Hạn chế trong thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai của nhà nước

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gió Cuốn đi, 3 Tháng năm 2021.

  1. Gió Cuốn đi

    Bài viết:
    35
    Những điểm hạn chế trong thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai của nhà nước

    Sau nhiều lần được kiến nghị sửa đổi Nhà nước ta đã ban hành Luật Đất đai năm 2013 và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, tạo thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh có hiệu quả nhiều quan hệ đất đai đang tồn tại, phát sinh và phát triển ở Việt Nam hiện nay. Tuy vậy những quy định mới ban hành vẫn còn nhiều điểm chung chung chưa cụ thể, thiếu tính đồng bộ. Cụ thể:

    Thứ nhất, Luật đất đai 2013 đã khắc phục một phần những mâu thuẫn, thiếu đồng bộ giữa văn bản pháp luật hay bộ luật khác. Tuy nhiên ở ngay phần khái niệm về sở hữu đất đai giữa Luật đất đai 2013 và Bộ luật dân sự 2015 đã có sự bất đồng:

    Tại Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định "đất đai thược sở hữu toàn dân do Nhà Nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý."

    Tuy nhiên, tại Điều 170 bộ LDS 2015 lại quy định dựa trên chế độ "đa sở hữu" đất đai như sau "sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức- trính trị.."

    Thứ hai, một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai hoàn thiện dự án là việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất. Các văn bản, quy định vấn đề này thường xuyên thay đổi dẫn đến sự không thống nhất, thiếu liên kết gây khó khăn trong vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng.

    Trong 1 khảo sát thực tế tại thành phố HCM từ 1-7-2014 đến 31-12-2019 trên địa bàn thành phố hiện có 441 dự án thu hồi đất, trong đó chỉ có 107 dự án hoàn thành bàn giao mặt bằng, 310 dự án đang triển khai và 24 dự án chậm triển khai và quá hạn theo luật định. Điều này dẫn đến khâu bồi thường còn nhiều vướng mắc do sự thiếu thống nhất về pháp luật. Cụ thể với các dự án đã phê duyệt bồi thường, hỗ trợ tái định cư trước khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thì không áp dụng Luật đất đai 2013 nên người dân không đồng thuận.

    Thứ ba, việc thực thi nội dung quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế, bất cập trong việc quản lý, quy hoạch. Nhà nước với hệ thống cơ quan nhà nước tham gia vào việc quản lý đất đai đã phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực, việc phân cấp về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa đi đôi với năng lực và chưa có sự tăng cường công tác thanh tra, chưa ngăn chặn là xử lý kịp thời những nhóm lợi ích chiếm đoạt tài sản công. Hàng loạt các vụ sai phạm trong công tác quản lý, tham nhũng của cán bộ từ trung ương đến địa phương bị phanh phui.

    Điển hình trong tháng 03/2020 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đề nghị truy tố hàng loạt bị can vốn là cán bộ, lãnh đạo trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường Bắc Giang, về vi phạm trong quá trình đo đạc giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Tây Yên Tử đã để ra sai phạm làm thất thoát hơn 4.5 tỷ đồng ngân sách nhà nước.

    Thứ tư, việc giải quyết khiếu nại về đất đai còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, kéo dài, quyết định đã có hiệu lực nhưng chưa được thi hành, tranh chấp phức tạp. Tuy nhiên bộ máy cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại còn yếu về năng lực, cần được bồi dưỡng. Khoảng trên 70% đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai nên vấn đề này nên được giải quyết nhanh triệt để.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...