Hành vi chứa đầy đủ đặc điểm tham nhũng. Cách xử lý và giải pháp hạn chế?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 4 Tháng năm 2023.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256
    Hãy lấy một ví dụ có thật hoặc giả định chứng minh hành vi chứa đầy đủ đặc điểm tham nhũng; hành vi đó phải/sẽ bị xử lý như thế nào? Nêu những giải pháp để hạn chế hành vi tham nhũng đó?

    Học phần: Pháp luật về phòng chống tham nhũng

    Vụ bằng giả tại Đại học Đông Đô:

    Trong quá trình trình tuyển sinh, đào tạo của Trường Đại học Đông Đô từ năm 2018, Trường Đại học Đông Đô đã công nhận hai đợt tốt nghiệp cho hàng trăm sinh viên văn bằng 2 Tiếng Anh . Tuy nhiên, việc tuyển sinh, đào tạo kể trên chỉ là hình thức. Học viên nộp hồ sơ, đóng tiền là đỗ. Học viên cũng không phải học mà chỉ làm bài thi, sau đó được cấp bằng. Với mức học phí mà các học viên đã nộp, các cá nhân liên quan tại Trường Đại học Đông Đô đã thu lợi bất chính hơn 7, 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo Bộ GD - ĐT, Trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạo bằng Đại học thứ hai hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh theo quy định.

    Đặc điểm hành vi tham nhũng trong vụ bằng giả tại Đại học Đông Đô:

    Thứ nhất, về chủ thể tham nhũng là cựu lãnh đạo, cán bộ khác của trường Đông Đô - những người có chức vụ, quyền hạn đưa ra chủ trương làm và cấp văn bằng 2 Tiếng Anh không qua tuyển sinh, đào tạo.

    Thứ hai, các đối tượng bị truy tố trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái pháp luật:

    · Trong vụ án hình sự "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô. Trần Khắc Hùng (SN 1972, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô) và đồng phạm đã lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2, lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả cho số lượng lớn các cá nhân có nhu cầu.

    · Việc làm của các đơn vị, cá nhân nêu trên đã vi phạm Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai và thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra.

    Cuối cùng, động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi:

    Trong quá trình tuyển sinh, đào tạo của Trường Đại học Đông Đô, Trần Khắc Hùng thấy một số cá nhân có nhu cầu lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh để sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sỹ, thi tuyển công chức, thi nâng ngạch.. Vì mưu lợi, Trần Khắc Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô chỉ đạo Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo liên tục, Viện 4.0, Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên, Phòng Tài vụ làm, cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho những người có nhu cầu.

    Về xử lý hậu quả việc làm, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an mới ra bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô.

    Theo kết luận điều tra bổ sung vụ Đại học Đông Đô, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã lập danh sách, cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (kèm theo hồ sơ vụ án) 203 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả.

    Các đối tượng bị truy tố gồm: Dương Văn Hòa (nguyên Hiệu trưởng) ; Trần Kim Oanh (nguyên Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục) ; Lê Ngọc Hà (Phó Hiệu trưởng) ; Trần Ngọc Quang (Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên) ; Nguyễn Thị Huệ (nguyên Trưởng Phòng Tài chính, kế toán) ; cùng các cán bộ của trường gồm Phạm Vân Thùy, Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Thái, Ngô Quang Hiển và Lê Thị Lương.

    Tuy nhiên, vào thời điểm khởi tố, bị can Hùng bỏ trốn, hiện đang bị truy nã.

    Cơ quan An ninh điều tra, bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Trần Khắc Hùng, khi bắt được sẽ xử lý sau.


    Liên quan đến những trường hợp sử dụng văn bằng giả, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét, xử lý trách nhiệm của công chức, viên chức, đảng viên được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả. Đồng thời, cơ quan này cũng kiến nghị các cơ sở đào tạo xem xét, huỷ kết quả sử dụng văn bằng giả.

    Cụ thể, 67 trường hợp sử dụng làm nghiên cứu sinh, cơ quan chủ quản đã xử lý 2 trường hợp bằng việc miễn nhiệm chức vụ, 14 trường hợp cảnh cáo, khiển trách, kiểm điểm; 6 trường hợp tự kiểm điểm và nhận lỗi; 2 trường hợp lao động tự do nên không kiến nghị xử lý. 43 trường hợp đang xem xét kiểm điểm trách nhiệm, tuy nhiên chưa có thông báo kết quả xử lý.

    Các cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh đã xử lý bằng việc, huỷ kết quả và không công nhận kết quả nghiên cứu sinh của 31 trường hợp; có 24 trường hợp tự nghỉ học, xin rút hồ sơ, chưa đủ điều kiện bảo vệ, đang học và thi bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ 5 trường hợp; 7 trường hợp chưa nhận được kết quả xử lý.

    Đối với 9 trường hợp sử dụng vào các mục đích khác, trong đó có 1 trường hợp học thạc sĩ đã rút đơn xin học, cơ quan chủ quản kiểm điểm, không xem xét thi đua năm 2020-2021; 1 trường hợp bị cơ sở đào tạo thu hồi bằng thạc sĩ và cơ quan chủ quản kỷ luật cảnh cáo.

    Đối với học viên tham gia tuyển sinh, đào tạo đúng quy định, song do Đại học Đông Đô đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm nên việc ghi trên bằng hình thức đào tạo chính quy là sai quy định, vì thế văn bằng sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.

    Với những trường hợp tuyển sinh không đúng quy định, trường buộc thôi học, giải quyết hậu quả theo quy định..


    Giải pháp để hạn chế hành vi tham nhũng giả mạo trong công tác để làm bằng giả:

    Thứ nhất: Tăng cường giám sát đào tạo văn bằng:

    Sau vụ Trường ĐH Đông Đô, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phóng viên Tuổi Trẻ biết việc rà soát thực hiện các quy chế đào tạo nói chung (trong đó có đào tạo văn bằng 2 ngôn ngữ Anh và các ngành khác) được kết hợp thường xuyên với các đợt kiểm tra, giám sát những điều kiện đảm bảo chất lượng hằng năm của Bộ.

    Với các thông tư về chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo ĐH mới sắp ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định chặt chẽ hơn về yêu cầu trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cơ sở đào tạo, đồng thời tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các loại hình và trình độ đào tạo "- đại diện bộ cho hay.


    Thứ hai: Phải có cách nhìn khác về phổ cập giáo dục:

    Chính sách phổ cập giáo dục là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về học tập suốt đời, xóa mù chữ.. để mọi người ai cũng được học hành như ý nguyện của Bác kính yêu.

    Sinh thời ý nguyện của Bác Hồ đã được trình bày một cách giản dị:" Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ".

    Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay việc các báo cáo phổ cập, con số phổ cập.. không còn thực chất là mong muốn mọi người được đi học, nâng cao dân trí mà là cuộc" chạy đua "trên các báo cáo như 100% học sinh vào lớp 1, lớp 6; học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở 100%; tỷ lệ ra trường.. nó khiến các trường, địa phương chạy đua" đẩy "chất lượng lên rất cao, chạy đua thành tích..

    Nhiều trường đẩy sĩ số học sinh lên lớp 100% trong khi thực tế có học sinh học đến lớp 5, lớp 6 còn chưa đọc thông, viết thạo..


    Thứ ba: Muốn học thật thì phải dạy thật:

    Trong bức thư Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn gửi thư cho giáo viên cả nước có đoạn nêu" Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn.

    Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta.

    Hiện nay, thực tế một số giáo viên chưa "dạy thật", một số giáo viên chưa cố gắng hết sức mình trong việc dạy dỗ, một số giáo viên lại vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, một số giáo viên lại dạy kiểu qua loa, đối phó, một số giáo viên lấy việc dạy trên lớp là phụ, dạy thêm là chính nên chắc chắn tìm mọi cách lôi kéo học sinh học thêm nên dạy không thật..

    Chính một số giáo viên này đã không "dạy thật" nên chắc chắn sẽ không "học thật, thi thật và nhân tài thật".


    Thứ tư: Tạo ra "gọng kìm" giám sát chất lượng:

    Tình trạng học giả - bằng thật rất khó để phát hiện và xử lý vì tất cả hồ sơ, giấy tờ, minh chứng đều thể hiện đầy đủ theo quy định. Nước Mỹ cũng chịu thua với tình trạng bằng thật - học giả này. Không ít trường ĐH Mỹ từng qua Việt Nam đào tạo trực tuyến, trực tiếp, thậm chí là bán bằng.

    Để có dạy thật và học thật cần phải thay đổi chính sách tuyển dụng, quản lý cán bộ và thay đổi triệt để từ đảm bảo chất lượng bên trong lẫn kiểm định bên ngoài của các trường để tạo thành gọng kìm giám sát.

    Khi nào tuyển dụng vẫn còn dựa vào hồ sơ, bằng cấp, không qua phỏng vấn thực sự, đánh giá chuyên môn khách quan, tình trạng bằng thật nhưng học giả vẫn còn đất sống. Năng lực được đánh giá chính xác, không ai dám bỏ tiền đi học giả.

    Với chính sách quản lý chất lượng, điều này phụ thuộc nhiều vào các trường cũng như chính sách quản lý. Các trường phải xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng, có cơ chế vận hành và giám sát lớp học, kiểm tra đánh giá trung thực, có hồ sơ minh chứng đầy đủ.

    Ngoài ra cần có quy định kiểm định bắt buộc từ các tổ chức kiểm định độc lập để giám sát và công nhận quá trình đảm bảo chất lượng. Như vậy sẽ tạo ra "gọng kềm" để giám sát chất lượng.


    Thứ năm: Cần cải tiến công tác kiểm tra, kiểm định:

    Việc học tập cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng thật có thể trải dài trên thang đo rộng, từ không đến có vừa vừa với nhiều mức độ và đạt chuẩn đầu ra để thực sự xứng đáng với tấm bằng. Nhưng trên thực tế, một người có thể có bằng thật nhưng học giả với nhiều biểu hiện khác nhau, như báo chí từng nêu (học nhờ, thi hộ, mua điểm, thuê viết luận văn).

    Theo tôi, nhà trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bảo đảm chuẩn đầu ra đúng trình độ, theo đúng quy định của quốc gia, như thông lệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh tăng cường tự chủ phải gắn liền tương xứng với trách nhiệm giải trình.

    Ngành cần tiếp tục cải tiến công tác kiểm tra, còn công tác kiểm định cần làm chặt chẽ hơn, đi vào thực chất sâu hơn. Trách nhiệm của các trung tâm/các đoàn kiểm định là hết sức quan trọng, là cánh cửa đánh giá chất lượng, nếu làm chưa tốt sẽ khó có được lòng tin của xã hội, đồng thời không hỗ trợ hiệu quả để các trường cải tiến chất lượng. Cuối cùng là công tác khen thưởng, kỷ luật phải nghiêm minh, tránh xuề xòa; có vậy mới mong có sự răn đe nhất định.

    Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng: "Để có" học thật, thi thật, nhân tài thật "thì chính sách đề ra cho giáo dục phải sát thực tế. Chuyện học thật không phải chuyện ngày một ngày hai. Đối với bản thân mỗi người thì việc học thật, thi thật cần thay đổi. Còn đối với ngành giáo dục, cái nào làm thật được thì ta làm, cái nào chưa thật được thì cần phấn đấu theo thời gian. Còn tức khắc ngay, chuyển sang" chính quy, hiện đại luôn "không thể làm được. Những cái làm thật được nhưng không chịu làm, đi làm dối cần thiết phải sửa đổi kịp thời".
     
    THG Nguyen, Ột Éc, LieuDuong2 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...