Hàn Tử Cao - Nam hoàng hậu duy nhất trong lịch sử Trung Hoa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thao Duongg, 9 Tháng sáu 2021.

  1. Thao Duongg

    Bài viết:
    5
    Hàn Tử Cao - Nam Hoàng Hậu duy nhất trong lịch sử Trung Hoa

    - Trong thời đại phong kiến với những luật lệ hà khắc bó chặt cuộc sống con người, các bật Đế vương ngoài nắm trong tay quyền lực tối cao, sở hữu ngai vàng uy nghi lộng lẫy và sống trong sự xa hoa, phú quí vẫn không thể để bản thân thiếu đi dư vị của tình yêu. Lịch sử Trung Hoa đã ghi nhận lại câu chuyện tình yêu về Trần Văn Đế và Hàn Tử Cao – chuyện tình đồng tính đầy sâu lắng khi vượt cả lề lối của thời đại để ở bên nhau.

    - Hàn Tử Cao, nguyên tên là Man Tử, người Sơn Âm, Hội Kê. Hàn Man Tử vốn xuất thân hèn kém, tổ tiên nhiều đời chỉ làm nghề khâu giày kiếm sống qua ngày. Trái ngược hoàn toàn với xuất thân, trời phú cho Man Tử một gương mặt tuấn tú, khả ái, da dẻ lại trắng trẻo mịn màng, say đắm lòng người. Sử sách còn họa lại dung nhan của Man Tử bằng con chữ một cách độc đáo khi nhận định rằng: "Man Tử còn đẹp hơn cả Điêu Thuyền!" và đã có những giai thoại gắn liền với vẻ tuyệt mỹ của ông:

    [​IMG]

    [​IMG]

    • Cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lương của hàng tướng Hầu Cảnh đến từ nhà Đông Ngụy, diễn ra từ tháng 8 năm 548 đến tháng 4 năm 552 gây ra loạn lạc triền miên (đây là sự kiện có thật). Man Tử theo cha chạy loạn, gặp phải loạn quân, gươm kề sát cổ, bọn loạn quân lại ngỡ ngàng vì tưởng như mình đang được đứng trước mặt một vị thần tiên hạ phàm. Cuối cùng, loạn quân không những tha cho, mà còn đưa ông và cha ra khỏi vùng nguy hiểm.
    • Lại có chuyện kể rằng, Hàn Tử Cao chỉ có một khoảng thời gian ngắn sống ở thành đô, nhưng vẻ đẹp của ông đã khiến tên tuổi ông nổi như cồn. Từ khắp bốn phương, thiếu nữ tìm đến tận hiệu giày của ông, nhưng người mua giày thì ít, mà chủ yếu chỉ là muốn tận mắt ngắm nhìn gương mặt của "hồng nhan". Tuy nhiên, dù là trung tâm của sự chú ý, nhưng Man Tử lại tỏ ra lạnh lùng, bất cần. Chính vì điểm độc đáo này, biết bao cô gái vốn đã si mê điên đảo ông, nay lại càng cuồng nhiệt hơn.
    • Lúc bấy giờ, nàng công chúa triều Trần đính hôn với một người tên là Vương Nhan - một quý tộc xuất thân giàu có và cũng nổi tiếng khôi ngô tuấn tú. Một lần nọ, nàng tâm sự với người hầu rằng: "Trên đời này, chẳng ai đẹp hơn Vương Nhan!" . Nào ngờ, người hầu lại thủ thỉ với nàng rằng: "Hàn Tử Cao còn đẹp hơn rất nhiều!" . Nghe vậy, công chúa không phục, quyết phải đến cho bằng được hiệu giày của Man Tử, vì nàng cho rằng, người hầu kia chỉ là bốc phét. Trớ trêu thay, ngay khi vừa nhìn thấy Hàn Tử Cao, nàng công chúa triều Trần đã như bị hớp mất hồn vía, từ đó, nàng chăm chăm theo đuổi ông, quên mất cả người chồng sắp cưới của mình. Hàn Tử Cao thì lại một mực nghiêm nghị, coi nàng như không tồn tại. Công chúa từ đó mắc phải tương tư, sinh ra bệnh nặng rồi hộc máu mà chết.

    *Cuộc gặp gỡ định mệnh và những tháng năm gắn bó:

    - Sau loạn Hầu Cảnh, Trần Thiến – tức Trần Văn Đế sau này, nhận chức Quan Thái thú trấn giữ Ngô Hưng – một quận thuộc tỉnh Chiết Giang. Khi ấy Tử Cao được 16 tuổi, tết tóc trái đào, dung mạo mỹ lệ như ngọc, ông tới Phủ Thái thú để xin giấy thông hành về quê. Trần Thiến đã không khỏi kinh ngạc vì vẻ đẹp độc nhất vô nhị của người thanh niên đứng trước mặt mình, nhân lúc họ Hàn đang đợi thuyền để xin đi nhờ ở bến sông Hoài, Trần Thiến hỏi, không giấu sự ham muốn và hiếu kỳ: "Muốn làm việc cho ta không?" (có bản chép rằng: "Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?" ), Man Tử đã ngước mắt lên nhìn viên quan trẻ tuổi kia, gật đầu đồng ý. Trần Thiến cho rằng, cái tên Man Tử quá quê kệch, nên quyết định đổi tên Man Tử thành Tử Cao và hết mực sủng ái. Hai người gắn bó sớm tối, như hình với bóng, không chịu rời nhau. Theo dã sử, Trần Thiến có 2 thói xấu là thích đánh người khác và không muốn cho ai qua đêm chung phòng với mình. Tuy nhiên Hàn Tử Cao là ngoại lệ. Không thể phủ nhận, Tử Cao là một thiên tài, đêm hầu Trần Thiến, sáng lại học đánh võ, cưỡi ngựa, Trần Thiến cũng lựa giờ tối để dạy chữ cho Tử Cao.

    [​IMG]

    - Việc hoàng đế có nam sủng (người hầu giường chiếu là nam giới) vốn không phải là chuyện kỳ quái lúc bấy giờ. Nhưng Trần Thiến vì quá si mê Hàn Tử Cao, không muốn để ông chỉ là phận nam sủng, còn muốn phong ông làm hoàng hậu, tiến cung hầu hạ. Từ khi chưa lên ngôi, Trần Thiến đã từng hứa hẹn với Hàn Tử Cao: "Người ta nói, ta có tướng làm đế vương. Nếu là thật, khi đó ta sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Chỉ là tình yêu đồng tính người đời không chấp nhận". Hàn Tử Cao khi đó đã tự tin đáp lại lời Trần Thiến: "Thời cổ có hoàng đế là nữ nhân thì cũng có hoàng hậu là đàn ông. Nếu ngài lập ta làm hậu, ta không sợ người đời bàn tán".

    - Sự thông minh tài hoa, am hiểu sâu rộng của Hàn Tử Cao tạo nên thời thế khi ông vào sinh ra tử giúp Trần Văn Đế dẹp loạn, xây dựng triều đại nhà Trần. Nhiều lần vì muốn làm gương cho binh lính, ông chủ động xung phong vào trận địa của địch, thương tích khắp người. Các sử gia đánh giá Hàn Tử Cao là vị đại tướng quân đa mưu túc trí lại rất thông thạo binh pháp. Nghĩa nặng tình sâu, nên khi vừa lên ngôi, việc đầu tiên Trần Văn Đế muốn làm là phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu, thực hiện lời hứa năm xưa. Tuy nhiên bá quan văn võ trong triều đều lấy lý do Hàn Tử Cao là nam giới để ra sức ngăn cản. Trần Văn Đế đành phải nhượng bộ, phong Hàn Tử Cao làm Hữu Quân tướng quân và không cho ông cách xa mình nửa bước. Không phong Tử Cao làm Hoàng Hậu, Trần Văn Đế cũng không màng đến phi tần nào, kể cả Hoàng Hậu đang tại vị. Trước khi băng hà, Trần Văn Đế ra lệnh đuổi toàn bộ người ra ngoài, chỉ cho một mình Hàn Tử Cao được phép ngủ lại trong cung của mình để hầu hạ thuốc thang. Do đó, dù Trần Văn Đế không thể thực hiện mong muốn cả đời là phong Hàn Tử Cao làm Hoàng Hậu, nhưng đối với dân gian, Hàn Tử Cao đã là một "mẫu nghi thiên hạ" thật sự và duy nhất của triều đại nhà Trần.

    - Trần Văn Đế lại sai người đúc 2 con kỳ lân đực, đặt trước lăng mộ của mình như lời tuyên bố đanh thép chỉ có Hàn Tử Cao mới xứng làm hoàng hậu của ông. Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng danh hiệu "hoàng hậu đàn ông" được nhắc đến trong lịch sử.

    [​IMG]

    *Hồng nhan bạc mệnh:

    - Sau khi Trần Văn Đế qua đời, em họ của hoàng đế là Trần Húc làm nhiếp chính vương đã lợi dụng quyền lực để ép ông làm nam sủng của mình. Hàn Tử Cao vì chung tình với hoàng đế nên nhất quyết không theo, cuối cùng bị Trần Húc vu oan phản loạn, dù nắm binh quyền trong tay, nhưng Hàn Tử Cao quyết không phản kháng, giao lại binh quyền, tự tay kết liễu đời mình, ra đi mãi mãi ở tuổi ba mươi, để bảo toàn sự chung thủy và tình yêu bất tử của ông cùng Trần Văn Đế.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng sáu 2021
  2. Liễu Tiểu Đồng My idol!

    Bài viết:
    63
    Thời này có phim đam, thời xưa lại có cả giai thoại đam luôn a!

    Hay quá!

    Nhờ đọc bài viết này mà biết được hồi xưa hà khắc vậy mà vẫn có thể có được tình yêu đồng tính.

    Quá đỉnh!
     
  3. Thao Duongg

    Bài viết:
    5
    Rất cảm ơn sự ủng hộ của bạn đã dành cho bài viết của mình nha! *boni 28*
     
  4. Liễu Tiểu Đồng My idol!

    Bài viết:
    63
    Không có chi bạn hiền! Mong bạn cũng ủng hộ bài viết mình dài dài nha! *qobe 24*
     
    Vô Ky Cơ TiệnThao Duongg thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...