Hạt Dổi là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 14 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Hạt Dổi là gì?

    Hạt Dổi là hạt của cây Dổi rừng. Nó loại là gia vị thơm ngon, nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc


    Cây Dổi là cây thân gỗ lâu năm, ưa ánh sáng, ít cành, độ cao trung bình chừng 15-20m, tán rộng đến cả chục mét. Thân cây thẳng, tròn đều, vỏ xám, nhẵn, cành non có lông, lỗ bì trắng và sẹo vòng. Lá dổi đơn, hình dầu dục dài, nhẵn, mọc cách, đầu có mũi ngắn, màu xanh nhạt, bóng, rộng khoảng 3-5cm, dài 8-15cm, gân bên lá 10-16 đôi. Hoa đơn, mọc đầu cành, cánh hoa màu trắng, có lông. Hoa dổi ra vào tháng 3-4, mùi thơm. Quả kép dài, gòm nhiều hạt hình cầu dẹt hoặc hình trứng. Quả thường chín vào tháng 9-10. Bên trong quả là hạt màu đỏ.

    Hạt dổi và mắc khén là hai thứ gia vị luôn đi kèm với nhau trong các món ăn Tây Bắc. Như vậy không chỉ làm món ăn thêm thơm ngon, dậy mùi, lôi cuốn người thưởng thức mà còn át đi mùi tanh vốn có của nguyên liệu nên được dùng phổ biến.


    [​IMG]

    Phân loại

    – Hạt Dổi nhỏ: Cũng như tên gọi, loại hạt Dổi này bé, không đều nhau, có hạt bé tí, có hạt lại bằng hạt ngô, thường có màu vàng hoặc đen. Loại này cực kì thơm và rất được ưa chuộng, nhưng nó ít và hiếm hơn vì vậy giá bán cao hơn hạt Dổi to. Còn có thể gọi là hạt Dổi nếp

    – Hạt Dổi to: Còn được gọi là hạt Dổi tẻ,
    loại này ít được ưa chuộng, số lượng bán nhiều và giá thành rẻ. Hạt to hơn hạt Dổi nhỏ, đen, không thơm bằng hạt Dổi Nhỏ, ngửi kĩ thì có mùi hắc khá khó chịu.

    Tác dụng của hạt Dổi

    Hạt dổi được coi là một vị thuốc quý khi có tác dụng quan trọng trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa, xương cốt. Nếu mắc những bệnh về xương như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống thì bạn nên sử dụng hạt dổi để ngâm rượu uống dần. Nó sẽ kích thích tiêu hóa và hạn chế tiêu chảy k hi ăn kèm hạt dổi chung với các đồ lạnh như tiết canh, ốc, hột vịt lộn.

    Ngoài ra, hạt dổi còn dùng làm gia vị để ướp các loại thực phẩm, làm nước chấm giúp chúng dậy mùi, bắt mắt và thơm ngon.

    Quy trình sơ chế hạt dổi trước khi dùng

    [​IMG]

    Quả Dổi sau khi được thu hoạch cần được tách lớp vỏ ngoài để thu lấy hạt bên trong. Sau đó được mang phơi sấy khô để bảo quản được lâu hơn.

    Khi nào cần sử dụng thì chỉ lấy lượng vừa đủ đem nướng và xay nhỏ thôi để tránh mất đi mùi vị vốn có của nó. Có thể nướng trên than hoa, trong lò vi sóng thậm chí là trên bếp ga đều được. Không nên cho hạt dổi lên chảo rang vì làm cách này hạt dổi sẽ không có mùi thơm như ý. Nướng đến khi hạt dổi bốc lên mùi thơm ngào ngạt là được.

    Sau khi nướng, để nguộ rồi cho hạt dổi vào cối xay hoặc giã nhỏ, không nên nghiền quá nhỏ để tránh làm mất mùi nhanh. Hạt dổi sau khi được xay nhỏ nếu dùng còn dư nên cho nó vào một cái lọ hay túi nilon nhỏ buộc kín, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.


    Cách dùng hạt dổi

    1. Làm nước chấm


    Công thức 1: Sự kết hợp của hạt dổi cùng với muối trắng. Chỉ cần đem hạt dổi giã nhỏ cùng muối trắng cho thật đều là chúng ta có muối để chấm rồi. Công thức này có thể áp dụng để chấm các món thịt luộc rất hợp. Muối hạt đổi chấm thịt gà, vịt luộc ngon hết xảy. Người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ thịt, hòa quyện cùng vị hương thơm của dổi và muối đậm đà.

    Công thức 2: Có sự kết hợp của hạt dổi, bột canh, ớt tươi bỏ hạt và mắc khén. Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào một bát nhỏ giã lên cho đều là chúng ta đã thu được một bát muối chấm đúng vị Tây Bắc rồi. Thức chấm này có mùi thơm của hạt dổi cùng mắc khén kết hợp với vị cay cay của ớt, mắc khén hấp dẫn vô cùng.

    Công thức 3: Chấm ướt, là sự kết hợp của hạt Dổi và nước mắm, mặc dù đơn giản như sẽ khiến bạn bất ngờ đầy.


    [​IMG]

    Ướp thịt, cá nướng

    Trước khi đem nướng có thể ướp thịt cá với hạt dổi trong 20 phút. Đặc biệt khi nướng trên bếp than củi hồng, dậy mùi khiến bất cứ ai cũng không thể cưỡng nổi.

    Làm thịt gác bếp

    Bước quan trọng nhất để làm được thịt gác bếp ngon là bước
    tẩm ướp gia vị. Để có được những miếng thịt gác bếp ngon đúng kiểu, chuẩn đặc trưng Tây Bắc, mọi công đoạn chế biến cần được tiến hành một cách cầu kỳ.

    Từ phần thịt ngon của con trâu, con bò chăn thả tự nhiên trên cánh đồng cỏ bạt ngàn miền núi, người ta sơ lấy phần bắp đùi ngon nhất. Lọc hết gân, mỡ, bổ miếng dài theo thớ chừng 15cm, độ dày 2-3cm. Tẩm ướp muối, gừng, tỏi băm nhỏ, ớt bột xay mịn, mắc khén và không thể thiếu vắng hạt dổi. Trộn thịt đều với gia vị, để khoảng 2-3 tiếng cho ngấm.

    Sau đó, dùng que xiên, xiên thịt rồi treo trên gác bếp củi. Thịt sẽ chín một cách từ từ, đều nhờ khói lửa than và độ nóng của gia vị tẩm ướp. Không nên để thịt quá sát với than hoặc để lửa vì dễ làm thịt cháy bên ngoài mà trong không chín.

    Một lần được thưởng thức thịt sấy gác bếp của người Tây Bắc chính hiệu, bạn sẽ không khỏi bất ngờ, bị mê hoặc. Miếng thịt vỏ ngoài ám khói, nhưng bên trong thịt vẫn mềm, hồng, thơm mùi hòa quyện giữa gia vị với khói củi. Khi đã hoàn thành thịt giai giai, ngọt ngọt, thú vị nhất là khi ăn xong bạn sẽ xuýt xoa vì cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi, thơm mùi hạt dổi đặc trưng.

    Ngâm rượu chữa bệnh xương khớp

    Hạt dổi còn được ghi nhận tác dụng trong việc hỗ trợ trị bệnh xương khớp như gai cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.. người ta có thể ngâm hạt dổi cùng với rượu rồi thường xuyên xoa bóp để cải thiện tình hình.


    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn, có chỉnh sửa)
     
    Hải Nguyệt Linh Thư thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...