Hảo mưu thiện đoán có nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Một con mèo lười, 12 Tháng hai 2020.

  1. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    Hảo Mưu Thiện Đoán là gì?

    Hảo Mưu Thiện Đoán là một câu thành ngữ Trung Quốc còn được hiểu theo nghĩa là:

    Khéo mưu giỏi đoán

    Hảo mưu: Giỏi tính toán.

    Thiện đoán: Giỏi đưa ra phán đoán.

    Nghĩa của câu

    Ý nghĩa của câu thành ngữ này là giỏi tính toán và đưa ra phán đoán chính xác. Sau này được dùng nhiều trong việc khen ngợi một người giỏi suy nghĩ, tính toán. Còn nói là "Đa mưu thiện đoán"

    Thường những người này ở ngày xưa là những tướng chỉ huy hay tham mưu cho triều đình chẳng hạn. Còn ở trong xã hội hiện nay những người tài giỏi như thế thường là những doanh nhân hoặc gần hơn là mấy AD vậy đó.

    [​IMG]

    Xuất xứ của Hảo Mưu Thiện Đoán?

    Năm 2008, Kinh Châu mục là Lưu Biểu bị bệnh chết, Lỗ Túc được cử đến Kinh Châu, quan sát động tĩnh của con trai Lưu Biểu, đồng thời liên kết với lưu Bị cùng chồng lại Tào Tháo. Không ngờ, Lỗ Túc chưa đến được Kinh Châu thì con trai của Lưu Biểu đã đầu hàng Tào Tháo, Lưu Bị bị quân Tào truy kích, vội chạy về hướng nam. Bởi vậy, Lỗ Túc bái kiến Lưu Bị, nêu ra chủ trương liên hợp với Tôn Quyền chống lại Tào Tháo, Lưu Bị cũng có ý đó, bèn cử Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc đến gặp Tôn Quyền.

    Tôn Quyền nghe Gia Cát Lượng phân tích một hồi, lại thấy ông suy nghĩ rất kĩ lưỡng, nên càng tin hơn vào việc cùng Lưu Bị đánh bại Tào Tháo. Đúng lúc đó, Tào Tháo muốn dùng vũ lực ép Tôn Quyền đầu hàng, cho người đến Giang Đông đưa chiến thư. Thuộc hạ của Tôn Quyền xem chiến thư xong đều thất sắc cả kinh, vội chủ trương đầu hàng Tào Tháo, chỉ có Lỗ Túc chủ trương kháng cự lại. Lúc bấy giờ, Chu Du không ở đó, Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền triệu Chu Du để bàn bạc.

    Sau khi Chu Du phân tích những điểm yếu của quân Tào, yêu cầu Tôn Quyền cho ông ta vài vạn tinh binh, bản thân ông bảo đảm có thể đánh bại được quân Tào.

    Tôn Quyền nghe lời của Chu Du thì càng thêm vững tin, nói rằng Tào Tháo ngay từ đầu đã muốn phế bỏ nhà Hán để tự lập mình làm Hoàng Đế, trong số những kẻ hắn e dè, chỉ còn lại mỗi ta, còn lại đã thua cả, đề nghị nên đánh lại quân Tào của Chu Du vừa hợp ý Tôn Quyền.

    Tôn Quyền càng nói càng phấn khích, tiện tay rút kiếm chém mấy góc của chiếc bàn trước mặt, cao giọng nói. "Trong các tướng lĩnh nếu ai còn dám nói đầu hàng Tào Tháo thì số phận cũng sẽ giống như mất góc bàn này!" Tiếp đó, Tôn Quyền lệnh Chu Du dẫn ba vạn tinh binh đến Giang Tây, hợp với quân của Lưu Bị, nghênh đón quân Tào.

    Năm 208, quân Tào đến Xích Bích, bị thua trận rút về đóng tại Giang Bắc, đối đầu với liên quân Tôn, Lưu. Liên quân Tôn, Lưu lợi dụng nhược điểm của quân Tào, dùng lửa tấn công vào quân Tào, Chu Du và Lưu Bị cùng tấn công bằng đường thủy, đại phá quân nào. Sau trận chiến Xích Bích, Tôn Quyền rất giỏi trong việc cầu nhân tài, bản thân cũng giỏi phán đoán, bởi vậy mà địa vị cũng được củng cố. Lưu Bị có được đại bộ phận vùng đất Kinh Châu, sau lại giành được Ích Châu. Từ đó hình thành nên cục diện tam phương đỉnh lập của Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị.
     
    Bụi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...