Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gió Cuốn đi, 16 Tháng năm 2021.

  1. Gió Cuốn đi

    Bài viết:
    35
    Khái niệm: Theo khoản 10 điều 3 LCT 2018, bí mật kinh doanh là thông tin có đủ 3 điều kiện sau đây:

    + Không phải là hiểu biết thông thường;

    + Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữu thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

    + Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được

    Rất khó để có thể liệt kê những thông tin nào được coi là bí mật kinh doanh và không hề có cơ chỉ đăng ký quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh. Chính điều đó đã gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng này khi xác định tính chất bí mật của thông tin, quyết định chính xác mức độ vi phạm. Trong dự thảo Luật cạnh tranh, đã có ý kiến cho rằng cần đăng ký bí mật kinh doanh giống như đăng ký các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ. Nhưng có thể dùng ký bảo hộ đòi hỏi phải được công bố công khai, rộng rãi. Như vậy, nếu cơ chế này được áp dụng, các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở thành không bí mật và sự bảo mật trở thành và nghĩa.

    => LCT đặt ra yêu cầu tự bảo mật của chủ sở hữu.

    - Biểu hiện của hành vi xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh:

    +Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật

    + Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật kinh doanh không được phép của chủ sở hữu

    -Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh

    + Hành vị tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp tình cách có được các thông tin thuốc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách bất chính.

    Hai điều kiện cơ bản để cấu thành hành vi:

    DN vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuốc bí mật doanh nghiệp của người khác & Việc tiếp nhận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Việc tiếp cận, thu thập được coi là bất chính khi người thực hiện hành vi đã: Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật; Vi phạm khi chủ sở hữu của bí mật kinh doanh làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan Nhà nước

    + Tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh. Biểu hiện của hành vi DN đã để cho người khác biết các thông tin thuộc bí mật kinh doanh khác trong các tình huống: Không được phép của chủ sở hữu & VP HĐ bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có NV bảo mật.

    + Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của người khác cho hoạt động kinh doanh của mình bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một trong hai trường hợp sau: Không được phép của chủ sở hữu bí mật đó; Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc, tính hợp pháp của bí mật kinh doanh mà chỉ cần xác định tính không được phép của chủ sở hữu đối với việc sử dụng là đủ để kết luận về sự vi phạm.

    So sánh hành vi xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh trong Luật sở hữu trí tuệ & Luật cạnh tranh

    +Luật SHTT đưa ra định nghĩa về điều kiện để BMKD được tự động bảo hộ (không cấp giấy chứng nhận) rất khắt khe (24) :

    • Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ:

    • Chưa được bộc lộ,

    • Có khả năng sử dụng trong kinh doanh, Biểu hiện hành vi xâm phạm quyền đối với BMKD theo Luật SHTT rộng hơn, vi phạm HD bảo mật, không thực hiện bảo mật như cam kết, tiếp cận BMKD trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.. (4) 127 Luật SHTT).
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...