Hệ sinh thái là gì?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo Ngọt, 12 Tháng sáu 2021.

  1. Táo Ngọt Bán Táo Nuôi Mèo

    Bài viết:
    156
    Hệ sinh thái là gì?
    1. Thế nào là một hệ sinh thái?

    [​IMG]

    Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (Môi trường vô sinh của quần xã như: Nước, không khí, đất, ánh sáng). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

    2. Hệ sinh thái có những đặc điểm gì?

    Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

    Trong một hệ sinh thái, quần xã và sinh cảnh liên kết với nhau thông qua các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng. Trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã với nhau và với sinh cảnh biểu hiện chức năng của tổ chức sống.


    "Đồng hóa" là quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ, do các sinh vật tự dưỡng thực hiện.

    "Dị hóa" do các sinh vật phân giải thực hiện.

    Kích thước của hệ sinh thái rất đa dạng, nhỏ nhất là một giọt nước ao, lớn nhất là toàn bộ Trái Đất.

    3. Hệ sinh thái bao gồm những thành phần cấu trúc nào?

    Một hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc chính là: Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.


    [​IMG]

    Thành phần vô sinh: Môi trường vật lí (đất, nước, không khí, ánh sáng)

    Thành phần hữu sinh: Gồm 3 nhóm

    · Sinh vật sản xuất: Là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ, bao gồm thực vật là chủ yếu và một số sinh vật tự dưỡng.

    · Sinh vật tiêu thụ: Các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

    · Sinh vật phân giải: Chủ yêu slaf các loài vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (giun đất, sâu bọ), phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ.

    4. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất

    a. Hệ sinh thái tự nhiên:

    Các hệ sinh thái trên cạn:

    · Hệ sinh thái rừng nhiệt đới


    · Sa mạc

    · Hoang mạc

    · Sa van đồng cỏ

    · Thảo nguyên

    · Rừng lá rộng ôn đới

    · Rừng thông phương Bắc

    · Rêu hàn đới

    Các hệ sinh thái dưới nước:

    Dựa vào vị trí phân bố trên đất liền, đại dương và đặc điểm chịu mặn, người ta chia hệ sinh thái dưới nước làm 2 nhóm: Hẹ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.

    · Hệ sinh thái nước mặn: Các rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, hệ sinh thái vùng biển khơi..


    [​IMG]

    · Hệ sinh thái nước ngọt: Gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối)

    b. Hệ sinh thái nhân tạo

    Các hệ sinh thái nhân tạo bao gồm: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố..


    [​IMG]

    Để nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ sinh thái nhân tạo, người ta bổ sung các nguồn vật chất và năng lượng khác, thực hiện cải tạo hệ sinh thái:

    · Hệ sinh thái nông nghiệp: Bón thêm phân, tưới nước, diệt cỏ..

    · Hệ sinh thái rừng trồng: Tỉa thưa

    · Hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm cá: Cung cấp thức ăn, diệt tảo độc

    5. Tầm quan trọng của hệ sinh thái

    Các sinh vật và sinh cảnh trong hệ sinh thái đều tác động qua lại với nhau. Vì vậy, nếu một thành phần bị thay đổi cũng có thể làm thay đổi cả hệ sinh thái, làm mất cân bằng sinh thái.

    Ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm đất, nước và không khí là mối đe dọa đối với hệ sinh thái. Vậy nên, con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...