Hai nguồn thi cảm lớn nhất của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An béo, 2 Tháng chín 2021.

  1. An béo

    Bài viết:
    33
    Đề: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ. Có một lần hai nguồn thi hưởng ấy gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác Ông đồ"

    (p/s: ** Mở bài, * chứng minh, # đánh giá. Khi viết những phần được đánh dấu cần lùi vào so với lề)

    Bài làm

    **Trong phong trào Thơ mới 1930-1945, bên cạnh những vần thơ tình say mê rạo rực, bên cạnh những cái mới, cái "tân thời". Vẫn còn có những niềm hoài cổ tha thiết xót xa. Người đọc bắt gặp những tứ thơ như thể trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài thanh đã nhận xét: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ. Có một lần hai người thi hưởng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác 'Ông đồ".

    * Quả thực là như vậy, có ý kiến cho rằng Vũ Đình Liên "Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa". Và chính hình ảnh "Ông đồ" cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn đã trở thành đề tài trong thơ ông

    Vũ Đình Liên hân hoan với niềm vui của ông đồ thời kì vàng son:

    "Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua"

    Trong cảnh xuân giữa rất nhiều những cảnh sắc vui tươi, náo nức, hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ ấy lại là hình ảnh ông đồ già. Cấu trúc "mỗi.. lại" cho ta thấy ông đồ là hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam thời đó mỗi khi tết đến xuân về. Màu hồng thắm của hoa đào nở kết hợp với màu đỏ của giấy viết cùng vơi màu đen của mực tàu và không khí rực rỡ, náo nức của phố sá lúc vào xuân tạo nên một nét thiêng liêng của không gian văn hóa dân tộc mỗi khi Tết đến xuân về. Và ở những câu thơ tiếp theo, hình ảnh ông đồ hiện ra thật tài hoa rạng rỡ:

    "Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay"

    Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng, nưỡng mộ tài năng của ông. "Hoa tay" ý chỉ tài năng của ông, "thảo" là nói ông viết nhanh, tài năng ấy được miêu tả "như phượng múa rồng bay". Từ đó người đọc có thể hình dung được nét chữ mềm mại, phóng khoáng nhưng không kém phần cao quí của ông đồ. Người đọc có thể cảm nhận được vô vùng rõ ràng tình cảm yêu quí, trân trọng của tác giả Vu Đình Liên dành cho ông đồ. Hay rộng hơn là lòng tự hào của tác giả đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc: Chơi chữ, treo câu đối này tết, là niềm hoài cổ luôn ẩn mình trong con người của thi sĩ Vũ Đình Liên.

    Thế nhưng mấy ai nhận ra trong cái sự vui tươi, náo nhiệt đó lại là sự ẩn mình của sự tàn li=ụi, quên lãng. Ông đồ-một nghề vô cùng thanh cao, đáng quí, việc của ông là dạy học và chỗ ông ngồi là ở trong lớp học với những cậu học trò tinh nghịch. Chứ không phải nơi "bên phố đông người qua" không những thế ông còn "bày mực tàu, giấy đỏ" để bán chữ kiếm sống qua người nhưng mỗi năm chỉ có một dịp Tết đến xuân về. Chứng tỏ Nho học đã đến thời kì tàn lịu cái "cảnh thương tâm của nền Nho học lúc mạt vận" đã đến ngay bên ông đồ già.

    Vũ Đình Liên dù là một người thuộc thế hệ tri thức Tây học trẻ tuổi (Vũ Đình Liên sinh năm 1913, làm bài thơ này khi mới 23 tuổi-khi đang còn trẻ chưa có trải nghiệm nhưng ông vẫn ngậm ngùi, thương cảm với sự lụi tàn và thất thế của ông đồ

    "Nhưng mỗi năm mỗi vắng

    Người thuê viết nay đâu"

    Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm "Người thuê viết nay đâu" là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng "mỗi năm mỗi vắng". Quan hệ từ "Nhưng" đặt ở đầu khổ chỉ sự tương phản đã báo hiện cho sự tàn lụi ấy của ông đồ của nền văn hóa Nho học, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả mưu sinh nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mắt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn.

    'Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu "

    Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lùng của mực, tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Biện pháp nhân hóa đã được tác giả sử dụng vô cùng tài tình khiến những vậy vô tri, vô giác cũng biết buồn, là nỗi buồn của ông đồ lan tỏa sang sự vật xung quanh. Giấy đỏ dùng để viết chữ những vì không ai thuê vì buồn mà phai nhạt đi không được động bút mà kết tủa lắng đọng.

    " Ông đồ vẫn ngồi đấy

    Qua đường không ai hay "

    Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gượng vị miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng đó là những dáng dấp tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông.

    " Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay "

    Hai câu thơ tả cảnh nhưng chính là tả nỗi lòng là ngoại cảnh nhưng kì thực là tâm cảnh (tả cảnh ngụ tình). Cảnh tết nhưng lại không thấy hoa đào, bởi ông nào có biết Tết! Chỉ thấy lá vàng và mưa bịu, những hình ảnh mang theo nỗi niềm của lòng người. Vì sao mùa xuân lại có lá vàng? Hình ảnh lá vàng đó có thể là hình ảnh thực, cũng có thể là hình ảnh liên tưởng. Lá vàng rơi bao giờ cũng gợi cho ta cảm giác buồn, tàn tạ. Những chiếc lá vàng rơi trên giấy viết nhưng vì không ai thuê viết nên ông đồ cũng không buồn nhặt đi. Mưa bụi nhẹ bay lất phất đầy trời gợi lên một không gian mịt mờ đáng ra là mưa xuân thì nó phải mang đến sức sống tươi mới thế nhưng ở tình cảnh của ông đồ nó lại mang đến sự lạnh lẽo, buốt giá như thấm vào da thịt. Ta có thể liên tưởng hình ảnh ông đồ ngồi bó gối bất động, ông mang ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bịu mịt mù. Hình ảnh ấy thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nõi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Ko gian hoang vắng đến thê lương.

    " Năm nay đào lại nở

    Ko thấy ông đồ xưa "

    Cái còn gợi nhớ về cái mất, tạo nên cảm giác hụt hẫng, chơi vơi. Hai câu thơ buộc người đọc nhớ lại mở đầu bài thơ nhưng bây giờ là" ông đồ xưa ". Kiểu két cấu đầu cuối tương ứng như vậy càng làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Ta bắt găọ nỗi buồn" cảnh ấy, người đâu "trong thơ Thôi Hộ đời Đường

    " Nhân diện bất tri hà xứ khứ

    Đào hoa y cựu tiếu đông phong "

    (Trước sau nào thấy bóng người

    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)

    Đánh dấu sự biến mất hoàn toàn của ông đồ. Cảnh cũ còn đó người xưa đã vắng xa. Bài thơ khép lại bằng một câu thơ đầy bâng khuâng tiếc nhớ của nhà thơ

    " Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ? "

    Thực sự bây giờ bài thơ" chứa đựng cả một hệ vấn đề bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người "mà ở đây tác giả là" Những người muôn năm cũ "là ông đồ là lớp người Nho học. Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu chữ" hồn "của ông còn chăng/ Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn oàn mất hẳn? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm day dứt, ngậm ngùi và nỗi niềm hoài cổ luôn ẩn trong lòng thương người ấy, niềm hoài cổ của Vũ Đình Liên là niềm cảm thông, tiếc nuối cho phong trao Nho học tàn lụi, cho một vẻ đẹp dân tộc bị lãng quên.

    #Với thể thơ ngũ ngôn giàu tâm sự, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị nhưng giàu ý nghĩa và sâu sắc cùng vơi ngôn ngữ gợi cảm, đầy sức gợi tình. Cấu tứ thơ lặp lại tạo sự đối xứng, chặt chẽ cho bài thơ. Nhiều phép tu từ được kết hợp và sử dụng hiệu quả. Vũ Đình Liên đã khiến cho tác phẩm của mình có dáng dấp một câu chuyện, kể về cuộc đời của ông đồ từ lúc còn được trân trọng, cảm phục tới khi bị lãng quên. Qua hình tượng ông đồ, tác giả đã bày tỏ thật sâu sắc" lòng thương người "và" niềm hoài cổ"của mình.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...