Hệ Mặt Trời là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bút Sen, 22 Tháng sáu 2021.

  1. Bút Sen

    Bài viết:
    25
    Hệ Mặt Trời hay còn gọi là Thái Dương Hệ, là một phần kiến thức về vũ trụ mà con người đã khám phá và nhận thức được. Nói vậy không đồng nghĩa chúng ta đã hiểu hết về Hệ Mặt Trời, mà còn rất nhiều điều bí ẩn vẫn chưa được giải đáp. Vậy Hệ Mặt Trời là gì? Quá trình hình thành và vận động của nó ra sao?

    [​IMG]

    Quan điểm về sự tồn tại của Hệ Mặt Trời đã từng là sự tranh cãi rất lớn của nhân loại.

    Trước đó, khi con người mới bắt đầu nhận thức về vũ trụ, với sự quan sát mang tính sơ khai nhất, con người luôn cảm thấy dù đứng ở bất kỳ nơi đâu khi nhìn lên bầu trời đều có cảm giác Trái Đất đứng yên, trong khi Mặt Trăng, Mặt Trời và các vì sao luôn chuyển động quay quanh nó. Đó là thời kỳ học thuyết "Địa tâm" tồn tại – tức là quan niệm Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, mọi hành tinh khác đều quay quanh nó.

    Vào thế kỷ thứ 16, dưới sự quan sát của các nhà nghiên cứu, học thuyết "Nhật tâm" đã ra đời. Đây là học thuyết bác bỏ hoàn toàn những gì đã được tin là đúng trong hàng thế kỷ của loài người. Theo đó, Mặt Trời mới là trung tâm của vũ trụ, và các hành tinh khác như Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy.. quay quanh nó. Đây là kết quả xương máu của nhiều nhà khoa học, nổi bật nhất là Galileo, ông là người được xem là cha đẻ của khoa học hiện đại, người đã đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, cho khoa học với câu nói bất hủ: "Dù sao Trái Đất vẫn quay!". Và có lẽ cho đến nay, nó cũng là khái niệm được rất nhiều người ủng hộ.


    [​IMG]

    Galileo - cha đẻ của khoa học hiện đại.

    Như vậy những quan sát và hiểu biết về Hệ Mặt Trời của con người đã chuyển theo một xu hướng thực tế, chính xác hơn rất nhiều kể từ khi học thuyết "Nhật tâm" ra đời, sau đó dần được công chúng đón nhận rộng khắp. Đương nhiên kiến thức ấy cũng chỉ mới là sơ khai, là nền tảng cho những hiểu biết của con người sau này.

    Hệ Mặt Trời là gì?

    Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh với Mặt Trời là trung tâm, xung quanh là các thiên thể khác chuyển động theo quỹ đạo cố định theo đường elip gần tròn, nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

    Trong dải Ngân Hà của chúng ta, Hệ Mặt Trời là duy nhất.


    Hệ Mặt Trời hình thành như thế nào?

    Khoảng gần 5 tỷ năm trước, dải Ngân Hà chúng ta có rất nhiều những đám mây vũ trụ nguyên thủy, trong đó có một đám mây là hình dạng sơ sinh của Hệ Mặt Trời.

    Đám mây vũ trụ này không ngừng nóng chảy, không ngừng thu thập, xoay chuyển. Ở vùng trung tâm là nơi có nhiệt độ cao nhất, vị trí trung tâm này sẽ hình thành nên Mặt Trời, các vật chất xung quanh dần tạo nên các hành tinh quay quanh Mặt Trời, trong đó có Trái Đất của chúng ta.


    Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?

    Trong Hệ Mặt Trời bao gồm có Mặt Trời và 8 hành tinh quay xung quanh nó. Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn đó là: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa. Còn vòng ngoài có 4 hành tinh dạng khí đó là: Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Ngoài ra còn có rất nhiều những thiên thể và vệ tinh hoạt động bên trong Hệ.

    [​IMG]

    Hệ Mặt Trời đã từng có 9 hành tinh quay xung quanh và hành tinh thứ 9 là Pluto – Diêm Vương Tinh.

    Nói thêm: Vào năm 1930, khi phát hiện ra sao Diêm Vương mọi người đều công nhận đây là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời. Thế nhưng đến năm 1990 các nhà thiên văn học lại tranh luận về việc liệu rằng Pluto có phải là một hành tinh hay không? Năm 2006 hội Thiên văn học Quốc tế gọi sao Diêm Vương là hành tinh lùn và loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh thực có trong Hệ Mặt Trời. Do đó, Hệ Mặt Trời chỉ còn có 8 hành tinh trừ sao Diêm Vương. [​IMG]


    [​IMG]

    Hệ Mặt Trời đã từng có 9 hành tinh.

    Hệ Mặt Trời có đang đứng yên?

    Theo quan điểm từ thuyết Nhật tâm, Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời đứng yên còn các hành tinh khác sẽ quay quanh nó. Điều này đã từng là nền tảng rất vững chất cho những khám phá mới của con người. Nhưng đến thời điểm hiện tại, khi khoa học đã tiến xa hơn, học thuyết này đã không còn chính xác, bởi nó đã xuất hiện những sai lệch với thực tế vũ trụ.

    Mặt Trời không còn là trung tâm của vũ trụ. Thực tế, Mặt Trời cũng chỉ là một ngôi sao trong hơn 400 tỷ ngôi sao của dải Ngân Hà.

    Mặt Trời cũng không đứng yên như chúng ta từng nghĩ. Cũng như Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời cũng đang quay quanh nhân của dải Ngân Hà, chứ không hề đứng yên như thuyết Nhật Tâm đề cập. Nó chỉ đứng yên trong hệ quy chiếu mặt phẳng của Hệ.

    Mặt Trời đang chuyển động với vận tốc khoảng 828.000 km/h để quay quanh nhân dải Ngân Hà. Điều này cũng đồng nghĩa là các hành tinh của Hệ trong đó có Trái Đất đang quay quanh quỹ đạo Mặt Trời, với tâm thế "rược đuổi" theo hành tinh này với vận tốc tương đương để không bị lệch quỹ đạo. Chúng ta có thể hình dung, Mặt Trời như một "hành tinh mẹ" mang theo những "đứa con" của mình chạy xung quanh dải Ngân Hà rộng lớn.


    [​IMG]

    Hệ Mặt Trời vẫn đang chuyển động với vận tốc rất lớn.
     
    AH. Hoài Sa thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...