Hành tinh trong Thái Dương Hệ - Hệ Mặt Trời

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Bông lau, 14 Tháng mười hai 2021.

  1. Bông lau

    Bài viết:
    12
    Hành tinh trong Thái Dương Hệ - Hệ Mặt Trời.

    Cấu trúc Thái Dương Hệ từ trong ra ngoài: Mặt Trời - Thủy Tinh - Kim Tinh - Trái Đất - Hỏa Tinh - Vành đai tiểu hành tinh (có hành tinh lùn Cares) - Mộc tinh - Thổ tinh - Thiên Vương tinh - Hải Vương tinh - Hành tinh lùn Diêm Vương - Hành tinh lùn Eris - Ngoài cùng là Vòng đai Kuiper và đám mây Oort

    Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh (trước đây còn có Diêm Vương Tinh nhưng vào năm 2006 Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương và nó được xem như là các hành tinh lùn).

    Tháng 24/8/2006 gần 2000 nhà nghiên cứu thiên văn tập trung ở Prague (thủ đô cộng hòa Czech) đã đưa ra định nghĩa về hành tinh của Hệ Mặt Trời:

    - Quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời

    - Khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn chiến thắng sức hút của các thiên thể khác sao cho nó có dạng cân bằng thủy tinh (gần như hình cầu)

    - Phải đủ lớn để hút sạch các thiên thể khác nằm trên quỹ đạo của nó, để trở thành vượt trội nhất.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tất cả các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, đều có những điểm chung như: Đều quay xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn, tất cả các thành viên đều có cấu tạo bởi các nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn của Mendeleev nhưng khối lượng các nguyên tố lại không giống nhau, các hành tinh (trừ Kim tinh và Thiên Vương tinh) và phần lớn các vệ tinh cũng đều quay quanh trục của chúng theo chiều từ tây qua đông (ngược chiều kim đồng hồ).

    Đặc điểm riêng của 8 hành tinh:

    - Sao Thủy: Đây là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời và chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái Đất một chút[​IMG], là hành tinh không có vệ tinh, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch rất lớn, Thủy tinh là hành tinh không có bầu khí quyển.

    - Sao Kim: Hay còn gọi là sao Hôm hay sao Mai, bầu khí quyển rất dày đặc và độc hại giữ nhiệt trong "hiệu ứng nhà kính" mất kiểm soát. Sao Kim là hành tinh quay chậm và quay theo hướng ngược lại với hầu hết những hành tinh khác[​IMG] .

    - Trái Đất: Đây chính là hành tinh mà chúng ta đang sinh sống hiện nay.

    - Sao Hỏa: [​IMG] oxit sắt trong bụi bẩn có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh, từ đó làm cho bề mặt nó hiện lên màu đỏ đặc trưng, các nhà khoa học đã cho rằng sao Hỏa cổ đại có điều kiện để tồn tại sự sống[​IMG] .

    - Sao Mộc: Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời[​IMG], sao Mộc là Vết đỏ lớn một cơn bão khổng lồ đã được biết đến và tồn tại ít nhất từ hàng trăm năm trước, sao Mộc có từ trường lớn nên thu hút nhiều thiên thạch và được xem như bãi rác Hệ Mặt Trời.

    - Sao Thổ: Là hành tinh lớn thứ hai và kích thước và khối lượng chỉ sau Sao Mộc[​IMG] và có hệ thống vành đai lớn.

    - Thiên Vương Tinh: Là hành tinh khí có màu lục lam bởi lượng khí metan có trong bầu khí quyển[​IMG] và có bầu khí quyển lạnh nhất trong Thái Dương Hệ.

    - Hải Vương tinh: Hay sao Hải Vương là hành tinh thứ 8 tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh nặng thứ 3 trong Hệ Mặt Trời hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt Trời[​IMG] .

    Mỗi hành tinh đều có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau:

    - Sao Thủy: 87, 9 ngày

    - Sao Kim: 224, 7 ngày

    - Trái Đất: 365, 25 ngày

    - Sao Hỏa: 1 năm 10 tháng

    - Sao Mộc: 11 năm 10 tháng

    - Sao Thổ: 29, 5 năm

    - Thiên Vương Tinh: 84 năm

    - Hải Vương Tinh: 164, 8 năm
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...