Chia sẻ Hãy thấu hiểu con của bạn

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi JLINDAK, 28 Tháng bảy 2019.

  1. JLINDAK

    Bài viết:
    4

    Hãy thấu hiểu con của bạn


    [​IMG]

    Bậc làm cha làm mẹ có bao giờ tự tin rằng mình đã hiểu thấu hết con cái của mình? Hay cảm thấy con của mình ngày càng lập dị? Tôi thật sự muốn những người làm cha làm mẹ đọc bài viết này vì đã có rất nhiều người có lẽ đang trong quá trình cảm thấy con mình và mình không công chung một 'Thế giới'.

    Trẻ em nó rất ngây thơ và cực kì tin tưởng cũng như tràn đầy hi vọng về mái nhà nhỏ của mình.

    Ngây thơ là chúng luôn nghĩ những thứ mình làm được chỉ là vì làm cho cha mẹ, người thân vui lòng mà thôi, chứ chúng không nghĩ đến lợi ích của những việc làm này là có ích cho mình. Khi con bạn còn nhỏ bạn luôn bảo nó: 'Con phải học thật giỏi. Để sau này có cái mà sinh sống cha với mẹ đâu phải làm được hoài mà nuôi con mãi. Con phải có việc làm thì mới lo cho cha với mẹ được chứ.'Và cứ thế từ nhỏ đến lớn bạn cứ gieo trong đầu con bạn những thứ đó. Trong đầu chúng sẽ này ra suy nghĩ là: 'Mình phải học để sau này kiếm đại cái nghề nào đó có thật nhiều tiền còn phải lo lại cho cha mẹ nữa.'Nó sẽ học, đúng vậy nó sẽ học nhưng với tinh thần là để làm lo cho bạn thôi. Chứ nó không hề có một chút ý nghĩ nào cho bản thân cả. Và cũng từ đó chúng không hề có ước mơ cho bản thân.

    Tin tưởng? Những lúc học tập mệt mỏi, hay bị thầy cô la mắng hoặc đơn giản là hôm đó chúng bị điểm kém. Trẻ con mà, chúng sẽ luôn vô tư vô lo và không thể che giấu bất cứ thứ gì cả. Thế là chúng cứ tin tưởng bạn nói hết cho bạn nghe: 'Cha ơi, nay con làm toán có ba điểm thôi.'Hoặc là: 'Mẹ ơi nay con kiểm tra bài cũ có bốn điểm à.'Nó nói ra vì nó cảm thấy buồn và muốn nói cho bạn để bạn có thể an ủi, chỉ dẫn nó thôi. Còn bạn khi nghe xong thì như thế nào? Sẽ nổi điên lên mà mắng: 'Tại sao mày lại học như thế? Học hành kiểu gì? Mày có thấy con bà tư kế bên không? Nó học giỏi như thế còn mày thì ngu hơn con bò. Tao chẳng biết hồi đó tao sinh mày ra làm cái gì. Này đúng là quả báo của cái nhà này mà..'Các bạn sẽ la con bạn những từ ngữ thậm tệ đến mức làm con trẻ tổn thương một cách trầm trọng. Những lúc bạn la mắng chúng như vậy bạn chỉ nghĩ: 'Mình thương nên mình mới la nó như vậy. Cho lần sau nó sửa đổi không còn điểm kém nữa.'Nhưng bạn có biết con của bạn nó sẽ mang những câu nói đó từ nhỏ đến lớn và có một vết thương lòng sâu sắc không? Những bài kiểm tra điểm xấu nó sẽ không còn nói cho bạn nghe nữa. Những chuyện bạn bè của chúng cũng sẽ không nói gì cho bạn nghe nữa và từ đó giữa bạn và con của bạn sẽ sinh ra một vách ngăn vô hình.

    Tiếp đến là hi vọng. Thường thì học sinh đi học giữa học kì hay cuối năm thường có khen thưởng và báo xếp hạng. Khi con bạn sao thi về bạn sẽ hỏi ngay rằng: 'Làm bài được không?'Sao đó nhận được câu trả lời rồi không hỏi bất cứ gì nữa. Bạn biết con của bạn lúc đó sẽ cảm thấy hơi hụt hẫng không? Tôi biết khi nói vậy bạn sẽ không tin vì con của bạn có bao giờ mỏng manh hay tỏ ra những điều đó đâu. Nhưng xin lỗi là nó đang che giấy bạn đó. Trong phòng thi nó đã rất áp lực về vấn đề điểm số rồi. Trong tâm lý nó sẽ luôn sợ làm không được thì cha mẹ sẽ đánh mình, la mình, không vui gì đó. Và khi về đến nhà bạn lại hỏi câu đấy không phải lại càng tạo áp lực lên người chúng hay sao? Qua kì thi khoảng hai tuần là kết quả. Khi có kết quả con bạn nó hào hứng vì đã đạt được học sinh giỏi, điểm cao.. Vừa tan học chúng đã chạy về la lớn: 'Cha ơi, mẹ ơi con được học sinh giỏi rồi.'Nhìn nó vui nhưng nó vui vì nó không bị la và được ba mẹ khen giỏi, được bạn dẫn nó đi chơi. Nhưng lạ là khi các bạn cầm tờ phiếu kết quả lên xem. Các bạn lại không nói ra những lời khen như chúng tưởng tượng. Mà đại loại như sẽ nói: 'Ủa sao toán có 8.5 thế này? Trời ơi mày học hành kiểu gì mà anh văn có 8 vậy con? Thi một đống môn mà có ba, bốn cái mười là sao? Mày ôm điện thoại cho lắm vào. Cái gì mày đứng có hạng 7 thôi à? Ngu gì mà ngu thế? Trong lớp bao nhiêu đứa giỏi? Rồi con bà tư được hạng mấy?'Và hàng ngàn câu hỏi khác của bạn đặt ra, kế tiếp là trách móc.. Sự hi vọng của con bạn nó biết mất một cách đau đớn. Những lời khen, sự tự hào nó nghĩ ra đều không diễn ra. Mà cái nó đang nhận là sự trách móc, so sánh.

    Trẻ con nó ngây thơ lắm. Cho dù ở độ tuổi mười bốn, mười lăm nó cũng vậy thôi. Làm ơn hãy tạo ra một tí động lực cho con bạn có cái mà phấn đấu, hi vọng. Hãy thử cởi mở ra với con bạn hơn. Trong quá trình học tập hãy chia sẻ áp lực của chúng nhiều hơn. Và khi có kết quả hãy bỏ ra hai, ba câu khen thưởng để cho chúng vui vì khoảng thời gian gian nan kia được báo đáp.

    Hãy thấu hiểu con của bạn hơn. Đừng để giữa con và cha mẹ lại phải bị ngăn cách bởi một vách ngăn mà chính các bạn là người đã tạo ra.
     
    shashaTiểu Linh Linh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 5 Tháng chín 2020
  2. HoaKhai Một con mèo lành mạnh và cả tâm hồn tinh tế

    Bài viết:
    7
    Người lớn đã từng là trẻ con nhưng đứa con thì chưa từng là người lớn.

    Có bao giờ bạn cảm thấy bị tủi thân trong cái ngôi nhà mang tên gia đình, nơi mình được lớn lên, được chăm sóc, bảo vệ nhưng đồng thời cũng là nơi mình cảm thấy bị dư thừa hay không? Chắc hẳn cũng có nhỉ dù là đa số hay thiểu số.

    Đó là ở độ tuổi dậy thì khi các bộ phận cơ thể bắt đầu thay đổi để phát triển, ở tuổi nổi loạn khi mong muốn được làm theo ý mình, được công nhận, được lựa chọn theo sở thích cá nhân mà không phải bị quản lí bởi gia đình hay thầy cô, ở độ tuổi cảm xúc nhạy cảm nhất, dễ nóng giận, dễ sa đọa và luôn mong muốn được tôn trọng, được ủng hộ từ những người thân của mình.

    Do những sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể dẫn đến những thay đổi trong cảm xúc con trẻ, làm bậc cha mẹ đa số ai cũng mong muốn con mình lớn lên không sa vào những cái sai mà họ đã từng mắc phải, tất cả muốn tốt cho con vì một tương lai tốt đẹp, hoàn hảo phía trước. Thế là họ định hướng cho con, vẽ luôn cho con những con đường tốt nhất, đó có thể là học thêm để có kết quả cao trong học tập, đó là can thiệp sâu vào đời sống riêng tư không cho yêu đương, giao du bên ngoài với những đám bạn mà họ cho là hư hỏng bởi một suy nghĩ rằng con chỉ tốt đẹp nếu ở trọng vòng tay của ba mẹ.

    Thừa nhận rằng vì độ tuổi này dễ sa lầy vào các tệ nạn, thói xấu xa bên ngoài xã hội nên cần có sự xem xét của gia đình. Nhưng các bậc phụ huynh có từng nghĩ rằng cách quản lí nghiêm sẽ dẫn đến phản tác dụng, là sai trong cách giáo dục con cái không?

    Bố mẹ cần quản con cái, luôn bảo vệ, che chở con nhưng ở một phạn vi vừa phải và đúng mức.

    Khi con muốn làm họa sĩ bố đừng bắt con đi học Toán, Hóa vì con rất áp lực với môn tự nhiên, khi con học được Văn, làm được thơ bố đừng so sánh con với các bạn thi Tiếng Anh giỏi, mẹ đừng khiến con mệt mỏi với những lần bắt buộc khai báo hôm nay đi đâu, làm gì, giao du với những ai..

    Trẻ con ở độ tuổi thanh xuân rất dễ căng thẳng khi bị phụ thuộc, bị can thiệp sâu vào đời sống. Sự nhạy cảm trong cảm xúc rất dễ khiến các em "nổi loạn". Nổi loạn ở đây có thể chịu đựng vô điều kiện nhưng thân tâm không can tâm có thể là trầm cảm, nhưng đôi khi nổi loạn là chống phá càng cấm càng làm, điều này rất dễ dẫn đến nhiều kết quả xấu không lường trước được.

    Các em ở độ tuổi này tiếp cận nhiều môi trường hơn, có gia đình, bạn bè, thầy cô và môi trường xã hội, chính vì vậy khi môi trường không thuận lợi các em rất dễ bị áp lực gia đình, áp lực thi cử, học hành, áp lực bạn bè khi bị bạo lực học đường, và vân vân..

    Chính vì vậy để giáo dục trẻ em đạt được một kết quả tốt nhất, tránh những hậu quả phản lại thì thiết nghĩ các bậc phụ huynh nên thấu hiểu con nhiều hơn. Bằng cách tâm sự với con nhiều hơn, hãy lắng nghe lời con nói, lắng nghe con muốn làm gì, khả năng của con ở phạm vi gì, con có những người bạn như thế nào? Việc học hành của con có áp lực không? Con có những mong muốn gì, con có những thắc mắc hay không hài lòng với ba mẹ không? Và thay vì ba mẹ cấm con không được làm này kia, cấm con không được yêu đương nhăng nhít, cấm con đủ thứ thì ba mẹ có thể nói: Mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu con vừa học tốt vừa quen bạn mới, Con dạo này hơi sa sút con có thể chia sẻ với mẹ dạo này con có chuyện gì à.. Đa cách nói khiêm tốn để giúp bạn với con bạn gần gũi nhau hơn tại sao lại không thử, thay vì quá nghiêm khắc thì ba mẹ nên mở lòng để giao tiếp với con nhiều hơn. Khi bạn mở lòng để rút ngắn khoảng cách lại với con thì chắc chắn con bạn cũng không cảm thấy phải dè chừng, khó chịu khi phải trải lòng mình với ba mẹ vì ở đây ba mẹ đã thật sự lắng nghe lời con nói.

    Có lẽ chính vì sự không đồng điệu trong cảm xúc, suy nghĩ thì sẽ có những đứa con thật sự tổn thương khi sống trong một gia đình không được hạnh phúc. Có thể giàu, hoặc vừa đủ, hoặc nghèo một ít nhưng gia đình phải là nơi để về trong những lần nắng gắt hoặc gió bão của cuộc sống. Đừng bắt con phải trốn tránh việc về nhà, đừng biến gia đình là nơi không an toàn, và đừng biến gia đình là nơi không thích hợp để quay về nữa rồi.

    Để là một người bố, người mẹ tuyệt vời đầu tiên hãy thấu hiểu, lắng nghe trái tim con.

    * * *

    Cảm xúc cá nhân của HoaKhai các bạn đọc và cho lời khuyên nhé
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...