Review Sách Hành Trình Về Phương Đông - Blair T.Spalding

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Land of Oblivion, 16 Tháng hai 2021.

  1. Land of Oblivion

    Bài viết:
    359
    [​IMG]

    Tác giả: Blair T. Spalding

    Thể loại: Văn hóa - Tôn giáo

    Tình trạng: Hoàn

    Số lượng: 10 chương

    Quyển sách này là quyển đầu tiên mà Ki chính thức review (trước giờ chỉ toàn truyện, phim thôi) nên nấn ná khá lâu, khác với truyện nắm được cốt là đã có thể bình giải trời Nam đất Bắc rồi, còn sách thì phải đọc cho nhuyễn cho hiểu thật sự thấm được tư tưởng của người viết mới có thể nói được dăm ba lời.

    [​IMG]

    Đây không phải là sách kĩ năng nên về nhiều đối tượng sẽ cảm thấy khô khan, nếu nói là sách về phong cách hay lối sống cũng không phải, chính xác nhất đây là một quyển sách về tu hành. Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề "Hành Trình Về Phương Đông" (Tên tiếng anh là "Journey to the East", mọi người cẩn thận nhầm 2 tác phẩm này với nhau nha). Dù vậy Ki khuyên các bạn vẫn nên đọc hết trọn vẹn quyển sách này, không nên bỏ lỡ giữa chừng vì "độ chân thật" của tác phẩm, biết rằng khoa học phát triển ai ai cũng tin vào bằng chứng nhưng có nhiều thứ khoa học không thể chứng minh được chẳng lẽ mình lại đi bác bỏ nó? Nếu bạn tin vào thế giới tâm linh quyển sách này sẽ như một ngọn hải đăng dẫn lối cho tâm hồn bạn, còn không tin thì đây cũng là một tài liệu tuyệt vời để trau dồi lối tư duy biện chứng, đa chiều của bản thân.

    [​IMG]

    "Baird Thomas Spalding (1872–1953) là tác giả của loạt sách: Life and Teaching of the Masters of the Far East (Cuộc đời các chân sư Phương Đông). Trong một số sách của Spalding ghi Spalding sinh tại Anh năm 1857, theo Wikipedia, Spalding được sinh ra ở Bắc Cohocton, New York năm 1872.

    Năm 1924, ông phát hành ấn bản đầu tiên của Hành Trình Về Phương Đông, mô tả về cuộc du hành đến Ấn Độ và Tây Tạng của một nhóm nhà nghiên cứu 11 người khoa học vào năm 1894. Trong suốt hành trình, họ đã cho rằng họ đã tiếp xúc được với" Những Pháp sư vĩ đại nhất của dãy Himalayas ", những người bất tử và uyên bác về cuộc sống cũng như những lời truyền đạt tâm linh. Sự tiếp xúc này khiến họ nắm rõ hơn về cuộc sống tâm linh của những Pháp sư này. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ. Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học và súc tích. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều đọc giả tỏ ra hâm mộ và nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này." – Trích –

    Ki đọc quyển này khá lâu, mất tận một tháng, cũng là một tháng suy nghĩ rất nhiều về những sự kiện xảy ra trong này, là một người có niềm tin vào thế giới tâm linh nhưng khi đọc HTVPĐ Ki vẫn cảm thấy khó tin thậm chí là nhảm nhí rồi sau nhiều lần đặt xuống cầm lên thì vẫn đã đọc xong. Sau tất cả mới chợt nhận ra nó hay vl, hơi thô nhưng thật, tác phẩm không nói về bất cứ một tôn giáo cụ thể nào cả thậm chí nó còn chẳng có một cái tên cụ thể nào nên Ki sẽ gọi đây là Đạo (không chỉ vì nó có nhiều điểm tương đồng với Đạo giáo Trung Quốc mà đây là một từ rất dễ hình dung).

    HTVPĐ kể về chuyến hành trình truy tìm những hiện tượng kỳ bí, tâm linh của phái đoàn 11 nhà khoa học từ học viện Hoàng gia Anh Quốc tại vùng đất thuộc địa Ấn Độ (lúc bấy giờ Ấn Độ vẫn là thuộc địa của Anh). Sau những ngày tháng ròng rã ngược xuôi trên nhiều miền đất Ấn chứng kiến những pháp sư, tu sĩ hay những vị thánh tự xưng chỉ khoác lớp áo tu vào, tha hồ kiếm chác quà lễ từ khách hành hương, những kẻ sùng đạo. Họ có thể là già trẻ, bình thường hay khuyết tật, có người sống trong đình đài nguy nga có kẻ trải thảm giữa phố phô bày những tư tế kỳ lạ, những thủ thuật tinh vi rồi gọi đó là tu hành. Chính những sự lừa lọc khiến cho phái đoàn càng ngày càng nản chí, rồi như vô tình được một thế lực đưa đẩy họ được tiếp xúc với những tu sĩ chân chính và những khám phá mới đã đánh sập tín ngưỡng trước giờ của những con người phục vụ khoa học này.

    Ki sẽ không đề cập quá kĩ về từng sự vật sự việc mà phái đoàn gặp để giữ tính mới mẻ và thú vị cho bạn đọc, thay vào đó sẽ bàn luận vào mức độ niềm tin. Vì sao Ki cứ nhắc đi nhắc lại niềm tin ở đây, nếu bạn là một người duy vật thì có nói rụng lưỡi là thế giới này có ma thì cũng chẳng tác dụng mấy, nên mong khi đọc các bạn giữ tinh thần khách quan nhất khi đọc HTVPĐ.

    Đầu tiên là yoga giúp các mạch máu gia tăng hoạt động, khiến cơ quan phục hồi, luồng hỏa hầu (Prana) lưu chuyển, khiến các cơ quan hoạt động đúng hiệu năng sẵn có. Con người không lo bệnh tật, có bệnh cũng sẽ khỏi hoàn toàn. Khoa học cũng đã chứng minh yoga mang đến vô số các lợi ích cho cơ thể con người như cải thiện chức năng não, giảm căng thẳng, tăng tính linh hoạt, làm thay đổi biểu hiện gen, ổn định huyết áp.. Nên có thể thống nhất rằng yoga là một bộ môn thiện lành nên tập cho mọi người, còn về việc nó chữa hết tất cả các loại bệnh thì vẫn chưa có bằng chứng vì Đạo sĩ bảo rằng yoga hiện tại không phải yoga chính thống, chỉ người nào thật sự khao khát đi tìm mới đạt được.

    Thứ hai, việc có các Đạo sĩ, bậc hiền triết sống thọ trăm ngàn năm thậm chí có thể sánh với trăng sao đất trời thì chúng ta xét một chút về các sự kiện có thật mà Ki tìm được chút: Di hài lạt ma Dasha Darjo Itegelop (1852 – 1927) vẫn còn nguyên vẹn như mô người sống sau 93 năm từ trần, nhục thể Thiền sư Vũ Khắc Minh tồn tại từ thế kỉ 18 đến nay vẫn còn nguyên vẹn, lọ máu của Thánh Januarius từ đông hóa lỏng 3 lần/năm.. Và thật chẳng có gì bất ngờ khi khoa học bó tay trước các hiện tượng này, bạn tin không khi con người có tuổi thọ vô hạn?

    Thứ ba tự thân có thể chữa mọi loại bệnh trên đời, vứt bỏ nếp sống cũ, cái hoàn cảnh, nguyên nhân gây bệnh. Lo nghĩ, phiền não, dinh dưỡng không đúng cách là nguyên nhân của hầu hết các thứ bệnh. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn xả ly, ăn rất ít hầu như chỉ nước suối cơm nhạt (không có gia vị nào) nhằm tẩy ếu các chất độc trong cơ thể trong vài tuần (thường là 2 tuần). Sau đó sẽ dành trọn thời gian tập yoga nhằm lấy lại quân bình trong cơ thể "Tư thế đầu phải tập là cách ngồi cho ngay ngắn, lưng thật thẳng để luồng hỏa hầu di chuyển không gặp khó khăn. Hai tay buông thỏng trên đầu gối và thở thật tự nhiên, không cố gắng thái quá. Trong khi tập tư thế này, không để tâm xao động, lo nghĩ việc gì, phải" vô cầu, vô niệm "mới là đúng cách." Ki thử phương pháp này vài ngày thử rồi, nhịn ăn thì khỏi nói đi khó vô cùng nhưng hạn chế xuống thì còn được, sau đó là uống nước lọc - suối – khoáng tùy loại có thể uống được (không nước ngọt, có ga, hay đường sữa), tập ngồi thiền và hít thở, vài ngày thì có thay đổi khá nhẹ nhưng cũng rõ như nhịp thở chậm hơn, cảm xúc bình tĩnh hơn, Ki lâu nay vẫn còn vấn đề về da mụn thì những vết này cũng lặn dần. Hiện tại chỉ có những biểu hiện này thôi vì Ki cũng chưa thể vứt hết tất cả mà chuyên tâm xả ly để rồi mà ngồi review cho các bạn đọc. Tuy vậy quyển sách này cũng không khuyến khích các bạn trẻ (cụ thể là đối tượng trước 50) sống ly rời thực tại nên các bạn đọc sẽ phát hiện chương này hay lắm luôn.

    [​IMG]

    Tiếp theo là thế giới các cõi vô hình được mô tả rất kĩ lưỡng từ thấp đến cao mà hay được gọi là địa ngục đến thiên đường đó. Mọi vật đều được cấu tạo từ các hạt nguyên tử gọi là "dĩ thái", tùy vào độ nặng nhẹ mà các hạt sẽ tụ vào các vùng khác nhau (thế giới khác nhau), hạt nặng rung động chậm, nặng nề sẽ ở cảnh giới tương ứng cảnh âm, con người sẽ đến với cảnh giới này và khi con người trút bỏ áo khoác (thân xác hay hiểu kiểu sau khi chết ấy) sẽ đến với cảnh giới khác nên sau khi chết không phải tất cả. Vài hiện tượng siêu nhiên chưa giải thích được như chuyến xe bus 375 ở Bắc Kinh năm 1995, máy bay MH370 mất tích vẫn chưa tìm được, tam giác quỷ Bermuda.. (mẹ ơi.. viết tới đây tự dưng nổi da gà rợn gáy hu hu.. Ki chỉ viết review thôi mong các vị đừng hù Ki mà)

    Bên cạnh những điểm đặc sắc như trên thì Ki vẫn có nhiều đánh giá cao khác về tác phẩm như việc nêu lên đặc điểm chung của các tôn giáo đều là hướng tới cái thiện, cái lành không bêu xấu hay dè bỉu bất cứ tôn giáo nào vì theo họ các đấng chúa, thần, phật đều là những bấc hiền triết dưới tên gọi khác nhau. Điều tiếp theo Ki thích đó chính là thời điểm tu hành, không như các tôn giác khác kêu gọi các giáo chúng tu hành càng sớm càng tốt ly rời nhân gian mà Đạo chỉ thực sự nên tu khi đã qua 50 (25 năm học tập, 25 năm làm việc), lúc mà mọi công việc và cống hiến nhân loại đạt được nhiều thành quả thì mới nên từ bỏ tất cả để tu hành.

    Có những điều yêu thích thì đương nhiên cũng sẽ có những chỗ không hợp mình rồi. Trong tác phẩm có nhắc đến người Âu như những người vật chất, duy vật, khoa học trong khi người Á lại quan tâm đến trau dồi tâm tính linh hồn thì Ki cảm thấy không ưng lắm vì có vẻ nó hơi có màu gì đó là phân biệt chủng tộc, đề cao một bên hạ thấp một bên, tuy vậy tác phẩm đã qua 100 năm rồi nên thời đó sử dụng những từ như vậy (đối tượng phát hành trong nước Anh) là hợp lý hay nhằm mục đích kích thích người đọc thì cũng cho qua được, còn đối với hiện tại khi lối sống khoa học lan tỏa khắp nơi thì những xưng hô này đã không còn "hợp thời" nữa. Độ chân thật của tác phẩm cũng chưa được xác minh hoặc là do Ki chưa tìm được thông tin của đoàn (danh tính các Đạo sĩ thì thôi bỏ cuộc, họ đã sống ẩn thì lấy đâu ra mà tìm), trưởng đoàn là Spalding (tác giả) nhưng trong hồ sơ của ông chỉ đề cập đến ông như một nhà văn thay vì một nhà khoa học.

    Câu hỏi cuối, đây là một tác phẩm hoang đường về những sự kiện tưởng như thật hay là những sự kiện thật đội lớp hoang đường? Chẳng biết nữa, các bạn hãy đọc và cảm nhận tác phẩm nhé!

    Reviewer: Kiara0227
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Kirara0227 Yêu thịt nướng

    Bài viết:
    79
    Ui trời, tự đọc tự thấy hay luôn :D

    *bafu 9**bafu 61*
     
    Claire2611 thích bài này.
  4. Claire2611

    Bài viết:
    17
    Mình là một người theo chủ nghĩa duy vật. Nhưng khi đọc bài review của bạn tự mình ngẫm lại lại thấy cuốn sách có gì đó hấp dẫn và đáng để cầm lên một lần. Tự nhiên nhận ra, thế giới rất bao la. Đối với những người duy vật, những chuyện tâm linh là hoang đường. Nhưng đôi khi, sự tin tưởng vào khoa học lại ngăn cản bản thân khám phá thêm những khía cạnh khác, những điều mới mẻ và màu nhiệm hơn của cuộc sống. Cảm ơn bài review của bạn. Mình thích sự tìm tòi và tôn trọng tác phẩm trong cách mà bạn review.
     
    Kirara0227 thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...