ nghĩa Mác Lê nin?

    Nhà nước ra đời là do :(i) Lực lượng sản xuất phát triển (con người ngày càng hoàn

    Thiện hơn về thể lực và trí lực) ; dẫn đến (ii) Kinh tế tự nhiên (hái lượm, săn bắt) chuyển hóa

    Thành kinh tế sản xuất (trải qua 3 lần phân công lao động xã hội) ; (iii) Chế độ tư hữu xuất

    Hiện; (iv) Xã hội phân hóa giai cấp đối kháng, có lợi ích khác nhau.

    4. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào?

    Nhà nước chủ nô, vì hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ là hình thái kinh tế xã hội

    Đầu tiên có sự xuất hiện của Nhà nước

    5. Có tất cả bao nhiêu kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử?

    Có tất cả 4 kiểu nhà nước, gồm :(i) Nhà nước chủ nô; (ii) Nhà nước phong kiến; (iii)

    Nhà nước tư bản chủ nghĩa; (iv) Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tương ứng với mỗi Hình thái

    Kinh tế xã hội có Nhà nước, thì sẽ có 1 kiểu Nhà nước

    6. Nhà nước ra đời và tồn tại nhằm mục đích gì?

    Điều hòa các mâu thuẫn. Xung đột giai cấp trong một vòng trật tự phù hợp với lợi ích

    Của giai cấp thống trị; đồng thời đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội; HAY

    NÓI CÁCH KHÁC

    Nhà nước ra đời để (i) bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; (ii) quản lý và duy trì trật

    Tự xã hội; (iii) bảo đảm sự thống trị của giai cấp thống trị với các giai cấp, tầng lớp khác

    Trong xã hội.

    Nhà nước thiết lập và duy trì sự thống trị của mình trên 3 phương diện: Kinh tế, chính

    Trị và tư tưởng; thông qua việc nắm giữ: Quyền lực kinh tế; quyền lực chính trị và quyền

    Lực về tư tưởng

    7. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là gì?

    Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản giúp phân

    Biệt Nhà nước với các tổ chức xã hội khác; dùng để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã

    Hội khác, gồm:

    - Thứ nhất, Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ

    - Thứ hai, Nhà nước có chủ quyền quốc gia độc lập (Nắm giữ và thực hiện chủ quyền

    Quốc gia)

    - Thứ ba, Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt (Nắm giữ quyền lực công)

    Quyền lực công cộng đặc biệt của Nhà nước, thể hiện ở:

    (i) Một là, Được thiết lập không hòa nhập với dân cư

    (ii) Hai là, Năng lực của Nhà nước quyết định các vấn đề và buộc các tổ chức và các

    Nhân trong xã hội phải phục tùng

    (iii) Ba là, khả năng chi phối quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội

    - Thứ tư, Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và áp dụng các biện pháp cưỡng

    Chế bảo đảm thực hiện pháp luật

    - Thứ năm, Nhà nước có quyền phát hành tiền, và có quyền thu thuế, tạo lập ngân

    Sách nhà nước

    8. Chức năng nhà nước là gì? Dựa trên phạm vi hoạt động của Nhà nước, thì có

    Mấy loại chức năng?

    Chức năng là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện

    Nhiệm vụ đặt ra thể hiện ở mục tiêu và những vấn đề cần giải quyết, qua đó thể hiện bản chất

    Và vai trò của mình.

    Dựa trên phạm vi hoạt động của Nhà nước, thì có 2 loại chức năng: Chức năng đối nội

    Và chức năng đối ngoại. Trong đó:

    (i) Chức năng đối nội: Quản lý mọi mặt đời sống xã hội và trấn áp các thế lực

    Chống đối bảo đảm an ninh trật tự

    (ii) Chức năng đối ngoại: Bảo vệ tổ quốc, thiêt lập quan hệ ngoại giao và thực hiện

    Nhiệm vụ quốc tế

    9. Nhà nước thực hiện chức năng của mình như thế nào?

    Nhà nước ra đời để quản lý xã hội, mà Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp

    Luật; nên để thực hiện hoạt động quản lý của mình; trước hết Nhà nước sẽ XÂY DỰNG

    PHÁP LUẬT, tạo thành quyền lập pháp.

    Pháp luật ban hành ra rồi, chỉ nằm ở trên giấy, Nhà nước muốn pháp luật đi vào đời

    Sống thực tiễn, để mọi người dân đều biết, hiểu đúng, và tự giác thực hiện pháp luật, thì Nhà

    Nước phải TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT tạo thành quyền hành pháp.

    Trong quá trình thực thi pháp luật, có vi phạm pháp luật xảy ra, Nhà nước phải BẢO

    VỆ PHÁP LUẬT, tạo thành quyền tư pháp.

    Như vậy, tóm lại, Nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua 3 hình thức

    Cơ bản :(i) XÂY DỰNG PHÁP LUẬT; (ii) TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT; (iii)

    BẢO VỆ PHÁP LUẬT

    10. Hình thức nhà nước là gì? Hình thức nhà nước có mấy yếu tố?

    Hình thức Nhà nước là cách thức, phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước;

    Gồm 3 yếu tố :(i) Hình thức chính thể; (ii) Hình thức cấu trúc; (iii) Chế độ Chính trị

    11. Hình thức chính thể là gì? Có những loại hình thức chính thể nào?

    Hình thức chính thể là: Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương, hay nói

    Cách khác là ở cấp tối cao [3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp sẽ thuộc về cơ quan tối

    Cao nào: Nghị viện, Chính phủ, Tòa án, Tổng thống, Thủ tướng hay Vua? ]

    Được phân thành 2 loại; gồm: Hình thức Chính thể Quân chủ và Hình thức Chính thể

    Cộng hòa; trong đó:

    Hình thức Chính thể Quân chủ: Quyền lực tối cao (lập pháp, hành pháp và tư pháp)

    Tập trung toàn bộ hoặc một phần vào người đứng đầu nhà nước (Vua) theo nguyên tắc

    Truyền ngôi, thế tục. Được phân chia thành 2 loại: Quân chủ tuyệt đối và Quân chủ đại

    Nghị.

    Ví dụ: Thụy điển, Anh, Thái lan, Nhật, ArabSaudia

    Hình thức Chính thể Cộng hòa: Quyền lực tối cao (lập pháp, hành pháp và tư pháp)

    Tập trung vào trong tay 1 cơ quan hay 1 số cơ quan. Được phân chia thành 2 loại: Cộng hòa

    Quý tộc và Cộng hòa Dân chủ; trong đó Cộng hòa Dân chủ chia làm 2 loại: Công hòa Dân

    Chủ Nhân dân và Cộng hòa Dân chủ tư sản; trong đó Cộng hòa Dân chủ Tư sản chia làm 3

    Loại: Cộng hòa Tổng thống; Cộng hòa Đại nghị và Cộng hòa Lưỡng hệ

    12. Hình thức cấu trúc nhà nước là gì? Có những loại hình thức cấu trúc nhà

    Nước nào?

    Hình thức cấu trúc nhà nước: Cách thức tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính

    Lãnh thổ; Cách thức xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với ở địa

    Phương; gồm:

    Nhà nước đơn nhất (Việt Nam, Lào.) : Có 1 lãnh thổ thống nhất, 1 hệ thống pháp luật

    Duy nhất, 1 bộ máy chính quyền được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương,

    Cư dân mang một quốc tịch thống nhất

    Nhà nước liên bang (Ví dụ: Nga, Mỹ, Canada, Úc) : Có 1 lãnh thổ hợp nhất gồm chủ

    Quyền liên bang và chủ quyền bang; có 2 hệ thống pháp luật riêng biệt, gồm: Hệ thống pháp

    Luật liên bang và hệ thống pháp luật bang; có 2 bộ máy chính quyền độc lập, gồm: Chính

    Quyền liên bang và chính quyền bang

    13. Chế độ chính trị là gì? Có những loại chế độ chính trị nào?

    Chế độ chính trị: Phương pháp, thủ đoạn cai trị của giai cấp thống trị, thể hiện qua

    Mức độ cho phép người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội; được

    Chi làm hai loại:

    (i) Chế độ chính trị dân chủ; theo đó ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của người,

    Người dân được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, được bầu ra các cơ

    Quan nhà nước cấp tối cao, các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, được quyết định những vấn

    Đề quan trọng nhất của đất nước theo hình thức trưng cầu ý dân

    (ii) Chế độ chính trị phản dân chủ; hạn chế tối đa các quyền tự do, dân chủ của người

    Dân.

    14. Tên gọi chính thức của một nhà nước thường thể hiện điều gì?

    Tên gọi chính thức của một nước thường thể hiện hình thức nhà nước; nhưng không

    Phải lúc nào cũng thể hiện đủ cả 3 nội dung của hình thức nhà nước:

    + Hình thức chính thể: Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Dân

    Chủ Nhân dân Lào; Cộng hòa Pháp

    + Hình thức cấu trúc: Nhà nước Liên bang Nga, Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa kỳ

    + Chế độ chính trị: Cộng hòa dân chủ nhân dân

    11.3 bộ phận của hình thức nhà nước, gồm: Hình thức chính thể, Chế độ Chính

    Trị, và Hình thức cấu trúc thể hiện như thế nào trong 1 nhà nước nhất định; có nhất

    Thiết Hình thức chính thể này, thì phải đi theo Chế độ chính trị kia không?

    Không; 3 bộ phận này thể hiện riêng rẽ, và tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, bản chất của

    Các Nhà nước khác nhau sẽ khác nhau; như:

    Một nhà nước theo chính thể quân chủ; nhưng chế độ chính trị vẫn có thể là dân chủ;

    Một nhà nước liên bang, thì chế độ chính trị có thể dân chủ hoặc không dân chủ; một nhà

    Nước đơn nhất thì chế độ chính trị có thể dân chủ hoặc không dân chủ.

    12. Nêu ví dụ ít nhất 5 nhà nước hiện nay theo Hình thức Chính thể Quân Chủ, và

    Hình thức Chính thể Cộng hòa

    Chính thể Quân chủ: Thụy điển, Anh, Thái lan, Nhật, ArabSaudia, Monaco,

    Malaysia, Oman

    Chính thể Cộng hòa: Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Liên bang Nga, Việt Nam

    13. Nêu ví vụ ít nhất 5 nhà nước hiện nay theo cấu trúc Nhà nước đơn nhất và

    Nhà nước Liên bang

    Nhà nước đơn nhất: Myanmar, Hàn Quốc, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Việt Nam, Lào

    Nhà nước liên bang: Nga, Mỹ, Canada, Úc, Đức, Argentina, Bỉ, Thụy sĩ
     
  2. Lộ Vãn An

    Bài viết:
    5
    BÀI 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Trình bày bản chất nhà nước CHXHCNVN theo Hiến pháp 2013

    Điều 2, Hiến pháp 2013 đã khẳng định:

    "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ

    Nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân."

    "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực

    Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

    Nông dân và đội ngũ trí thức."

    Như vậy, bản chất của nhà nước Việt Nam thể hiện thông qua 2 thuộc tính:

    (i) Tính giai cấp: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của

    Đảng cộng sản Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp thống trị ở Việt nam: Giai cấp công

    Nhân, nông dân với đội ngũ tri thức

    Nhà nước mình còn là Nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

    (ii) Tính xã hội: Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền

    Lực nhà nước đều thuộc về Nhân dân

    Đó cũng chính là các đặc điểm cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

    Việt Nam.

    2. Trình bày chức năng của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

    Chức năng của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm: Chức năng đối

    Nội và chức năng đối ngoại.

    Chức năng đối nội :(i) quản lý mọi mặt đời sống xã hội (trong đó có tổ chức quản lý

    Về kinh tế) ; và (ii) Trấn áp các thế lực chống đối; và Bảo đảm an ninh trật tự; và Bảo vệ trật

    Tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

    Chức năng đối ngoại :(i) Bảo vệ tổ quốc; (ii) Thiết lập quan hệ ngoai giao (Hợp tác

    Với các nước khác và các tổ chức quốc tế) ; và (iii) Thực hiện nhiệm vụ quốc tế

    3. Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là gì?

    Hình thức Chính thể: Cộng hòa Dân chủ nhân dân (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa)

    Theo đó, Quyền lực tập trung toàn bộ, và tuyệt đối vào Nhân dân; Nhân dân bầu ra

    Quốc hội, trao cho nó quyền lập pháp; sau đó thông qua Quốc hội, thành lập nên Chính phủ

    Và trao Chính phủ quyền hành pháp, thành lập ra Tòa án nhân dân và trao Tòa án nhân dân

    Quyền tư pháp.

    Quốc hội, Chính phủ và Tòa án nhân dân luôn có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau,

    Khi thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

    4. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam là gì?

    Nhà nước đơn nhất. Cụ thể: Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, có 1 hệ thống

    Pháp luật duy nhất, và có 1 hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương xuống địa

    Phương.

    5. Nước ta có mấy cấp đơn vị hành chính, hãy kể tên các cấp đó.

    Theo quy định tại Điều 2, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đơn vị hành chính

    Nước ta gồm:

    (i) cấp tỉnh [Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương] . Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh,

    Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Cần Thơ

    (ii) cấp huyện [Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố

    Trực thuộc trung ương] ;

    Ví dụ: Thành phố Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa), Thành phố Vinh (thuộc

    Tỉnh Nghệ An), Thành phố Đà lạt (thuộc tỉnh Lâm đồng) ; Thành phố Biên hòa (thuộc

    Tỉnh Đồng Nai).

    Thành phố Thủ đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

    (iii) cấp xã [Xã, phường, thị trấn] . Ví dụ: Phường 22 [Quận Bình thạnh] ; Phường Tân

    Thới hiệp [Quận 12]

    (iv) đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

    6. Chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam thể hiện như thế

    Nào?

    Chế độ chính trị: Chế độ Chính trị của Việt Nam theo hình thức Dân chủ. Điều 2,

    Hiến pháp 2013 đã khẳng định:

    "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ

    Nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

    Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên

    Minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức."

    Cụ thể :(i) Tổ chức bầu cử các cơ quan nhà nước; (ii) Quyết định thuộc về số đông,

    Theo đa số; (iii) Chính sách, quyết định của Nhà nước công khai, minh bạch.

    7. Bộ máy nhà nước là gì?

    Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức thống

    Nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ, thực hiện chức năng và nhiệm vu chung của Nhà nước

    8. Cơ quan nhà nước có những dấu hiệu gì, để phân biệt với các tổ chức khác?

    Cơ quan nhà nước có 4 dấu hiệu :(i) được thành lập và hoạt động theo trình tự, thủ tục

    Do pháp luật quy định, (ii) hoạt động mang tính quyền lực nhà nước theo thẩm quyền pháp

    Luật quy định và mang tính bắt buộc thi hành; (iii) độc lập về cơ cấu tổ chức, về cơ sở vật chất

    Tài chính; (iv) cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước phải là Công

    Dân (mang quốc tịch việt nam).

    9. Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm mấy bộ phận cấu thành, hãy kể tên các bộ

    Phận đó.

    Có 4 hệ thống cơ quan chính, gồm:

    (i) Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

    (tỉnh, huyện, và xã). Đây là những cơ quan do Nhân dân bầu ra, và trao cho quyền lực nhà

    Nước.

    Trong đó, Quốc hội là :(i) cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cả nước; và là cơ quan

    Đại biểu cao nhất của Nhân dân;còn Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

    Phương, là cơ quan đại diện cho ý chí nguyên vọng của nhân dân ở địa phương

    (ii) Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước [HAY CÒN GỌI LÀ CƠ QUAN

    QUẢN LÝ NHÀ NƯƠC]: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, và xã). Đây

    Là những cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống

    Xã hội. Trong đó, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa

    Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã

    Hội; còn Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, quản lý hành chính

    Nhà nước trong phạm vi địa phương.

    Bên cạnh Chính phủ và Ủy ban nhân dân, thì còn các cơ quan giúp việc, như Bộ, Cơ

    Quan ngang bộ, Sở, đều thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

    Như vậy, Cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan

    Ngang bộ, Ủy ban nhân dân, KHÔNG BAO GỒM Tòa án nhân dân

    (iii) Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa

    Án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện và Tòa án quân sự.

    Các cơ quan này có chức năng xét xử.

    (iv) Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Viện kiểm sát nhân

    Dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân

    Dân huyện. Các cơ quan này có chức năng kiểm sát và thực hành quyền công tố.

    10. Hãy nêu vị trí pháp lý của quốc hội, hội đồng nhân dân, chính phủ, ủy ban

    Nhân dân, chủ tịch nước, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

    - Quốc hội:

    (i) Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

    Nam (do Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, có quyền

    Lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao)

    (ii) Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

    - Hội đồng nhân dân:

    (i) cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương;

    (ii) cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân địa phương

    Bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương

    - Chính phủ:

    (i) Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

    Nam;

    (ii) Cơ quan chấp hành của Quốc hội

    - Ủy ban nhân dân:

    (i) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

    (ii) Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp

    - Chủ tịch nước: Người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội

    Chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ đối nội và đối ngoại

    - Tòa án nhân dân: Cơ quan xét xử

    - Viện kiểm sát nhân dân: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

    Pháp

    11. Hãy trình bày chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án,

    Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân

    - Quốc hội: Có 4 chức năng :(i) Lập hiến, lập pháp; (ii) Quyết định những vấn đề quan

    Trọng của đất nước; (iii) Lập ra các cơ quan nhà nước ở trung ương; (iv) Giám sát tối cao

    Đối với chức năng giám sát tối cao, Quốc hội giám sát mọi hoạt động của các cơ

    Quan nhà nước. Hàng năm, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án

    Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều phải báo cáo công

    Tác cho quốc hội

    - Chính phủ: Có chức năng cơ bản: Quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi cả

    Nước; thực hiện quyền hành pháp. Cụ thể:

    (i) Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật

    (ii) Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối

    Ngoại của Nhà nước

    (iii) Đề xuất và xây dựng chính sách

    - Chủ tịch nước: Có chức năng cơ bản: Đại diện nhà nước trong các quan hệ đối nội

    Và đối ngoại

    - Tòa án nhân dân: Thực hiện chức năng xét xử ở 2 cấp: Sơ thẩm và phúc thẩm

    - Viện kiểm sát nhân dân: Thực hiện chức năng :(i) thực hành quyền công tố (truy tố,

    Buộc tội và đề nghị Tòa án áp dụng hình phạt với người có hành vi phạm tội) và (ii) kiểm sát

    Hoạt động tư pháp (kiểm tra và giám sát hoạt động xét xử của Tòa án)

    Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ: Bảo vệ pháp luật; Bảo vệ quyền con người,

    Quyền công dân; Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm minh

    - Ủy ban nhân dân: Quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, gồm:

    (i) Tổ chức việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (ii) Tổ chức thực

    Hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; và (iii) Thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà

    Nước cấp trên giao

    12. Hãy trình bày hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân

    Tổ chức tòa án nhân dân gồm :(i) Tòa án nhân dân tối cao; (ii) Tòa án nhân dân cấp

    Cao; (iii) Tòa án nhân dân cấp tỉnh; (iv) Tòa án nhân dân cấp huyện và (v) Tòa án quân sự

    13. Tòa án ở nước ta có mấy cấp xét xử, gồm những cấp xét xử nào?

    Tòa án nước ta, có 2 cấp xét xử, là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.

    Xét xử sơ thẩm: Cấp xét xử ban đầu, toàn bộ hồ sơ vụ án, chứng cứ, tài liệu sẽ được

    Làm rõ tại phiên tòa. Bản án sơ thẩm, ban hành ra, sẽ chưa có hiệu lực ngay. Bị cáo, đương sự

    Có 15 ngày để kháng cáo, nếu cho rằng bản án sơ thẩm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp

    Pháp của mình. Nếu sau 15 ngày không kháng cáo, bản án sơ thẩm đương nhiên có hiệu lực;

    Và nếu kháng cáo, thì tòa án cấp trên sẽ xét xử phúc thẩm.

    Xét xử phúc thẩm: Xét xử lại bản án theo yêu cầu kháng cáo của bị cáo hoặc đương

    Sự; kháng cáo nội dung nào thì sẽ xét xử lại nội dung đó. Bản án phúc thẩm ban hành ra sẽ

    Đương nhiên có hiệu lực và các bên không cần kháng cáo.

    14. Quốc hội họp một năm mấy kỳ?

    Theo Điều 90, Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.

    Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít

    Nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.

    15. Chính phủ một năm họp mấy kỳ?

    Theo Điều 43, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một

    Phiên hoặc họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của

    Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.

    16. Quốc hội có nhiệm kỳ mấy năm, QH hiện tại khóa bao nhiêu?

    Theo Điều 2, Luật Tổ chức Quốc hội, Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể

    Từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất

    Của Quốc hội khóa sau.

    Quốc hội hiện nay khóa XV

    17. Bộ máy nhà nước Việt Nam hoạt động dựa trên mấy nguyên tắc? Hãy kể tên

    Từng nguyên tắc?

    Có 6 nguyên tắc, gồm:

    Thứ nhất, Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

    Thứ hai, Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

    Thứ ba, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội

    Thứ tư, Tập trung dân chủ

    Thứ năm, Tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật

    Thứ sáu, Bảo đảm sự đoàn kết giữa các dân tộc

    18. Hãy trình bày về nguyên tắc "Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự

    Phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

    Lập pháp, hành pháp và tư pháp"

    Ở nước Việt Nam, quyền lực nhà nước; gồm 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp,

    Thống nhất thuộc về Nhân dân, và Nhân dân là chủ thể tối cao, duy nhất của quyền lực nhà

    Nước. Tuy nhiên, nhân dân không thể tự mình thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình,

    Nên đã giao cho Quốc hội thay mặt Nhân dân tổ chức thực hiện. Quốc hội giữ cho mình

    Quyền lập pháp, phân công cho Chính phủ quyền hành pháp, phân công cho Tòa án quyền tư

    Pháp.

    Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội, Tòa án, và

    Chính phủ có phối hợp với nhau, và kiểm soát lẫn nhau.

    Lưu ý: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC KHÔNG PHÂN CHIA, MÀ THỐNG NHẤT

    VÀ CÓ SỰ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

    19. Hãy trình bày các biểu hiện của nguyên tắc "Quyền lực nhà nước thuộc về

    Nhân dân"

    - Nhân dân bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, cơ quan

    Quyền lực nhà nước ở địa phương là Hội đồng nhân dân. Những cơ quan này thay mặt Nhân

    Dân quyết định những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, ở phạm vi cả nước (quốc hội)

    Hay ở phạm vi địa phương (hội đồng nhân dan)

    - Nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, thông qua việc đóng góp ý kiến

    Cho các dự thảo của các cơ quan nhà nước; như dự thảo luật của Quốc hội, các dự thảo

    Quyết định của Ủy ban nhân dân mà có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân

    - Nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; như: Theo dõi

    Các kỳ họp quốc hội, tham dự các phiên tòa xét xử của Tòa án

    - Nhân dân có quyền khiếu nại những quyết định của cơ quan nhà nước, xâm hại đến

    Các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

    20. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua mấy phương thức?

    Đó là nhưng phương thức nào

    2 phương thức; gồm :(i) Dân chủ trực tiếp; (ii) Dân chủ đại diện

    Dân chủ trực tiếp: Nhân dân trực tiếp tham gia hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp

    Bầu ra cơ quan nhà nước, và trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thông

    Qua hình thức trưng cầu ý dân

    Dân chủ đại diện: Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua cơ quan đại diện của

    Mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân21. Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-

    TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19. Ủy ban nhân

    Dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 dưới

    Nhiều cách thức triển khai khác nhau, phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại địa phương.

    Hoạt động này của Nhà nước thể hiện nguyên tắc gì trong tổ chức và hoạt động của Bộ

    Máy Nhà nước Việt nam? Hãy trình bày về nguyên tắc đó

    Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ

    Tập trung dân chủ thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương, với cơ

    Quan nhà nước ở địa phương; thủ trưởng với nhân viên, cơ quan nhà nước cấp trên với cấp

    Dưới

    Tập trung: Quyền lực tập trung vào trung ương, cấp trên và thủ trưởng. Địa phương,

    Cấp dưới và nhân viên phải phục tùng

    Dân chủ: Địa phương, cấp dưới và nhân viên có quyền sáng tạo, linh động trong việc

    Thực hiện mệnh lệnh của trung ương, cấp trên và thủ trưởng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn

    Của mình, và có quyền ý kiến nếu như những mệnh lệnh đó không phù hợp, và ảnh hưởng

    Đến lợi ích của mình
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...