"Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái." Trong câu "Không có kính không phải vì xe không có kính", điệp ngữ "không" gợi lên hình ảnh những chiếc xe trần trụi nhưng rất thực tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ càng làm nổi bật sự tàn khốc, ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn. (Phải chăng, đó là hình tượng đẹp đẽ của những người lính lái xe xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước) Câu thơ mang đậm chất văn xuôi, giàu tính khẩu ngữ, ngôn từ đơn giản, không cần đẽo gọt cầu kỳ mà gân guốc như đời lính lái xe của tác giả. Trong câu thơ tiếp theo "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi", điệp ngữ "bom" cùng động từ mạnh "giật", "rung" được sử dụng đã tái hiện một cách chân thực, sinh động sự dữ dội, khốc liệt của cuộc chiến đấu là nguyên nhân khiến những chiếc xe không có kính. Vượt lên trên tất cả khó khăn, hiểm nguy, người lính vẫn tự tại, hiên ngang, can trường "Ung dung buồng lái ta ngồi". Câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng từ láy "ung dung" và cách ngắt nhịp 2/2/2 đã nhấn mạnh sự bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong bốn câu thơ tiếp theo, động từ "nhìn" được điệp năm lần, động từ "thấy" được lặp lại ba lần đã cho thấy sự tập trung, chú ý cao độ của những người lính lái xe trước muôn vàn khó khăn, thử thách và đó cũng là biểu hiện của một tinh thần trách nhiệm nhưng tâm hồn lãng mạn, bình thản, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ. "Nhìn thẳng" là cái nhìn có vẻ trang nghiêm, bất khuất, không thẹn với trời với đất, sẵn sàng đối diện vào mọi nguy nan, hiểm trở mà không hề run sợ của những người lính lái xe. Biện pháp nhân hóa "gió vào xoa" cùng phép ẩn dụ "mắt đắng" cho người đọc thấy gió bụi như quăng ném vào mặt mũi các người lính khiến đôi mắt họ cay xè. Điều đó đã làm nổi bật vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng vượt lên tất thảy những hiểm trở, nguy nan. Đặc biệt, "con đường chạy thẳng vào tim" là hình ảnh ẩn dụ khái quát đặc sắc: Đường Trường Sơn – con đường giải phóng miền Nam cũng chính là con đường được san bẳng bởi ý chính, lòng yêu nước của những người lính lái xe, họ chỉ có một tầm nhìn thẳng. Trong hai câu kết thúc khổ thơ "Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa như ùa vào buồng lái", biện pháp so sánh cho người đọc thấy những vật cản, chông gai trên đường như va đập, rơi rụng vào thân thể các anh.