Hãy Sống Ở Thể Chủ Động - Nguyễn Tuấn Quỳnh

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Chiracat, 24 Tháng sáu 2018.

  1. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Tản mạn về phá sản

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Từ cuối năm ngoái, thông tin không mấy sáng sủa do VCCI công bố về các doanh nghiệp giải thể, phá sản, “biến mất” hoặc chết lâm sàng và có thể lên đến 10% số doanh nghiệp hiện có đã gây một cú shock đối với nền kinh tế. Làm kinh doanh trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, thị trường bị co hẹp, van tín dụng ngân hàng bị khóa chặt, công nợ khó đòi tăng cao và hàng tồn kho ứ đọng... thì việc đóng cửa, phá sản hay sáp nhập cũng là điều hết sức bình thường. Thế mới biết, làm chủ doanh nghiệp không chỉ là đi xe đẹp, ở nhà cao, du hí nước ngoài, được ra lệnh, được kính trọng mà còn khốn khổ với việc bán hàng, thu nợ, trả lương cho nhân viên và đóng thuế. Trầm cảm, stress, mất ngủ, bạc tóc, đau nhức toàn thân cũng là điều hết sức bình thường. Cạnh tranh, thị trường, kinh doanh vốn khắc nghiệt và đào thải là tất yếu.

    2. Năm 1991, khi còn là một cậu sinh viên năm thứ hai Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, tôi đã bắt đầu nghiên cứu về luật phá sản. Tôi tìm đọc các tài liệu trong Thư viện Khoa học tổng hợp Hồ Chí Minh, cũng như nghiên cứu Luật phá sản doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc. Tôi đã khá ngạc nhiên về tính nhân bản của Luật phá sản. Với suy nghĩ non nớt lúc đó, tôi đã cho là nếu như để doanh nghiệp phá sản, không trả được nợ thì người chủ phải đi tù. Trong khi đó, Luật phá sản các nước lại cho phép chủ doanh nghiệp được thương lượng với các chủ nợ, được hỗ trợ, tạo điều kiện để gầy dựng lại hoạt động kinh doanh và chỉ khi nào đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể vực dậy, doanh nghiệp mới được phát mãi, phá sản và người chủ sẽ bị cấm không được lập một doanh nghiệp mới trong một thời gian. Sau này, tôi nhận thức sâu sắc là kinh doanh luôn đối diện với rủi ro. Nên chuyện thành bại cũng là lẽ thường. Không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới bị phá sản. Các công ty đa quốc gia lừng lẫy một thời vẫn nộp đơn phá sản như trường hợp của Kodak, General Motors...

    3. Qua 18 năm làm kinh doanh, tôi đã trực tiếp tham gia hoặc tư vấn cho nhiều thương vụ mua bán công ty. Riêng trong năm 2011 là hai thương vụ sáp nhập và một thương vụ bán đứt công ty cho một đối tác và họ sử dụng tài sản công ty vào một mục đích kinh doanh khác. Vụ sáp nhập đầu tiên là giữa hai nhà phân phối lớn tại TP. Hồ Chí Minh của một nhãn hiệu có uy tín. Trước đây, họ là đối thủ cạnh tranh quyết liệt của nhau. Mặc dù, trong các hội nghị, họp mặt, họ vẫn gặp nhau, tay bắt mặt mừng, thống nhất với nhau về chuyện này, chuyện kia nhưng lập tức ngay sau đó là những chiêu thức cạnh tranh khốc liệt, đúng nghĩa với câu thành ngữ: thương trường là chiến trường! Một nhà phân phối vì lý do cá nhân muốn rút lui khỏi thị trường và nhiều người lăm le muốn nhảy vào mua lại. Tôi đã tư vấn cho nhà phân phối còn lại mạnh dạn đàm phán mua lại, sáp nhập hai công ty với nhau để giảm chi phí và tăng sản lượng kinh doanh, tăng “tiếng nói” trên thị trường. Vụ sát nhập thành công và hiện nay, công việc kinh doanh của họ rất tốt! Người bán thì cũng khá hài lòng với mức giá cao hợp lý cũng như nhân viên của mình vẫn đảm bảo được việc làm với thu nhập tốt hơn.

    4. Trong năm 2011, tôi cùng Hội đồng quản trị đã xin ý kiến cổ đông để bán một công ty chế biến gỗ xuất khẩu. Công ty đã hoạt động được tám năm và thị trường chính là xuất khẩu đồ gỗ cho các siêu thị ở Anh, Hàn Quốc thông qua các công ty thương mại Đài Loan, Hongkong. Do không có thương hiệu riêng và thị trường xuất khẩu rất bấp bênh, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nên công ty thường xuyên bị thiếu đơn hàng. Để đảm bảo có việc làm cho công nhân, công ty phải “quơ quào” các đơn hàng có trên thị trường với mức giá không có lời. Các đơn hàng lạ thì tỷ lệ phế phẩm lại cao, càng sản xuất thì càng bị lỗ. Vì vậy, tôi đã đề xuất bán lại công ty này. Có cổ đông sáng lập của công ty, là những người đầu tiên gầy dựng nên xí nghiệp gỗ đã rất buồn lòng và chất vấn tôi gay gắt. Tại sao lại bán xí nghiệp gỗ khi đó là xương máu của một thế hệ cô chú đi trước? Tại sao các công ty chế biến gỗ khác vẫn tồn tại và phát triển mà mình lại đi bán, v.v...? Tôi đã giải trình đầy đủ bằng những số liệu và thực trạng hoạt động, hiệu quả của xí nghiệp gỗ và sau đó, đã nhận được sự đồng thuận của cổ đông. Rõ ràng, tâm lý coi việc bán doanh nghiệp hay sáp nhập là một sự thất bại đang rất phổ biến trong nhận thức của nhiều người.

    5. Một vấn đề nữa đó là tinh thần của nhân viên, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt của những doanh nghiệp bị sáp nhập. Tâm lý lo lắng, sợ mất việc làm, sợ không được trọng dụng là phổ biến. Mặc dù, ai cũng hiểu rằng, những người mua lại công ty đều mong muốn đây là một khoản đầu tư có hiệu quả và cũng không thể tìm đâu ra những nhân viên tốt hơn những nhân viên hiện hữu. Tôi đã chia sẻ với những nhân viên của mình là phải hết sức tự tin. Mỗi chúng ta đều có những giá trị nhất định, đều có thể làm xuất sắc công việc được giao và sẽ làm việc ở những công ty nào mà chúng ta thấy phù hợp. Chúng ta có quyền chọn lựa “Chúa tốt để phò”. Và giai đoạn sáp nhập là thời điểm mà chúng tôi đánh giá tốt nhất bản lĩnh của nhân viên. Những người tự tin, bình tĩnh và vẫn làm tốt các công việc của mình trong giai đoạn sáp nhập là những người xuất sắc và thường sẽ tiếp tục được trọng dụng dưới “triều đại mới!”

    6. Thông tin đồn đại trên thị trường trong những vụ sáp nhập cũng là vấn đề đau đầu. Tôi có khá nhiều kinh nghiệm “xương máu” về vấn đề này. Tôi đã tham gia một cuộc đàm phán để bán lại một công ty A do tôi điều hành cho một công ty lớn hơn trong ngành là B. Lãnh đạo cao cấp hai bên đã cam kết giữ bí mật thông tin và ký thỏa thuận bảo mật. Vậy mà, một giờ sau cuộc đàm phán, thông tin đã xuất hiện trên thị trường. Ngày sau, nhân viên kinh doanh của công ty B đã đến khách hàng của công ty A để thông báo việc công ty mình sẽ mua lại trong khi tiến trình đàm phán chỉ vừa bắt đầu và chưa có điều gì cụ thể hết. Thị trường náo loạn, khách hàng gọi cho tôi liên tục. Tôi cũng không thể trách lãnh đạo công ty B được vì thị trường cạnh tranh quá khốc liệt. Cuối cùng, vì một số lý do khác nữa, chúng tôi đã dừng lại việc đàm phán bán công ty A và phải thông tin công khai cho khách hàng của mình!

    7. Phá sản, giải thể, sáp nhập sẽ là những từ phổ biến trong những ngày sắp tới. Theo thống kê thì 70% các doanh nghiệp mới thành lập tồn tại không quá ba năm. Với môi trường kinh doanh nhiều biến động, chính sách vĩ mô thay đổi nhanh và không ổn định, nhất quán, việc kinh doanh càng ngày càng khó khăn, rủi ro thất bại là rất cao. Vì vậy, bên cạnh những câu chuyện thành công, cũng rất cần chia sẻ những thông tin, câu chuyện về thất bại cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ, đang hăm hở bước vào con đường kinh doanh. Bên cạnh đó, Luật phá sản cũng cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp để những doanh nghiệp không thành công, có thể được “chết” theo đúng luật, các quan hệ nghĩa vụ, trách nhiệm được giải quyết dứt điểm. Qua đó, cái nhìn của xã hội với những doanh nhân “phá sản” cũng thân thiện và chia sẻ hơn!
    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  2. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Tất niên!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những ngày giáp Tết, tôi vất vả với các buổi tiệc tất niên. Chỗ nào cũng tình nghĩa hết. Một buổi tối, chạy 2, 3 sô là bình thường. Chúc mừng, cụng ly, hát hò liên tục đến mức khàn tiếng và hâm hấp sốt!

    Có những tiệc tất niên sang trọng, uống Ballentine, có ca sĩ nổi tiếng hát giúp vui và cũng có những bữa tất niên đạm bạc, chỉ là một bữa cơm trưa để tiễn công nhân về quê ăn Tết! Những buổi tất niên, dù sang dù hèn vẫn thấm đượm tình đồng nghiệp!

    Tiệc tất niên là một dịp để tôi chia sẻ và lắng nghe tâm sự của nhân viên. Khi mà không khí buổi tiệc thân mật, khoảng cách giữa sếp và lính như gần lại, người ta dễ mở lòng hơn. Có những người, đôi khi cả năm tôi chỉ gặp một lần vào dịp này. Qua các cuộc trò chuyện, tôi nhận ra rằng, nhân viên để ý sếp rất kỹ. Những bài báo tôi viết, những lần tôi xuất hiện trên truyền hình... được các bạn nhân viên nhắc với sự ngưỡng mộ. Còn bản thân tôi thì ngượng chín người khi nghe như vậy!

    Không những thế, những lời nói tại bàn tiệc, dù là lúc tôi đã ngà ngà say cũng được nhân viên ghi nhận và chú ý. Sau buổi tiệc, một chị trưởng phòng gặp tôi và nói: Chị rất thích cách tôi cư xử trong tiệc tất niên hôm qua, đó là khi tôi nói với một bạn nhân viên khi bạn này gọi tôi là sếp: “Hãy gọi anh là anh thôi!” Tôi có nhớ mang máng chuyện này nhưng không ngờ những lời mình nói, tưởng vô thưởng vô phạt lại bị cấp dưới để ý như vậy. Hoặc là chỉ cần nhìn thấy tôi suy tư, có bạn nhân viên đã cầm ly bia đến mời và hỏi: “Sao nhìn anh buồn vậy?” Lại phải cười, nói, reo hò để không khí tiệc tất niên luôn sôi động, để những người đồng nghiệp thân yêu cảm nhận trọn vẹn tình cảm ấm áp của một gia đình thứ hai!

    Tiệc tất niên cũng là dịp để mọi người tổng kết lại một năm trong không khí nhẹ nhàng, vui vẻ. Nhờ vậy mà những nhận xét, đánh giá cũng chân thành và tích cực hơn. Có lẽ đây cũng là dịp tốt nhất để góp ý và giãi bày. Với tâm lý còn những gì uẩn khuất trong lòng thì nói ra để năm sau bắt đầu bằng những niềm vui, sự hợp tác tích cực, tôi cũng đã nhận được rất nhiều đánh giá, chia sẻ của nhân viên với bản thân mình. Tôi tâm niệm là đã làm quản lý phải là một người ”đàn anh“ thật sự. Phải bao dung, phải thông cảm, biết cách đứng đằng sau nhân viên và phải dám chịu trách nhiệm. Vì vậy, tiệc tất niên cũng là nơi tôi thể hiện sự ”đàn anh“ của mình. Những sai sót, lỗi lầm của nhân viên trong năm vừa qua, sẽ được góp ý nhẹ nhàng với thiện ý mong muốn nhân viên mình sẽ tốt hơn, hoàn thiện hơn! Tôi lớn lên, trưởng thành cũng nhờ những lần như vậy!

    Tiệc tất niên cũng là nơi để nói lên lời cảm ơn. Có nhiều nhân viên đã làm việc xuất sắc trong suốt năm qua nhưng tôi chưa khen ngợi họ bao giờ. Có thể là ít có cơ hội gặp gỡ riêng hoặc tâm lý đợi đến cuối năm, mới đánh giá kết quả làm việc một lần nên tại tiệc tất niên, tôi luôn động viên khen ngợi những đồng nghiệp xuất sắc. Tôi hiểu cái siết chặt tay, lời động viên, khen ngợi luôn là những động lực mạnh mẽ để mọi người nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong tương lai. Chợt nhận ra rằng, sao mình tiết kiệm lời khen ngợi trong năm quá vậy! Một lần khen ngợi vào dịp tất niên là quá ít!

    Tiệc tất niên cũng là dịp để nhìn về tương lai. Khi sống trong không khí tập thể gắn bó, đoàn kết, các mục tiêu, kế hoạch của năm sau dường như không còn là quá khó để đạt được. Rất nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực được đưa ra trong những bữa tiệc như vậy. Dường như, bứt ra khỏi văn phòng với những áp lực triền miên, sức sáng tạo của con người được phát huy?

    Cuối năm không chỉ dự tiệc tất niên ở công ty của mình mà còn được công ty bạn bè, đối tác mời. Chỗ nào cũng tình nghĩa. Đã đi chỗ này rồi mà không dự chỗ khác thì thể nào cũng bị trách móc. Vậy là phải ráng sắp xếp để đi dự đầy đủ nhất có thể được. Vào tiệc, cứ ngồi nhấp nhỏm để khai mạc tiệc xong, ăn 2, 3 món đầu là chạy qua chỗ khác. Tần suất chạy sô còn hơn ca sĩ ngôi sao. Nếu các nơi tổ chức tất niên gần nhau thì còn đỡ. Không may, ở hai đầu thành phố thì chỉ có thể đi xe ôm vì ô tô thì kẹt cứng.

    Có tiệc tất niên, không chỉ có nhân viên mà còn có sự tham dự của người thân trong gia đình. Nhìn những bé bụ bẫm trong khi nhân viên mình thì gầy còm, hiểu thêm về trách nhiệm và sự giỏi giang của nhân viên. Nhớ lại món tiền thưởng mà mình sắp trao, chạnh lòng vì thấy nó ít ỏi quá so với vật giá leo thang cũng như gánh nặng trong việc chăm lo con cái của nhân viên. Lại ngậm ngùi!

    Tất niên nhiều nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, là không tập thể dục, là tăng cân, là thiếu ngủ, là bệnh tật. Dẫu biết rất rõ như vậy nhưng không tránh được. Một ông anh khuyên là phải biết nói “Không”, bỏ tất niên mà về chơi với con. Nói thì dễ nhưng làm sao khó quá. Nếu như ai đã từng chứng kiến sự mong đợi của nhân viên khi có mặt sếp dự tất niên thì sẽ thông cảm và chia sẻ được! Cũng may, mỗi năm chỉ có một lần Tết để mà tất niên!

    Lại hát nghêu ngao: “Tết nhất làm chi, ai bày, tết nhất làm chi...”

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  3. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Hạnh phúc của doanh nhân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày cuối năm mà lịch họp vẫn dày đặc. Cố gắng đi làm sớm, đến quán café quen, ăn sáng một mình và dành cho bản thân những phút giây tĩnh lặng. Chợt nhớ vừa rồi, khi tham gia giảng dạy cho 40 bạn sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mình đã yêu cầu các em phải dành ít nhất là 5 phút mỗi ngày để suy nghĩ về bản thân. Các em rất tâm đắc, ghi chép cẩn thận nhưng mình thì đã không thực hiện được! Mới thấy, thời gian mình dành cho bản thân ít ỏi quá!

    Nhịp sống hối hả, những cuộc họp triền miên, những chuyến công tác trong và ngoài nước liên tục, ăn uống thất thường, rượu bia vô độ đã làm mình già và yếu đi thấy rõ. Gần đây, lại không duy trì được việc chơi tennis đều đặn, cơ thể trở nên nặng nề. Lần khám sức khỏe định kỳ sắp tới, chắc chắn là sẽ phải uống thuốc. Nhớ lần vừa rồi tại Thâm Quyến, một ông bác sĩ theo trường phái Tây Tạng, đoán bệnh qua vân tay, đã phán chắc nịch là: Anh bị mỡ trong máu, cholesterol cao, thận yếu... phải mua ngay thuốc của chúng tôi về uống nếu không thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn. Mình đã tủm tỉm cười và nói rằng, bác sĩ nói chính xác, mười người như em thì đến chín người bị như vậy rồi! Bác sĩ Tây Tạng này thất vọng ra mặt khi mình không mua “tiên dược” của họ và cũng không mua luôn thuốc trị bỏng, “công hiệu mà giá rẻ bất ngờ”!

    Mỗi ngày, khi thức giấc buổi sáng, mình cảm nhận rõ cuộc đời là những sự lựa chọn. Với mình, sẽ lựa chọn chuyện đưa con đến trường, dẫn con vào lớp học, hôn con và chúc con học giỏi với chuyện xách vợt tennis ra sân. Thật lòng mà nói, dạo sau này, mình đều chọn việc đưa con đến trường. Mình luôn nhận thấy thời gian mình dành cho hai con quá ít ỏi. Hai thiên thần nhỏ, hai cô công chúa của mình thì lại quá dễ thương và đáng yêu, “đeo” ba tới cùng mỗi khi có thể. Đến công ty, lại lên danh sách các công việc phải làm trong ngày, cũng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Đó cũng là những sự lựa chọn. Buổi trưa thì phải quyết định là sẽ ăn cơm văn phòng chung với các đồng nghiệp vui nhộn hay lang thang bên ngoài. Cuối giờ chiều, khi ngước nhìn ngoài cửa sổ thì màn đêm đã sập xuống thì lại phải trả lời câu hỏi, về nhà sớm với con hay đi lai rai với bạn bè! Cho nên, mình rất tâm đắc với định nghĩa: ”Hạnh phúc là sáng muốn đi làm và tối muốn về nhà!”

    Trong thời đại mà sự thay đổi diễn ra chóng mặt, việc tự học là điều bắt buộc. Một tuần vào lại nhà sách là thấy choáng ngợp với các cuốn sách vừa xuất bản. Chỉ cần đọc những cái tựa thôi là đã thấy lo lắng. Làm sao đọc hết được đây? Mà xem qua thì thấy cuốn sách nào cũng hay, cũng cần cho công việc và cuộc sống. Rồi những lúc lang thang trên mạng, vào những trang web hay, lại kinh hoàng với những kiến thức mới. Đọc ngấu nghiến như sợ nó biến mất, ghi ghi chép chép, copy lưu vào máy tính nhưng gần như chưa bao giờ xem lại. Vì vậy, càng cảm nhận sâu sắc “bể kiến thứ” mênh mông và sự hiểu biết hạn hẹp của mình!

    Bây giờ cũng có rất nhiều khóa học hay, ngày càng đi sâu vào vấn đề tâm lý, động viên con người hơn là kỹ năng, kỹ trị. Tranh thủ thời gian đi học, tham gia tích cực vào những buổi lên lớp mà sẵn sàng bỏ qua việc vị trí xã hội, kinh nghiệm quản lý của mình có thể cao hơn người đứng lớp hoặc mình quá già so với các bạn đồng học khác. Lại tìm thấy niềm vui trong việc tiếp nhận kiến thức mới, có thêm những người bạn hay việc bình thản thay mặt nhóm lên trình bày theo yêu cầu của thầy. Học xong một khóa lại muốn học tiếp khóa khác nhưng sợ trùng với lịch đi công tác sắp tới. Về nhà, thì suy nghĩ miên man việc vận dụng những điều đã học cho công việc và cuộc sống cá nhân. Nghiệm ra được một điều, những kiến thức kinh doanh học được hoàn toàn có thể áp dụng vào cuộc sống, đặc biệt là việc giáo dục con trẻ. Sau khi học về MBO (quản trị theo mục tiêu), OGSM, KPI ở trường thì về nhà trao đổi liền với con về định hướng cuộc đời, mục tiêu học hành, các phương pháp để đạt được mục tiêu và các thước đo đánh giá. Con gái, vui vẻ chấp nhận và nghiêm túc thực hiện mà không biết rằng, những chuyện này, ba vừa được học trên lớp!

    Khối lượng công việc ngày càng tăng, áp lực đè nặng lên vai mình và những đồng nghiệp. Đôi khi vì bận rộn quá, stress quá mà con người trở nên nóng tính, cáu gắt và khép kín, thu mình lại. Mình đã chọn cách sống cởi mở, chân thành và mong muốn những đồng nghiệp cũng giống vậy. Nhưng đúng là không thể! Sự phân công rạch ròi, “tối tăm mày mặt” với công việc làm nhiều bạn “mackeno” với mọi thứ xung quanh. Vai trò điều tiết, chia sẻ của lãnh đạo là bắt buộc. Qua đó, càng cảm nhận sâu sắc sự may mắn của bản thân và yêu thương hơn những bạn đồng nghiệp. Bởi vì, nếu như không có sự ổn định nhất định về tài chính cá nhân, không ở một vị trí nhất định trong công ty, có chắc là mình sẽ luôn giữ được nụ cười trên môi, sự phóng khoáng và mở lòng như vậy không?

    Một bạn nhân viên tâm sự: Em hơn 30 tuổi rồi, lương ba cọc ba đồng, đang ở nhà thuê, làm sao em dám cưới vợ sếp ơi? Nhìn lại thì đa số nhân viên đều có hoàn cảnh tương tự. Thương các em lắm! Tâm sự với các em về quãng đường vừa qua của mình: cũng ở nhà thuê nhỏ xíu trong khu tập thể của một trường học, lấy vợ khi là anh nhân viên quèn với lương thấp hơn bây giờ nhiều. Mười mấy năm đi làm, gặp nhiều may mắn cùng với sự cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ giúp đỡ của những người xung quanh, bây giờ cuộc sống của mình đã tạm ổn. Mình thật lòng mong muốn và cầu chúc các em sẽ can đảm lập gia đình và thành công trong cuộc sống! Nhiều em cười buồn nhưng rồi cũng gửi thiệp cưới! Hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời đôi khi là đi cùng với sự nỗ lực, vượt qua khó khăn của mỗi người!

    Quán café đang mở những bản nhạc xuân rộn rã. Ở cái tuổi và trong trạng thái cảm nhận được sự hữu hạn của đời người, mình vẫn thấy một niềm vui nho nhỏ dấy lên trong lòng. Ngày mai, sẽ là một ngày đầu năm mới! Còn bao dự định, ấp ủ, ước mơ sẽ được thực hiện trong những ngày sắp tới! Càng yêu quý hơn mỗi giây phút mình may mắn có mặt trong cuộc đời này!

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  4. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Trải nghiệm tìm giá trị

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Được biết đến như một trong những doanh nhân trẻ có khả năng đảm nhiệm cùng lúc nhiều cương vị khác nhau, ở những doanh nghiệp khác nhau, cuối năm 2012, doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh khiến nhiều người ngạc nhiên khi anh từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Và sau đó, trái ngược với dự định “nghỉ hưu”, anh nhận lời đảm nhiệm một vị trí mới tại SFC - Công ty CP Nhiên Liệu Sài Gòn. Những trải nghiệm mới khiến “nhân sự cấp cao” như anh khó có thể nghỉ ngơi.

    Trưởng thành từ PNJ

    - Một câu hỏi mà có lẽ nhiều người thắc mắc: Điều gì khiến anh từ nhiệm cương vị lãnh đạo tại một công ty đang ăn nên làm ra và anh cũng đã có thời gian dài gắn bó?

    Tôi làm PNJ khoảng năm năm, từ 2007 cho đến 2012. Nhưng việc tôi từ nhiệm cương vị Phó Tổng Giám đốc PNJ vì tôi biết mình không phải là người phù hợp với kinh doanh nữ trang. Tôi đã gắn bó với ngành xăng dầu, gas từ năm 1994, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

    Tại PNJ, tôi cũng được giao phụ trách hoạt động đầu tư và kinh doanh gas. Năm 2008, tôi đã là Chủ tịch HĐQT SFC. Vì vậy, tôi nghĩ chặng đường 5 năm làm việc ở PNJ của mình đã tương đối đủ.

    Tôi vẫn muốn mình được làm việc trong lĩnh vực mà mình có kiến thức, mối quan hệ, đó là lĩnh vực xăng dầu. Bên cạnh đó, tuy từ nhiệm nhưng tôi không phải đã nghỉ ở PNJ hoàn toàn. Hiện nay, tôi vẫn là thành viên HĐQT của PNJ.

    - Chia tay công việc khi đang ở một vị trí cao cấp, điều này theo lẽ thông thường sẽ khiến nhiều người cho rằng anh có vấn đề gì đó, với những ấn tượng có thể không hoàn toàn tốt đẹp, về nơi mình đã ra đi ?

    Tôi khẳng định PNJ là môi trường rất tốt. Trước khi về PNJ, tôi trải qua các công việc ở một doanh nghiệp nhà nước và một Công ty cổ phần có quy mô nhỏ. Chỉ khi bước vào PNJ, tôi mới được thực sự làm việc ở một Công ty lớn, chuyên nghiệp, có văn hóa doanh nghiệp tốt. Những trải nghiệm tại PNJ chính là hành trang quan trọng để tôi tự tin trên chặng đường tiếp theo của mình, đặc biệt trong việc quản trị điều hành doanh nghiệp.

    - Đó là lý do khiến anh nhận lời làm Tổng Giám đốc tại SFC - nơi mà anh cũng đã gắn bó nhiều năm với cương vị Chủ tịch HĐQT ?

    SFC cũng là một doanh nghiệp thành lập từ năm 1975 và đã từng là Công ty cung ứng chất đốt cho thành phố những năm sau giải phóng. Doanh thu của SFC trong năm 2012 là trên 2.100 tỷ. PNJ đang là cổ đông lớn nhất của SFC nên việc tôi tham gia điều hành SFC cũng là bình thường. Tất nhiên, tính chất công việc của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc là rất khác nhau. Tôi có may mắn là đã gắn bó với Công ty SFC trong suốt 5 năm nên cũng không quá bỡ ngỡ khi bắt tay vào công việc Tổng Giám đốc.

    - Quay trở lại với đúng thiên hướng và niềm yêu thích của mình là kinh doanh xăng dầu, anh “như cá gặp nước”?

    Thật sự, tôi thấy thích và tự tin. Xăng dầu là lĩnh vực tôi đã gắn bó gần 20 năm. Tuy nhiên, khi đảm trách chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, tôi vẫn cảm thấy áp lực rất lớn. Bởi kinh doanh xăng dầu tại thời điểm hiện nay rất khó khăn.

    Hầu hết các công ty bán lẻ xăng dầu lớn hiện đều đã niêm yết và có thể dễ dàng kiểm tra được kết quả hoạt động kinh doanh. Qua đó, có thể thấy là lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang khá thấp. Nguyên nhân là do cơ chế quản lý xăng dầu hiện nay còn nhiều bất cập và thù lao bán lẻ xăng dầu bị duy trì ở mức thấp. Điều này buộc doanh nghiệp phải tập trung, chuyên nghiệp hơn, cắt giảm chi phí, quản trị nhân sự tốt và nhanh nhạy với thị trường.

    Do đó, tôi phải cố gắng học từ sách vở, từ chỉ dẫn của người đi trước và những trải nghiệm của chính bản thân để nâng cao năng lực điều hành, và hoàn thiện bản thân.

    Tôi ý thức rất rõ là việc điều hành của Tổng Giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tôi cũng hiểu là mình đang chịu trách nhiệm không chỉ với 300 cán bộ lao động của SFC mà còn với gia đình của họ, với cổ đông, đối tác...

    CEO - công việc tốt nhất để hoàn thiện bản thân

    - Điều này dường như rất trái ngược với ý định trước đây, khi anh chia sẻ rằng mình muốn “nghỉ hưu”...

    Khi tôi chia sẻ ý định muốn “nghỉ hưu”, tức là muốn nghỉ các công việc đang trực tiếp điều hành, không có nghĩa là tôi cắt đứt hoàn toàn với các công ty mình đang gắn bó. “Nghỉ hưu” theo nghĩa đó, tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xã hội, đào tạo, chia sẻ. Nhưng khi được yêu cầu, tôi vẫn sẵn sàng và hăm hở cho công việc mới.

    Tôi nhận ra rằng, trong hành trang của mình, tôi chưa bao giờ là CEO của một công ty lớn nên đây là một cơ hội tốt để tôi thử thách bản thân và trải nghiệm. Công việc này, cũng sẽ giúp tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để chia sẻ với các bạn trẻ, thế hệ đàn em. Tuy nhiên, nhiệm kỳ Tổng Giám đốc của tôi cũng chỉ có ba năm mà thôi!

    - Có thể hiểu anh không muốn trách nhiệm của mình dài lâu với SFC?

    Thực tế, theo điều lệ mới của công ty, nhiệm kỳ của tôi là ba năm. Có thể hết thời gian đó HĐQT sẽ xem xét và bản thân tôi cũng vậy. Như đã nói, lúc này, tôi chỉ tập trung toàn lực để thực thi tốt nhất công việc điều hành của mình. Ở đời, gắn bó với nhau cũng cần có cái duyên nữa!

    - Tôi thấy hiện tại anh đang tham gia đào tạo tại Trường Doanh Chủ và anh cũng là Chủ tịch HĐQT tại đây?

    Ở đó tôi là cổ đông lớn nhất. Trường Doanh Chủ thành lập từ năm 2007 và hiện nay, đang là nơi đào tạo có uy tín trong lĩnh vực đầu tư cá nhân, quản trị doanh nghiệp, nghiệp chủ, khởi nghiệp... Tôi yêu thích công việc chia sẻ, giảng dạy vì tôi cho rằng, đây là công việc có ý nghĩa xã hội rất lớn. Tôi mong muốn thế hệ đi sau sẽ giỏi hơn, thành công hơn nhờ vào nỗ lực của họ và những chia sẻ của thế hệ đi trước.

    - Được biết anh còn là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Văn hóa Phương Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP HCM - YBA... Nhiều chức danh quản lý như vậy có khiến anh mất tập trung với công việc ở SFC ?

    Tôi vẫn tập trung nhiều thời gian và công sức với SFC. Các công ty khác, tôi chỉ tham gia HĐQT nên cũng không mất quá nhiều thời gian. Đây đều là các công ty lớn và có ban điều hành chuyên nghiệp.

    Tại thời điểm này, công việc kinh doanh rất khó khăn. Tôi nghĩ “hơn nhau” là ở mức độ tập trung. Tập trung toàn thời gian. Tập trung toàn tâm trí. Hơn nữa, nhờ sự tham gia HĐQT ở các công ty khác cũng giúp tôi có thêm những mối quan hệ mà còn bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quản trị điều hành.

    - Mặc dù nhiệm kỳ ba năm của anh mới bắt đầu nhưng anh nghĩ thế nào về “nghề CEO”?

    Đó là một nghề khá thú vị. Nó đòi hỏi nhiều, nhưng giá trị mang lại cho người làm CEO cũng rất lớn. Thật ra, một trong những giá trị lớn nhất của nghề CEO chính là việc buộc người giữ vị trí này phải tự học, tự hoàn thiện bản thân cẩn trọng, suy xét thấu đáo cũng như chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình và của tập thể. Bên cạnh đó, CEO còn là người quyết định văn hóa doanh nghiệp, tác động rất mạnh đến thương hiệu của công ty nên CEO còn phải gương mẫu và chuyên nghiệp.

    - Vậy theo anh, vừa là CEO, vừa là Chủ tịch HĐQT - đó là thuận lợi hay áp lực?

    Điều đó tùy thuộc ở từng công ty. Tôi là người nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và cũng là người cổ vũ cho xu hướng nên tách hai vị trí đó ra. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế của từng doanh nghiệp, vẫn có thể đưa ra các lựa chọn. Việc nắm giữ vai trò chủ tịch HĐQT tại SFC trong năm năm qua cũng giúp tôi hiểu rõ doanh nghiệp.

    Do đó, khi đảm nhiệm thêm cương vị Tổng Giám đốc, tôi không thấy có áp lực. Có chăng, áp lực lớn nhất chính là trước đây nếu công ty kinh doanh không tốt, mình còn có chỗ đổ thừa cho ban điều hành (cười...). Bây giờ, thì không thể đổ thừa cho ai được nữa. Chính vì lẽ đó, lại càng phải suy nghĩ, cân nhắc ở cả hai cương vị của một người đại diện cổ đông lớn lẫn một người điều hành.

    Thành công = Đam mê + thầy giỏi + sự khổ luyện

    - Hơn 40 tuổi, đảm nhiệm rất nhiều cương vị khác nhau. Suốt quãng thời gian làm doanh nhân, người thầy nào chỉ lối, hay cuốn sách nào gối đầu giường là kim chỉ nam cho công việc cho anh?

    Ở trường đại học, tôi thân và kính trọng thầy Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Còn ở ngoài đời, tôi có hai người thầy, cũng là hai người đã chia sẻ, dạy dỗ và như hai anh chị lớn trong gia đình: một là chị Cao Thị Ngọc Dung - Tổng Giám đốc PNJ, hai là anh Lê Văn Hòa - nguyên Tổng Giám đốc Saigon Petro.

    Về sách, tôi đọc nhiều nhưng có lẽ tâm đắc nhất vẫn là cuốn Sức mạnh của sự tập trung. Có lẽ bởi nó viết đúng một điểm tôi thấy mình còn yếu. Thời gian qua, bên cạnh cái được, cái mạnh tôi có là sự trải nghiệm, chia sẻ ở nhiều doanh nghiệp, thì cái dở cũng chính là sự thiếu tập trung. Tôi đã đúc kết và ra một công thức đối với sự thành công là cần : Đam mê, thầy giỏi và sự khổ luyện. Khổ luyện tức là phải tập trung !

    - Ngoài ưu điểm về sự trải nghiệm ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Vậy anh đánh giá sự nổi trội của mình ở điểm nào?

    Có lẽ là thái độ sống tích cực và sẵn lòng giúp những người xung quanh. Nhờ điểm này, tôi có nhiều bạn, những người luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ. Cũng như, tôi có được nhiều cộng sự tốt luôn hợp tác và ủng hộ khi tôi cần.

    - Vậy còn mục tiêu anh dành cho cá nhân?

    Tôi đang có kế hoạch viết hai quyển sách về khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp và tập hợp các bài tùy bút tôi đã viết trong 20 năm qua. Ngoài ra, nếu thu xếp được thời gian, tôi sẽ lại… vác balo lên đường.

    - Xin cảm ơn anh và chúc những trải nghiệm CEO của anh thật sự thú vị!

    Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  5. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Thành viên hội đồng quản trị: cần được đào tạo!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi tham gia Hội đồng Quản trị (HĐQT) của một số công ty. Tôi học hỏi rất nhiều từ công việc này. Tôi cũng có dịp để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình về vai trò của HĐQT với các doanh nhân trẻ. Tôi tham gia các cuộc họp HĐQT hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... tùy thuộc vào kế hoạch làm việc của từng công ty. Mọi thứ diễn ra ổn thỏa cho đến ngày... một số thành viên HĐQT của ngân hàng bị khởi tố. Tôi bị sốc vì hai lý do: Thứ nhất, tôi rất kính trọng một vài vị thành viên HĐQT đó; thứ hai, xưa nay, chủ yếu chỉ có Tổng Giám đốc hoặc các cán bộ thừa hành mới bị dính đến pháp luật chứ làm gì có HĐQT. Về nguyên tắc, HĐQT điều hành công ty bằng nghị quyết chứ không làm cụ thể. Nghị quyết mà cũng sai pháp luật sao? Trước mắt, tôi thấy các thành viên HĐQT trong các công ty mà tôi làm việc đã cẩn trọng hơn rất nhiều. Nội dung biên bản và nghị quyết đã được soi rất kỹ với nhiều góc độ để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật. Âu đó cũng là một tín hiệu tích cực.

    Suy nghĩ kỹ thì thấy, việc HĐQT sai là hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta có rất nhiều trường, lớp để đào tạo CEO nhưng chưa có bất kỳ chương trình đào tạo nào dành cho thành viên HĐQT. Mà HĐQT lại là người đi thuê và chỉ đạo CEO. Ở mỗi công ty, chỉ có một CEO nhưng lại có 5 - 7 thành viên HĐQT. Dường như, nhìn nhận của cổ đông và chính các thành viên HĐQT đều cho rằng, đây là công việc giản đơn. Điều này, cũng thể hiện qua mức thù lao cho công việc này. CEO có thể nhận lương hàng chục triệu đến trăm triệu đồng/tháng nhưng đa số thành viên HĐQT đang nhận thù lao khiêm tốn chỉ vài triệu đồng/tháng! Chúng ta đòi hỏi rất nhiều thứ ở CEO về kinh nghiệm, bằng cấp, năng lực nhưng với thành viên HĐQT thì đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần trên 18 tuổi là được! Không những vậy, tại nhiều công ty, từ CEO cho đến nhân viên thấp nhất đều được đánh giá kết quả làm việc thông qua các chỉ tiêu KPI cụ thể. Nhưng gần như không có thước đo nào được áp dụng để đánh giá kết quả làm việc của HĐQT. Chưa kể, một số thành viên HĐQT, đặc biệt là những người đại diện vốn của tổ chức chỉ tham gia cho ”có tụ“, thường xuyên vắng mặt tại các cuộc họp hoặc cả năm, không có ý kiến đóng góp có giá trị nào cho công ty. Các vị này không hành xử như là người chủ thực sự của công ty. Ngược lại, tại nhiều công ty nhỏ hoặc mang tính gia đình, HĐQT lại can thiệp rất sâu và lấn sân vào công việc điều hành của CEO. Các công ty như vậy thường thiếu tính minh bạch trong quản trị và trong đa số các trường hợp, CEO sẽ ra đi sau một thời gian ngắn vì không thể điều hành được. Bên cạnh đó, việc kiêm nhiệm đồng thời hai vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm CEO cũng đang rất phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Điều này, pháp luật không cấm nhưng tại nhiều công ty, việc vị lãnh đạo cao nhất vừa “đá bóng, vừa thổi còi” đã ít nhiều tác động đến sự minh bạch và hệ thống kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp, cũng như, không phát huy được vai trò và tiếng nói của các thành viên HĐQT.

    Trong Diễn đàn CEO 3.0 vừa qua, một đại biểu đã đặt câu hỏi: Chúng ta đang mong muốn có một thế hệ CEO 3.0 nhưng chúng ta đã có được những vị thành viên HĐQT 3.0 hay chưa? Và câu trả lời là chưa! Vậy thì giấc mơ về thế hệ CEO 3.0 vẫn còn xa vời!

    Đã đến lúc cần nhìn nhận nghiêm túc thành viên HĐQT là một công việc quan trọng, cần được đào tạo, có cơ chế giám sát thích hợp và đãi ngộ tương xứng. Tôi nghĩ là, cần xem xét việc tổ chức đào tạo bài bản và cấp chứng chỉ cho những ai muốn trở thành thành viên HĐQT các công ty, trước mắt là các công ty đại chúng. Điều này, sẽ đảm bảo việc các thành viên HĐQT hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm và các nghĩa vụ, quyền lợi có liên quan. Đồng thời, chúng ta có thể học tập mô hình quản trị công ty hiện đại, trong đó HĐQT sẽ thuê các cá nhân/ban tư vấn độc lập và chuyên nghiệp về nhân sự, pháp lý, tài chính, chiến lược... để hỗ trợ mình.


    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  6. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Phần 3
    Những con đường tôi qua


    Đến quê hương của Kangaroo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuối tháng Mười một năm 2013, tôi đã đến với nước Úc - xứ sở của 100 triệu con cừu và hoàn thành giấc mơ lang thang năm châu bốn bể của mình!

    Sau một chặng bay kéo dài khoảng 8 tiếng 30 phút, Melbourne chào đón chúng tôi với ánh nắng lấp loáng và nhiệt độ bên ngoài khoảng 15 độ C và nhìn từ máy bay khi hạ cánh, rất nhiều đồng cỏ bao la đã xuất hiện.

    Dù không phải thủ đô của Úc, Melbourne vẫn là trung tâm văn hóa lớn nhất vànhiều lần được bình chọn là một trong những thành phố đáng sống nhất trên thế giới, với năm tiêu chí: tính ổn định, đời sống văn hoá, dịch vụ y tế, môi trường, giáo dục và hạ tầng.

    Tôi bắt đầu hành trình khám phá thành phố này từ nhà thờ Thánh Patrick, được xây dựng từ đá xanh và sa thạch, điển hình cho kiến trúc Gothic ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Nhà thờ này là là một trong hai nhà thờ lớn nhất nước Úc cả về chiều rộng và độ cao.

    Khu vườn Fitzroy, rộng 26ha, xanh ngút ngàn với nhiều cây cổ thụ làm tôi nhớ đến Vườn Táo ở Matxcơva. Nơi đây có ngôi nhà của Thuyền trưởng James Cook nổi tiếng (1728-1779). Ông là nhà thám hiểm người Anh và là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển miền Đông nước Úc. Ông đã tổ chức ba cuộc hải hành từ Anh sang Thái Bình Dương và bị giết trong một cuộc xung đột với thổ dân ở quần đảo Hawaii. Để tưởng nhớ công lao của James Cook, chính phủ Úc đã mua lại ngôi nhà cổ xưa của gia đình Cook ở quận Yorkshire, Anh quốc, được xây cất từ năm 1755 và năm 1933 đểchuẩn bị đưa ra đấu giá. Năm 1934, ngôi nhà được tháo dỡ và đưa về dựng lại ở Melbourne.

    Một địa điểm cũng rất nổi tiếng tại Melbourne, nơi các lứa đôi ngày xưa thường hò hẹn - nhà ga trên đường Flinders đối diện Quảng trường Liên bang. Nhà ga cổ kính với vòm cửa cong và những chiếc đồng hồ phía trên.

    Chiều Melbourne, trời bắt đầu se se lạnh. Tôi đến khu người Việt là Footcray với các dãy phố bán đồ Việt Nam. Bước chân vào quán Trà Vinh và gọi một tô mì thịt tươi để cảm nhận chút hương vị quê hương, tất nhiên, mùi vị cũng không thể giống hoàn toàn quê nhà.

    Tôi cũng có một trải nghiệm thú vị khi làm “nông dân kiểu Úc” khi đi hái dâu và cherry trong vườn. Sau một tiếng đứng nắng, tôi hái được 1kg dâu tây và 1kg cherry. Du khách được phép ăn thoải mái và nếu muốn mua về thì phải trả 5 đô la Úc cho 1kg dâu và 10 đô la Úc cho 1kg cherry.

    Rời Melbourne, tôi bay đến Canberra - thủ đô hành chính của Australia nằm cách Sydney khoảng 300 km và cách Melbourne khoảng 600 km. Canberra có diện tích 2.358km2, dân số khoảng 310.000 người. Được thành lập vào năm 1913, Canberra là phương án dàn xếp trong cuộc cạnh tranh để trở thành trung tâm của các cơ quan chính phủ giữa hai thành phố Sydney và Melbourne. Canberra theo tiếng thổ dân có nghĩa là “nơi họp mặt” nên nơi đây không giống một thủ đô mà nó là một khu rừng có thành phố xen lẫn trong đó.

    Hồ Burley Griffin là hồ nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố Canberra, chỉ rộng khoảng 6,6km2. Một bên hồ có cột nước Captain Cook Memorial Jet, được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày Thuyền trưởng Cook phát hiện ra vùng bờ biển phía đông nước Úc. Cột nước này nếu được mở hết cỡ thì có thể đạt tới độ cao 147m.

    Tòa nhà Quốc hội Úc với kiến trúc hiện đại, được sử dụng từ 1998. Trên nóc toà nhà là cột cờ gồm bốn thanh thép trắng nâng ngọn cờ lên cao tới 81m. Nội thất sảnh chính rất sang trọng, cổ điển và bên ngoài phòng họp ở tầng hai có giới thiệu lịch sử Quốc hội, treo tranh sơn dầu chân dung của 30 vị thủ tướng qua các nhiệm kỳ.

    Khách du lịch được phép tham quan và dự khán các cuộc họp đang diễn ra ở Thượng viện hoặc Hạ viện với yêu cầu giữ trật tự và không quay phim, chụp ảnh.

    Bảo tàng Chiến tranh rất hoành tráng với mái vòm và hàng cột cao, hồ nước nhỏ kéo dài trước ngọn lửa tưởng niệm vĩnh cửu. Hành lang danh dự hai bên ghi tên hơn 100.000 binh sĩ người Úc đã hy sinh trong các cuộc chiến, trong đó có chiến tranh Việt Nam.

    Rời Canberra, tôi bắt xe buýt đến Sydney. Khi đặt chân đến Sydney là tôi nghĩ ngay chuyện đi thăm Nhà hát Con sò (Sydney Opera House). Gần nửa đêm, tôi ngồi uống bia ngắm nhìn cầu cảng Sydney, ánh đèn lung linh, các chiếc thuyền du lịch nhiều màu chạy ngang dọc trong tiếng nhạc jazz xập xình, những chú chim bồ câu dạn dĩ đậu ngay trên bàn, tự nhiên thấy đời mình nhẹ tênh! Xuất phát từ nhu cầu cần một địa điểm lớn để tổ chức các chương trình biểu diễn âm nhạc hoành tráng vào thập niên 40, Thống đốc bang New South Wales, Joseph Cahill, đã tổ chức cuộc thi tìm kiếm thiết kế nhà hát lớn cho thành phố Sydney. Trong số 233 bản thiết kế đến từ 32 quốc gia, thiết kế của kiến trúc sư người Đan Mạch, Jorn Utzon đã được chọn. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi.

    Sydney buổi sáng trời âm u, mưa nhẹ nhưng cũng không làm giảm đi sự hăm hở của tôi khi đến thăm gấu Koala và kangaroo để hoàn thành ước nguyện cho chuyến đi này. Những chú gấu Koala hiền lành nhưng kangaroo lại rất dạn dĩ khi tiếp xúc với con người.

    Mỗi khi đi nước ngoài, tôi đều đến khu người Việt sống. Tại Melbourne, tôi đã đến thăm Footcray và ăn thử món hủ tiếu mì, gọi một ly cafe sữa đá ở nhà hàng Vĩnh Long. Và chiều nay, tôi đã ghé đến trung tâm thương mại Old Town Centre Plaza, mà từ đầu năm 2011 được đổi thành Saigon Palace, nơi tập trung cộng đồng người Việt đông thứ hai ở Sydney sau Cabramatta. Trong lịch sử nước Úc, đây là lần đầu tiên có địa danh mang tiếng Việt. Tôi thử gọi một dĩa bánh cuốn và một ly cafe, ngồi ngay trên lề đường để nhìn và nghe những người Việt Nam qua lại nói chuyện, để hiểu và cảm nhận cuộc sống của “đồng bào” mình!

    Cuộc sống ở Sydney có lẽ thoải mái và dễ dàng hơn ở Melbourne. Gặp lại một đồng nghiệp cũ, giờ đang sống với cô con gái 11 tuổi. Cô đã học xong và sẽ đi làm cô giáo dạy trẻ ở tuổi 38, nhưng cô cho biết rất hài lòng với cuộc sống nơi này. Ở đây, sống trong cộng đồng người Việt thì hoàn toàn giống như ở quê nhà vì tất cả đều sử dụng tiếng Việt. Tôi cũng nghe đâu đó những lời đề nghị ở lại đây nhưng tôi đã xác định “đất” của mình là quê nhà! Rời nước Úc, tôi sẽ nhớ chú kanguru, cherry và món sườn cừu!



    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  7. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Nước Nga – Matxcơva trong tôi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    “Matxcơva không tin vào nước mắt” là tên một bộ phim của Liên Xô mà tôi đã được xem vào những năm 80 của thế kỷ trước. Tuổi thơ của tôi gắn liền với văn hóa Nga khi tôi đọc“Timua và đồng đội”, “Nối gót Ti mua” hay xem phim “Hai anh em”, “17 khoảnh khắc mùa Xuân”, “Hồ sơ thần chết”… Tôi còn nhớ một câu thơ vui: “Trăng nước Nga tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ!”

    Lớn lên một chút, tôi lại say mê “Thuyền trưởng và Đại úy”, “Sông Đông êm đềm”, “Chiến tranh và hòa bình”… nên ước mơ một lần đến Nga hết sức cháy bỏng trong tôi, mà tôi cũng vừa đọc xong “Vô Hồn” để hiểu thêm phần nào về nước Nga hiện đại.

    Vậy là tôi đã có cơ hội đến Matxcơva vào cuối tháng Tám năm 2007, với đoàn doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng ấn tượng đầu tiên ở nước Nga lại là một kỷ niệm không đẹp. Ở sân bay quốc tế Demodedovo, chúng tôi mất hơn hai tiếng mới làm xong thủ tục nhập cảnh. Một đoàn doanh nghiệp, thành phần là các Tổng, Phó Tổng Giám đốc, lại mang theo sản phẩm trưng bày nên hành lý chất cao như núi. 3 giờ sáng ở sân bay, không tài nào tìm ra xe đẩy. Cuối cùng, chúng tôi phải ra tận bãi xe ô tô để mang xe đẩy vào!

    Tuy nhiên, các ấn tượng không tốt về nước Nga trôi qua rất nhanh vì Matxcơva đẹp quá, đẹp đến nao lòng. Công viên Vườn táo, đại học MGU, Quảng trường Đỏ, sông Olga và Volga, phố Arbat cũ và mới… những đại lộ to, đường vành đai, metro rộng lớn, rừng cây, công viên làm cho Matxcơva khung cảnh thanh bình và hiền hòa nhưng không kém phần hiện đại.

    Đến Nga mới hiểu hơn về tính nguyên tắc của họ. Các sản phẩm của Nga bao giờ cũng chắc chắn và bền, mặc dù có thể mẫu mã không đẹp. Ở Matxcơva, người dân cũng không tận dụng triệt để mặt bằng phố để mua bán như ở Việt Nam. Nhịp sống có vẻ cũng chậm rãi chứ không ồn ào, cuồn cuộn như Sài Gòn.

    Người Nga rất yêu thiên nhiên. Tất cả các cây cối mọc ở ven đường khu vành đai hay trung tâm đều được lập hồ sơ quản lý. Vì vậy, tỷ lệ cây xanh ở Matxcơva chiếm đến 40% diện tích. Các dòng sông chảy ngang thành phố đẹp và thơ mộng. Tôi bất ngờ khi chứng kiến hàng ngàn người tắm sông vào buổi chiều. Họ cắm trại thành từng nhóm nhỏ dọc hai bờ sông, tắm sông và cả tắm nắng. Chiều nhè nhẹ trôi. Tôi đi tàu trên sông và nghe bài “Chiều Matxcơva”, mới thấy giai điệu của nó man mác buồn và da diết biết chừng nào!

    Matxcơva, tất cả các xe chạy trên đường đều có thể là taxi. Bạn đứng trên lề đường, vẫy tay, nhiều xe sẽ thắng lại và sẵn sàng chở bạn đi với giá cả thỏa thuận. Điều này là một điểm đặc biệt mà tôi chưa từng gặp ở nơi nào trên thế giới.

    Phố Arbat, một con phố nổi tiếng đã từng đi vào văn học, giờ trở thành con phố đi bộ với các nhà hàng, cửa hiệu mở cửa đón khách du lịch. Đây đó, một ban nhạc đang chơi những bài hát vui nhộn, khách qua đường có thể bỏ tiền vào chiếc mũ phía trước. Từng đoạn đường, có những họa sỹ đường phố vẽ chân dung cho khách bộ hành. Trên một số bức tường dài là những bức tranh do các họa sỹ vô danh vẽ với vô số chủ đề. Có cả bức tượng Putin, nhỏ hơn người thật một chút, đứng giữa phố Arbat để du khách chụp hình lưu niệm.

    Quảng Trường Đỏ, trái tim của nước Nga, trái tim của Matxcơva, luôn là nơi thu hút khách du lịch và cả người dân địa phương nhiều nhất. Đỉnh tháp Kremlin, Nhà thờ Lớn, Lăng Lenin, Tọa độ số 0, Quảng trường mênh mông… nơi đây đã chứng kiến biết bao hăng trầm của Matxcơva nói riêng và nước Nga nói chung.

    Nhiểu người đã cảnh báo tôi về tình hình an ninh ở Matxcơva. Tuy nhiên, một tuần ở đây, tôi không hề gặp bất kỳ rắc rối gì. Những người bạn Nga tôi gặp đều rất thân thiện và dễ mến.

    Cuộc sống của đa số người Việt ở Nga vẫn còn vất vả vì tình hình kinh doanh, thương mại ở Nga ngày càng khó khăn. Luật pháp bắt đầu quy định chặt chẽ, đặc biệt là thuế và hải quan nên nhập lậu hàng vào Nga trở nên khó khăn hơn và chi phí cũng tăng nhiều. Xu hướng “buôn” hàng Tàu lại xảy ra phổ biến nên hàng Trung Quốc đang bắt đầu làm “chủ trận địa” ở thị trường Nga, kể cả những mặt hàng Việt Nam từng “làm mưa làm gió” như dệt may, nông sản. Vì vậy, các vị “soái” người Việt ở Nga đều đã chuẩn bị hậu phương vững chắc cho mình ở quê nhà. Đồng thời, lượng tiền đầu tư từ Nga nói riêng và Đông Âu nói chung, đổ về Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là luồng đầu tư rất lớn nhưng rất khó xác định chính xác số lượng bao nhiêu vì đa số đều bằng con đường phi chính thức.

    Rời Matxcơva, tôi tin mình sẽ trở lại nơi này, đặc biệt là mùa Đông, để thấy tuyết rơi và câu cá trên băng ở dòng sông Volga. Tôi chỉ cảm thấy nuối tiếc một điều là tượng đài Hồ Chí Minh ở trung tâm Matxcơva được tạc không đẹp.

    Trước giờ lên máy bay, tôi đã nói với một người bạn Việt ở Nga rằng: Nếu như tôi chỉ có một mình trên cõi đời này, có lẽ, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu được sống ở Matxcơva!

    Tôi tin mình sẽ sớm quay lại nơi này. Tạm biệt, Matxcơva!

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  8. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Mandalay, cố đô hiền hòa của Myanmar

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mandalay nằm ở miền Trung Myanmar và là thủ đô cuối cùng của Myanmar. Sau Yangon, có lẽ đây là nơi nhiều du khách tìm đến nhất. Chúng tôi may mắn đã “book” được vé máy bay đến đây trong mùa du lịch cao điểm ở Myanmar.

    Sân bay nội địa tràn ngập du khách và trên boarding pass không có thông tin cửa ra máy bay. Tôi đi xem xét thì cũng chỉ có 2 cửa và khi đến chuyến bay nào thì nhân viên hàng không sẽ cầm bảng thông báo đi lòng vòng trong phòng chờ. Chuyến bay từ Yangon đến Mandalay mất 1 tiếng 20 phút và có phục vụ bánh ngọt rất ngon.

    8 giờ sáng, chúng tôi đến sân bay quốc tế Mandalay và cô hướng dẫn địa phương tên Thin Thin đã chờ chúng tôi ở bên ngoài. Điểm đầu tiên chúng tôi ghé thăm là cơ sở dệt may quần áo truyền thống của dân bản địa. Nhìn chung họ làm thủ công với máy móc khá đơn sơ nhưng cửa hàng bán áo, xà rông, vải tơ lụa thì tràn ngập hàng hoá với màu sắc sặc sỡ. Chúng tôi mua một chiếc áo lụa nữ giá 60 đô la, xà rông nữ với giá 20 đô la, xà rông nam 10 đô la, túi vải nữ giá 18 đô la!

    Sau đó, chúng tôi ghé cây cầu Ubein nổi tiếng có chiều dài 1,2km với 1068 cây cột. Đây là cây cầu bằng gỗ tếch dài và cổ nhất thế giới bắc qua hồ cạn Taungthaman. Cây cầu được người dân Ubein xây dựng vào giữa thế kỷ 19, vì không có tay vịn nên rất khó khăn và phải cẩn thận thì mới đi qua hết cây cầu. Chính vì thế, ngoài việc Ubein được xếp hạng là một trong mười cây cầu cheo leo, nguy hiểm nhất thế giới và còn là địa điểm quen thuộc của dân địa phương và du khách đến đngắm cảnh mặt trời lặn cuối ngày. Ở dưới hồ, lúc chúng tôi đến, khoảng chục người phụ nữ đứng câu cá và hai cô gái bán chim phóng sinh là một con cú mèo! Một đôi du khách đã mua nó với giá 5.000 kyat. Giữa cầu, có một hoạ sĩ vẽ tranh bằng mực tàu và dao lam rất độc đáo.

    Rời cầu Ubein, chúng tôi đến thăm Học viện Phật giáo Mahagandhayon. Chúng tôi tham quan bếp ăn tập thể nấu cho 1.000 nhà sư ăn với nồi cơm khổng lồ được nấu chín bằng hơi nước. Tất cả gạo, đồ ăn đều do những người dân có lòng thành mang đến cúng dường. 1.000 nhà sư, mỗi người cầm một chum sành, xếp hàng trong yên lặng, chậm rãi bước đến nhận cơm và các loại bánh. Sau đó, họ vào nhà ăn đã được dọn sẵn thức ăn và dùng bữa trưa, đảm bảo trước 12 giờ và bên ngoài là những vị khách du lịch đông đúc và ồn ào. Ở Myanmar có hai kiểu trường đào tạo Phật giáo. Một là trường Đại học Phật giáo như học viện này và loại hình khác là trường chuyên dạy về thiền định.

    Điểm tiếp theo chúng tôi đến thăm là chùa Maha Muni Pagoda, được xây dựng năm 1784 và là ngôi chùa linh thiêng thứ hai ở Mynanmar. Chùa có bốn mặt với những hành lang dài và mặc dù đến vào giữa trưa nhưng có rất đông người đang cầu nguyện. Điều không vui là giữa chánh điện có tượng Phật lớn bằng vàng nhưng chỉ có nam giới mới được phép tiếp xúc và dát vàng lên tượng. Phụ nữ bị cấm đến gần và chỉ được ngồi nguyện cầu phía dưới.

    Chúng tôi dùng bữa trưa ở nhà hàng sân vườn Elephant với các món ăn địa phương như bánh tráng, gỏi cà tím, thịt heo kho, cá hấp, canh rau cùng bia Myanmar. Ở đây, còn có món tráng miệng là chè chuối nước dừa và chuối nướng mật ong rất ngon. Bữa ăn trưa thịnh soạn cho bảy người nhưng chúng tôi chỉ phải trả có 80 đô la!

    Cung điện hoàng gia Mandalay nằm dưới chân đồi và du khách phải mua vé vào cổng là 10 đô la. Tôi phải đưa tờ 100 đô la đến lần thứ ba mới được chấp nhận. Trong Thế chiến thứ hai, Nhật đã thả bom và phá huỷ toàn bộ cung điện này. Myanmar đã gần như phải xây mới toàn bộ cung điện, dù khá đẹp và công phu nhưng cá nhân tôi lại thấy nó không có hồn! Có lẽ vậy mà ngày Chủ nhật nhưng cung điện lại rất vắng!

    Điểm cuối cùng chúng tôi đến thăm là ngôi chùa trên đỉnh đồi Mandalay mà phải đi qua ba lần thang cuốn. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước vẻ đẹp rực rỡ của ngôi chùa. Ngoài tháp vàng vươn cao, ngôi chùa còn có bốn tượng Phật lớn ở tứ phương. Với dịch vụ cho thuê ống nhòm để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Mandalay từ trên cao, tôi phóng tầm mắt nhìn ra xa và điểm nhấn nổi bật vẫn là những đỉnh tháp vàng của các ngôi chùa.

    Chúng tôi quay lại sân bay quốc tế Mandalay vào bốn giờ chiều để làm thủ tục quay về Yangon. Hẹn gặp lại, cố đô Mandalay!

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  9. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Quê hương của Fidel Castro

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Là doanh nhân, tôi thường có những chuyến đi công tác ở nước ngoài. Tuy nhiên, vào cuối tháng Tư năm 2009, tôi lại dành 15 ngày phép tham gia Hội trại Quốc tế đoàn kết Cuba tại thủ đô La Havana. Với tôi, giấc mơ thời thơ ấu được đặt chân đến quê hương của Fidel Castro, được đắm mình trong sóng nước của biển Caribe đã thành hiện thực.

    Để đến Cuba tôi phải trải qua cuộc hành trình khá dài và gian khổ. Tôi quá cảnh tại Bangkok và bay đến Paris và từ Paris bay sang La Havana. Tổng thời gian bay và chờ quá cảnh 26 tiếng mà giá vé máy bay cũng không hề rẻ, xấp xỉ 3.000 đô la. Nhưng những trải nghiệm tại Cuba là hết sức quý giá và “đáng đồng tiền”!

    Tôi đổi tiền tại sân bay quốc tế La Havana, khoảng 1.000 đô la Mỹ sang tiền CUC (đơn vị tiền tệ của Cuba với tỷ giá 1 USD = 0,879 CUC). Ở Cuba, có 2 loại tiền tệ: đồng peso dành cho người dân Cuba và CUC dành cho người nước ngoài và 1 đồng CUC đổi lấy 20 peso. Khi đọc biên nhận, tôi phát hiện mình chịu phí rủi ro và phí đổi tiền là 10% nên số tiền tôi nhận được chỉ tương đương 800 đô la. Lý do phải chịu 10% phí là vì Cuba đang bị Mỹ cấm vận nên họ không khuyến khích nhận tiền đô la. Nếu đổi từ EUR sang CUC thì không phải chịu mức phí rủi ro này! Thêm một bài học kinh nghiệm cho tôi trong việc đi du lịch mà không chịu tham khảo thông tin trước!

    Cảm nhận đầu tiên của tôi là đường phố La Havana sạch sẽ, được quy hoạch và xây dựng rất tốt. Các con đường đều khá rộng rãi với vỉa hè thoáng đãng nên tôi nghĩ La Havana xứng đáng với tên gọi Viên ngọc bích của Caribe với những tòa nhà cổ tuổi đời hàng trăm năm, các công viên lớn và rất nhiều tượng đài. Đặc biệt là thành phố có rất nhiều cây xanh và cổ thụ, đường chạy dọc bờ biển Malecon với pháo đài Moro tạo cho La Havana sự quyến rũ và gợi cảm. Đến La Havana, tôi không thể tin được đây là quốc gia đang bị Mỹ cấm vận kinh tế..

    Tám giờ tối, chúng tôi đến Hội trại Quốc tế Julio Antonio Mella (CIJAM), cách trung tâm La Havana 47 km. Chúng tôi nhận phòng với tiêu chuẩn 8 người/phòng/4 giường tầng. Trong phòng được trang bị ba quạt treo tường và một bóng đèn, tủ kệ đều rất cũ kỹ. Mỗi người được phát cho một cục xà bông và một cuộn giấy vệ sinh. Tôi hiểu mình sẽ quay lại cuộc sống giống thời sinh viên xa xưa!

    Khẩu phần ăn sáng ở trại khá đơn giản và không thay đổi trong suốt kỳ trại: một ly sữa và miếng bánh mì nhỏ, ngoài ra còn có ổi và cam. Đoàn Việt Nam với sự hỗ trợ của các bạn sinh viên Việt Nam ở Cuba đã mang vào trại bếp điện để nấu mì gói. Chúng tôi dậy sớm và nấu mì ăn lót dạ trước, sau đó mới ăn sáng ở nhà ăn, nhờ vậy mà cả đoàn luôn đảm bảo sức khỏe tham gia chương trình. Buổi trưa và buổi tối chúng tôi ăn cơm theo kiểu Cuba gồm một tô súp, cơm trắng trộn với súp đậu đen, thịt gà hoặc thịt heo nướng. Cơm Cuba có cho thêm dầu, muối và hơi khô nên khó ăn, tuy nhiên, sau ngày đầu tiên lạ lẫm thì chúng tôi cũng quen dần với các bữa ăn này.

    Chúng tôi được tham gia các buổi lao động thu hoạch khoai mì, khoai sọ và xoài. Đất ở Cuba đa số là đất đỏ, rất màu mỡ nên năng suất trồng trọt rất cao. Chúng tôi đã lao động như những nông dân Cuba thực thụ. Trong chương trình trại, chúng tôi được tham quan Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Đài tưởng niệm Che ở Santa Clara; gặp gỡ đạo diễn và diễn viên điện ảnh hàng đầu và xem những bộ phim nổi tiếng của Cuba; nghe trình bày về kinh tế Cuba, quan hệ Cuba – Mỹ, tham gia Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Cách mạng; gặp gỡ người thân của năm người Cuba yêu nước đang bị Mỹ giam giữ. Chúng tôi cũng tham dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với Cuba tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế.

    Những ngày trại qua nhanh. Đêm Quốc tế, cũng là đêm cuối cùng ở trại, trong tiết mục của đoàn Việt Nam, chúng tôi đã hướng dẫn toàn trại sinh hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Đứng trên sân khấu, bắt nhịp bài hát, tôi đã rất xúc động khi gần 200 con người đã hòa chung nhịp ca. Câu hát “Việt Nam, Hồ Chí Minh muôn năm” đã ngân vang trong đêm Cuba. Đây cũng là tiết mục được đánh giá là ấn tượng nhất trong đêm hôm đó.

    Khi chương trình trại kết thúc, tôi đã khoác ba lô và tự mình khám phá cơ hội kinh doanh tại đây. Để tìm hiểu về thị trường Cuba, nơi đầu tiên tôi tìm đến chính là siêu thị. Tại thủ đô La Havana có gần mười siêu thị lớn. Gọi là lớn nhưng diện tích mỗi siêu thị cũng chỉ tối đa khoảng 200m2. Tôi vào siêu thị Mercadogần khách sạn Melia Cohiba, trên đường bờ biển Malecon. Phần siêu thị bán hàng bách hóa rộng chừng 150m2 và chủ yếu bày bán thực phẩm. Có Coca Cola, mì gói Vifon, cà phê Nestle, bia Heneiken, bia Becks và cả bia Tsingtao (Trung Quốc). Giá cả thì không rẻ chút nào vì Cuba phải nhập khẩu gần như toàn bộ các sản phẩm đang bày bán tại siêu thị. Giá một số hàng hóa vào thời điểm tháng Năm năm 2009 vào khoảng: mì gói Vifon Việt Nam là 0,85 CUC (1 CUC = 20.000Việt NamĐ); Heneiken ở siêu thị có giá 1,65 CUC/lon; Coca Cola là 0,70 CUC/lon; Nescafe giá 4,95 CUC/hộp; bia Tsingtao là 1,6 CUC/lon... Sau này, tôi mới nhận ra dù đạo luật cấm vận của chính phủ Mỹ gần nửa thế kỷ thì hàng hóa của Mỹ vẫn xuất hiện rất nhiều ở Cuba. Tôi dễ dàng bắt gặp các cửa hàng ở khu thương mại Capitolio bán giày Nike, thuốc lá Marlboro và Coca Cola thì có khắp nơi.

    Trung Quốc cũng hiện diện rất đậm nét ở Cuba. Các công ty Trung Quốc đang liên doanh với Cuba để khai thác dầu khí, niken... Hàng Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều tại siêu thị và ở Cuba không có lấy nhà hàng Việt Nam nào thì tại La Havana có một khu phố Tàu hoành tráng hơn chục nhà hàng, với cách bài trí rất “China Town”.

    Chúng tôi vào nhà hàng Thiên Tân ở khu phố Tàu. Lúc này, quán cũng không đông khách lắm. Chúng tôi gọi ba món ăn và đề nghị nhà hàng cố gắng làm nhanh vì tất cả đều đói lả sau một ngày lang thang ở La Havana. Chúng tôi đợi 30 phút và không có món nào được dọn lên. Một người trong đoàn gọi phục vụ đến và ra dấu phàn nàn. Thêm 10 phút nữa trôi qua và cũng không có món nào cả. Anh bạn doanh nhân Việt Nam đã sống mười năm ở Cuba đi cùng đã cười tủm tỉm và nói: “Không thể giục nhà hàng phục vụ nhanh hơn được đâu. Phải chấp nhận chờ đợi thôi. Nếu bây giờ bực mình, bỏ đi quán khác thì cũng phải bắt đầu chờ đợi như vậy!” Đó là bài học đầu tiên của tôi về sự kiên nhẫn tại Cuba.

    Rất nhiều doanh nhân Việt Nam đã sang Cuba để tìm cơ hội kinh doanh nhưng đa số đều không trụ lại được. Hiện nay, tại Cuba chì có khoảng mười gia đình Việt Nam và bốn công ty Việt Nam đang mở văn phòng tại Cuba.

    Anh Kim, đại diện công ty Thái Bình tại Cuba cho biết: “Trong hai năm đầu tiên, tôi gần như không làm gì cả mà chỉ dành thời gian tìm hiểu đối tác Cuba cũng như chờ đợi sự thẩm định, đánh giá của phía bạn dành cho công ty tôi. Chỉ qua năm thứ ba mới bắt tay vào kinh doanh thật sự.”

    Thị trường Cuba có những thuận lợi và khó khăn rất đặc thù. Thuận lợi là nhà nước quản lý toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Các công ty nhà nước nhập khẩu hàng hóa và phân phối trên khắp cả nước thông qua ba hệ thống cửa hàng, siêu thị với hơn 3.000 điểm bán hàng. Vì vậy, khi đối tác Cuba đã chịu mua hàng thì coi như được độc quyền phân phối với số lượng bán sẽ lớn và gần như không bị cạnh tranh. Ngược lại, khó khăn cơ bản nhất tại Cuba hiện nay là vấn đề thanh toán. Thông lệ là người bán sẽ phải cung cấp tín dụng cho người mua với thời hạn 360 ngày. Cá biệt với tình hình khó khăn tài chính hiện nay, một số khoản thanh toán bị kéo dài đến 480 ngày. Chính vì khó khăn này mà thời gian trước, một số doanh nhân Việt Nam ở Đông Âu qua tìm hiểu thị cơ hội kinh doanh tại thị trường Cuba đã không trụ lại vì đây không phải là thị trường “đánh nhanh rút gọn”.

    Ở Cuba chỉ có hai thành phần kinh tế: quốc doanh và công ty nước ngoài. Tại Cuba, người nước ngoài rất được tôn trọng và luật pháp cũng có nhiều quy định bảo vệ người nước ngoài. Tuy nhiên, trong quy định mở công ty nước ngoài tại Cuba lại có một điều kiện ngặt nghèo là phải có quan hệ kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp với một công ty Cuba trong ít nhất hai năm gần đây. Đây là trở ngại cho các công ty nước ngoài muốn xâm nhập vào Cuba.

    Hiện nay chỉ có ba công ty Việt Nam đang nhập khẩu hàng từ Việt Nam vào Cuba, chủ yếu là các mặt hàng may mặc, thực phẩm, giày dép. Ngoài ra, Petro Vietnam cũng đặt văn phòng đại diện ở Cuba để hợp tác khai thác dầu khí. Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với tập đoàn Palmares (Cuba) để xây dựng sân golf, dự án nhà ở La Havana và khách sạn năm sao ở Santa Lucia.

    Hơn 15 ngày lang thang qua nhiều vùng miền của Cuba để gặp gỡ trao đổi với một số sinh viên, nhân viên đại sứ quán và doanh nhân Việt Nam ở Cuba, tôi nhận thấy cơ hội rõ rệt nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này chính là hợp tác kinh doanh trong việc khai thác các nguồn tài nguyên hiện có của nước bạn như dầu mỏ, khai khoáng, du lịch, bất động sản, cơ sở hạ tầng, viễn thông... là rất tiềm năng. Việc xuất khẩu đến Cuba các mặt hàng tiêu dùng cũng có thể xem xét với điều kiện phải cạnh tranh được về giá và có chính sách ưu đãi tín dụng cho nhà nhập khẩu Cuba. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Cuba chính là sự tương đồng về thể chế chính trị cũng như mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc trong suốt thời gian qua. Với tình hình quan hệ Mỹ - Cuba đang ngày càng ấm dần và các doanh nhân Mỹ đang “vội vã” đặt chân vào thị trường Cuba thì trong thời gian rất gần sắp đến, tôi tin chắc kinh tế Cuba sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ. Tôi rất mong là mình sẽ có dịp quay trở lại để chứng kiến sự phát triển của đảo quốc Caribe xinh đẹp này trong đó, có sự góp phần của doanh nhân Việt!

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
  10. Chiracat Nhân Ngư Ham Việc

    Bài viết:
    589
    Nhật ký Trường Sa

    Bấm để xem
    Đóng lại

    Ngày 3/6

    Trường Sa, vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc đón chúng tôi với cái nắng bỏng rát. Thời tiết vùng này là như vậy, buổi sáng mưa giăng giăng thì buổi trưa đã nắng cháy. Tôi được chào cờ, duyệt binh trước lá cờ đỏ tung bay và cột mốc Trường Sa lịch sử với vĩ độ 08 độ 33’30” và kinh độ 111 độ 55’55”. Tôi nghẹn lời khi hát Quốc ca, nước mắt lăn dài trên mặt. Trường Sa thân thương là đây và tôi tự hào vì đã đặt chân đến vùng đất linh thiêng này.

    Chúng tôi đến thắp hương tại Đài Liệt sĩ. Thiếu tướng hải quân Bùi Sĩ Trinh run run phát biểu:“Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Những rặng san hô, từng hạt cát, cành cây, ngọn cỏ nơi đây đều mang hình hài của hồn thiêng sông núi, thấm đẫm bao mồ hôi sương máu của các thế hệ người con đất Việt. Mùi nhang thoang thoảng bay trong gió, nắng chiếu thẳng đứng trên đỉnh đầu, tôi cảm nhận hương hồn của các anh hùng liệt sĩ như đang quanh quất đâu đây…”

    Một góc đường băng trên đảo là những bao đá xây dựng được người dân cả nước chuyển về đây với lòng yêu nước và ý thức xây dựng Trường Sa hùng mạnh. Lá cờ bằng gốm sứ của chị Thu Thuỷ cũng trong giai đoạn hoàn tất và chính thức khánh thành vào ngày 6 tháng Sáu năm 2012. Chúng tôi ghé thăm Nhà tưởng niệm Hồ Chủ tịch, chùa Trường Sa Lớn và thăm mộ liệt sĩ trong đảo. Ở vùng đất này, sự có mặt của ngôi chùa đã làm cho cuộc sống của người dân và cả người lính nhẹ nhàng hơn, đời thường hơn.

    Tôi đi bộ một vòng quanh đảo. Cát trắng, biển xanh, những bãi đá đen kéo dài, đảo rợp mát với bóng cây bàng, cây tra và đặc biệt là cây bàng vuông. Buổi chiều, trên sân bóng đá và bóng chuyền rất đông cầu thủ. Bên cạnh những giao thông hào, công sự, ụ súng thì đảo vẫn rất thanh bình. Đảo đẹp đến nao lòng! Đẹp nhất với tôi là những đứa trẻ xinh xắn trong bộ quân phục xanh trắng của hải quân.

    Buổi ăn tối rôm rả và thắm đượm tinh thần quân dân. Một lần nữa, gần 300 con người lại hô vang: “Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam!”. Vui nhất là trong đêm văn nghệ là các chiến sĩ trẻ đã hái hoa dại, hoa sứ để tặng cho các ca sĩ nữ, như tấm lòng mộc mạc, chân thành của người lính nơi đảo xa này.

    Tôi rời đêm văn nghệ và lui về phía sau. Không gian thật khoáng đãng. Tôi ngả mình trên đường băng, ngắm nhìn trời đêm với vầng trăng trên cao và gió lồng lộng thổi, mát rượi… Âm nhạc, vũ điệu và những tiếng reo hò vẫn rộn rã trên sân khấu đặc biệt trước cột mốc Trường Sa lịch sử. Đêm dần trôi, tình người, tình quân dân quyện chặt như không muốn rời xa…

    Ngày 7/6

    Sống ở trên tàu HQ 571 quả là có nhiều niềm vui. Đó là:

    1. Không cần tiền.

    Từ khi lên tàu, tôi cất luôn ví vào ba lô và không màng đến tiền bạc nữa vì trên tàu có ai bán gì đâu mà mua. Chuyện mua bán trên tàu, trở về thời kỳ trước khi có tiền tệ, đó là trao đổi hàng hoá và trao tặng. Ví dụ, tôi có quả bưởi thì xin đổi với hộp bánh chẳng hạn. Tôi cần một SIM Viettel thì được anh Chính, bạn của Nga ở CMC tặng. Thú thật, nếu yêu cầu tôi trả mười triệu cho SIM này tôi cũng sẵn lòng. Trong chuyến đi có nhiều bạn bị thất lạc ba lô, sổ tay, máy ảnh... và quà “hậu tạ” to nhất là hai thùng mì gói. Trúng đậm nhất trong khoản nhận hậu tạ là các chàng trai vui tính ở phòng D1. Tôi đâm ra nghi ngờ về khả năng nhặt được của rơi của các chàng trai này!

    2. Ngày ăn bốn cữ, ngày ngủ ba lần.

    Giờ giấc các bữa ăn trên tàu của chúng tôi như sau: 6 giờ ăn sáng, 11 giờ 30 ăn trưa, 5 giờ chiều ăn tối và 9 giờ 30 tối thì ăn đêm. Các bữa ăn đều tăm tắp, không bỏ sót bữa nào. Các món ăn được thay đổi liên tục, nhà bếp cũng dự trữ lượng thức ăn khổng lồ. Ngoài ra, thức ăn còn được bổ sung bằng cá biển do thuỷ thủ và hành khách câu được. Tôi may mắn đã được thưởng thức cá bò sừng, cá mập trên tàu. Và mỗi ngày, ngoài giấc ngủ đêm, tôi còn có thêm được hai giấc ngủ ngắn từ 9 giờ 30 - 11 giờ và từ 13 giờ - 15 giờ nếu không phải vào đảo. Tàu lắc lư, giấc ngủ của tôi càng ngon. Cho nên ý định giảm cân của tôi trong chuyến đi này đã thất bại toàn tập với chế độ ăn ngủ như vậy. Đầu chuyến hành trình, tôi đăng hình lên facebook và ở nhà mọi người đã la ó vì tôi “tăng trọng” thấy rõ.

    3. Kiên nhẫn với Viettel.

    Tự đáy lòng mình, tôi phải cảm ơn Viettel vì đã nỗ lực phủ sóng trên các đảo trong quần đảo Trường Sa. Với tôi, đây cũng là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam. Có sóng điện thoại, Trường Sa gần hơn với đất liền và cũng giúp tôi giữ được liên lạc. Mỗi lần nhìn thấy điện thoại nhấp nháy báo có sóng, tức thì tôi hiểu là tàu đang ở gần một đảo nào đó của Việt Nam. Tuy nhiên, Viettel ở đảo chỉ có tín hiệu GPRS và rất yếu. Trên tàu, sóng mạnh nhất là ở trên cabin. Tôi ở tầng D, là tầng thấp nhất nên tín hiệu điện thoại trong phòng rất chập chờn. Việc kiểm tra mail, truy cập internet hết sức khó khăn và chậm chạp. Để vào được facebook phải chờ đến hàng chục phút, đăng một status cũng bằng từng ấy thời gian, còn nếu đăng hình thì chắc chắn là không dưới 15 phút. Kiểm tra mail cũng vậy, đôi khi chỉ thấy tiêu đề email mà không đọc được nội dung. Tuy nhiên, tôi vẫn hát vang câu ca: “Có còn hơn không, có còn hơn không!”. Và anh em trên tàu còn thể hiện tình thương với nhau qua việc tắt chế độ GPRS ở iPad hay điện thoại của mình để những người khác có thể truy cập internet dễ dàng hơn.

    4. “Toàn tàu thức giấc, thức giấc toàn tàu!”

    Đây là câu khẩu lệnh ấn tượng nhất trên tàu. Những ngày đầu, cứ 5 giờ sáng khi cả tàu còn say ngủ thì từng hồi chuông lảnh lót hay chính xác là “nhức nhối” và không ai có thể ngủ tiếp sau khi chuông reo. Và khẩu lệnh tiếp theo được lặp đi lặp lại là “Toàn tàu thức giấc, thức giấc toàn tàu!” Sáng nào cũng nghe nên mọi người đều thuộc và câu này có nhiều biến thể nhất như: “Ăn sáng toàn tàu, toàn tàu ăn sáng!” hay “Toàn tàu say sóng, say sóng toàn tàu!” hoặc “Toàn tàu đi tắm, đi tắm toàn tàu!”... Sau này, kết thúc chuyến đi, chắc chắn mọi người tham gia chuyến hành trình sẽ không bao giờ quên được tiếng chuông báo thức và khẩu lệnh “Toàn tàu thức giấc, thức giấc toàn tàu!”.

    Ngày 10/6

    Tôi đứng trên nóc nhà giàn DK121, nhìn ra xung quanh biển cả mênh mông và phải thốt lên “Biển đảo quê hương ta giàu và đẹp lắm!” Nhà giàn nằm giữa biển cả nhưng không cô đơn khi tấm lòng yêu thương của cả nước đang hướng về đây. Xa xa là chiếc tàu HQ571 thân quen đã gắn bó với tôi trong suốt cuộc hành trình. Rời DK121, điểm cuối cùng mà đoàn hành trình đến thăm, một cảm giác tự hào xen lẫn chút tiếc nuối dấy lên trong tôi. Ký ức về những ngày vừa qua như một cuốn phim chiếu chậm với bao xúc cảm...

    Tôi rất ấn tượng và thấm thía với câu nói của sư thầy trụ trì chùa Trường Sa Lớn: “Trường Sa còn là Việt Nam còn!”. Ngẫm nghĩ thấy rất có lý và càng thêm trân trọng những hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ ở Trường Sa. Ở đất liền, việc thể hiện lòng yêu nước có thể là đóng góp tiền, viết bài trên các trang mạng, trên blog, Facebook... Nhưng nếu so sánh với những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, mất mát và có thể là hy sinh của các chiến sĩ ở Trường Sa thì lòng yêu nước đó chưa là gì cả. Với tôi, lòng yêu nước thật sự là ở đây, trên quần đảo Trường Sa thân yêu này. Tôi biết có những chiến sĩ chưa từng thấy mặt con dù các cháu đã tròn một tuổi. Với các đảo chìm, doanh trại nhỏ nhưng các chiến sĩ vẫn phải chắc tay súng, và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trên một số đảo của ta, chỉ cần thấy có dấu hiệu đang xây dựng là tàu chiến Trung Quốc sẽ xuất hiện do thám và gây hấn.

    Trong chuyến đi, một sĩ quan hải quân đã ước ao sẽ được một lần dẫn đoàn đi thăm Hoàng Sa. Anh bạn ngồi cạnh tôi hỏi: “Anh có muốn đi không?” Tôi trả lời: “Tại sao không?” Trường Sa, Hoàng Sa là một phần máu thịt, không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam cơ mà! Tuy nhiên, tôi vẫn có chút xót xa khi thông tin về Hoàng Sa hiện nay vẫn còn quá ít. Tàu đang lắc lư và tiếp tục giai đoạn cuối của cuộc hành trình về lại với đất liền. Chuyến hành trình này rồi cũng sẽ kết thúc nhưng tôi tin rằng, trong trái tim của tất cả chúng ta, Trường Sa mãi mãi thiêng liêng và những kỷ niệm đẹp, những trải nghiệm của chuyến đi này sẽ không bao giờ phai nhạt…

    Hẹn gặp lại nhé Trường Sa và mong lắm một ngày được đến với Hoàng Sa!

    Còn nữa...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2018
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...