Hải đoàn cảm tử là cuốn truyện tóm lược về trung đoàn 125 thuộc bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Trung đoàn được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đạn dược thuốc men và nhu yếu phẩm từ hậu phương miền bắc vào chiến trường miền nam bằng đường biển. Trang bị phương tiện cho đồng bào miền nam đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ - Ngô Đình Diệm, giải phóng miền nam thống nhất đất nước, góp phần chấm dứt hoàn toàn việc chia cắt hai miền Nam - Bắc. Tên sách "Hải đoàn cảm tử" - Cao Văn Liên trên trang bìa sách là hình ảnh một con tàu nhỏ bé cũ kỹ lẻ loi trên biển cả mênh mông nhưng con tàu ấy đã làm nên một sử thi bi hùng mở ra đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Cuốn sách xuất bản tại Hà Nội ở nhà xuất bản Kim Đồng năm 2009 được in lần đầu với 101 trang, có khổ sách 12x19cm nhỏ nhắn gọn gàng phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Hải đoàn cảm tử kể về chiến công oanh liệt vang dội của các chiến sĩ hải quân không tiếc thân mình làm nên lịch sử. Trung đoàn 125 hoạt động theo nguyên tắc bí mật và cảm tử. Hình thức bên ngoài giả dạng tầu đánh cá hoặc tàu chở dầu, ở dưới khoang chất đầy súng đạn và thuốc nổ, mọi người mặc thường phục gặp địch không được tác chiến và phải tránh, khi ném hàng vào bờ biển gần căn cứ là hoàn thành nhiệm vụ; trường hợp bất đắc dĩ bị địch vây ép tràn xuống khám xét thì bấm nút điện tiêu diệt luôn tàu địch. Do tính chất bí mật mà biết bao chiến công oanh liệt đó chỉ được lưu lại trong ký ức của từng đồng chí trong trung đoàn qua nhiều thế hệ và tản mác khắp mọi miền tổ quốc. Xuyên xuốt cuốn sách là ký ức đấu tranh của một người lính trung kiên từ lúc còn tuổi hoa niên (16 tuổi) tìm cách bắt liên lạc với miền bắc bằng đường biển. Chiến sĩ trẻ ấy đã vượt qua bao gian nan vất vả :(công tác chuẩn bị đi biển, gặp thổ dân pô di nê diêng, gặp cướp biển, bơi cùng cá mập, đi qua bão táp lưu lạc trên đất bạn Trung Quốc và bắt liên lạc với thượng cấp ở miền bắc). Người chiến sĩ tuổi hoa niên đó đã tham gia vào những cuộc vận chuyển bí mật kỳ lạ của những con tàu không số cho đến khi hòa bình thống nhất đất nước. Đ/c ấy đã viết: "Tôi đã từng chứng kiến những gian khổ hi sinh, những tinh thần anh dũng kiên cường, những chiến công oanh liệt thần kỳ của đồng đội. Những câu chuyện đó phần lớn là sự thật mà chính tôi được nghe hay đã từng là nhân chứng". Là cuốn sách xuất bản cho lứa tuổi thiếu nhi nên nó chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng lịch sử bí ẩn của trung đoàn. Đó là quá trình hình thành và hoạt động của trung đoàn từ tháng 5/1959 đến đại thắng mùa xuân 1975. Vậy chúng ta cùng phiêu lưu một lần cùng với các thuỷ thủ nhé! Tôi ngồi vào buồng lái nắm lấy vô lăng và điều chỉnh sao cho vạch đỏ của la bàn trùng với số 80. Tôi hiểu rằng tàu đang chạy chính hướng nam. Bỗng từ xa tôi thấy có một vật dập dềnh lao về phía con tàu, tôi phát lệnh báo đồng khẩn cấp, các thuỷ thủ đang ngủ bật dậy chạy dầm dập, ngay lập tức thuyền trưởng phát lệnh cứu con tàu: Máy lùi hết tốc độ - Rõ, máy lùi hết tốc độ Con tàu bống nhiên đứng sững lại và nó lùi với tốc độ chóng mặt Ngừng máy - Rõ, ngừng máy Tiến ba, rẽ trái 900 - Rõ, tiến ba, rẽ trái 900 Tôi vặn mình bẻ vô lăng cho tới khi vạch đỏ trên la bàn chạm con số 90 Máy tiến hết tốc độ - Rõ, máy tiến hết tốc độ Con tàu đã vòng qua phía trái của quả thuỷ lôi. Sau đó quả thuỷ lôi chạm một vật và nổ tung khiến cột nước dựng cao như trái núi, sóng bị áp lực xô đổ ập vào mạn tàu làm tàu nghiêng ngửa. Sau khi thoát chết con tàu lại tiếp tục cuộc hành trình và 2 tháng sau thì vào đến biển miền nam thì lại gặp tàu tuần tiễu của hải quân Sài Gòn. Lập tức mọi người vào vị trí chiến đấu, thuyền phó ở nơi bí mất nhất- nơi làm chập mạch điện làm nổ 300 kg thuốc nổ và 120 tấn vũ khí đạn dược và biến con tàu thành 1 quả mìn khổng lồ huỷ diệt 2 con tàu của nguỵ quân sài gòn thành sắt vụn. Trước giờ phút cái chết đến gần chúng tôi vẫn thanh thản và bình tĩnh 1 cách lạ lùng. Đó là tính cách của hải đoàn cảm tử. May thay quân sài gòn đã không xuống kiểm tra và ta đã vượt qua quân Sài gòn tiếp cận căn cứ để giao hàng. Họ đã chọn thời tiết mưa to gió lớn để giao hàng tránh sự tuần tiễu của kẻ thù: Đêm đó tàu chúng tôi như một con cá voi lớn, quằn quại trong dông gió và mưa lao vào bờ biển. 3 giờ sau tôi kêu lên ngẹn ngào: Ôi! Miền nam quê hương tôi! Con tàu đã hoàn thành nhiệm vụ. Vậy là đường mòn Hồ Chí Minh đã được khai thông nhưng nó chỉ được ghi trên tấm bản đồ hải lí bí mật của trung đoàn. Sau đồng khởi 60 chiến tranh ác liệt hơn nhưng quân dân ta không thiếu vũ khí do vậy chính quyền Oa sinh tơn và Sài gòn đã đặt câu hỏi: Quân giải phóng lấy vũ khí từ đâu ra và chúng vào miền nam bằng đường nào? Do vậy mà Mỹ nguỵ đã kiểm tra gắt gao trên mặt biển, chúng sẵn sàng phóng rocket vào bất cứ con thuyền nào nghi vấn, thả thuỷ lôi dầy đặc khắp gần bờ biển Việt Nam. Nhưng điều đó vẫn không làm chùn ý chí chiến đẩu của hải quân cảm tử. Truy nhiên không phải chuyến vận chuyển nào cũng hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta hãy lật đến trang 67 để thấy được sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ cảm tử: 4 chiếc tàu tuần dương chia thành 4 mũi tấn công, tình hình vô cùng khẩn cấp toàn bộ tàu có thể phải hi sinh. - Đồng chí phải sống để đem lá cờ về căn cứ và kể lại sự hi sinh anh dũng của chúng tôi cho hải đoàn và căn cứ rõ. - Đây là mệnh lệnh và nhiệm vụ. Chúc đồng chí hoàn thành. Gửi lời chào vĩnh biệt. Họ đã đón nhận cái chết vô cùng bình tĩnh. 24 con người, 4 tàu địch, 200 tấn thuốc nổ, đạn dược tạo thành 1 tiếng nổ khủng khiếp, các vòm lửa khổng lồ dựng cao ngút trời, những làn sóng cực mạnh hất tung lên trời. Sự hi sinh của họ anh hùng lẫm liệt khiến cho hải quân mỹ - Sài Gòn luôn kinh hoàng run sợ khi nhắc đến hải quân cảm tử. Bên cạnh đó vẫn còn có những con người vì ham sống mà đã không gây chập mạnh điện để tiêu diệt kẻ thù. Sau khi họ làm nhân chứng sống cho quân mỹ - ngụy để bôi giếu cách mạng Việt nam thì họ bị trả về và cái giá phải trả cho sự phản bội là họ phải ra trước tòa án quân sự, bị tước quân hàm, chức vụ, bị khai trừ khỏi đảng, bị tước quyền công dân, bị kết tội phản bội tổ quốc, phải lao động để xây dựng công trình quân sự. Cái quý giá hơn sự sống đó là danh dự và tổ quốc. Bên cạnh việc vận chuyển họ còn giúp đỡ hải đoàn bạn cứu tàu: Mặc cho mưa to gió lớn, thời tiết lạnh thấu xương, gió mùa đông bắc thổi vù vù họ vẫn bơi từ tàu nọ sang tàu kia để cột dây cáp to bàng bắp tay để kéo tàu sau 7 ngày họ khiến con tàu nhúc nhích và 8 ngày sau nữa thì họ đã cứu thành công con tàu. Từ 5/1959 đến 4/1975 họ đã vận chuyển không biết bao nhiêu tấn đạn dược vũ khí và thuốc men cho bộ đội ra giải phóng và tiếp quản đảo Trường Sa, Phú Quốc (trang 97) Họ còn có nhiệm vụ thiêng liêng ra đón các đồng chí bị cầm tù ở Côn Đảo trở về. Nơi đó không còn là địa ngục trần gian nữa mà mặt biển của ngày chiến thắng như reo vui như rộng lớn ra con tàu trở về trong đẩy ắp tiếng nói cười hát ca vui nhộn. Từ đó họ chấm dứt những năm tháng tàu không mang số hiệu, họ được mặc quân phục, lá cờ tổ quốc bay trên bong tàu của họ và chính họ đã viết lên khúc ca khải hoàn. Nhưng trong khúc ca khải hoàn đó họ vẫn không quên những đồng đội đã ngã xuống: Chào các anh! Tổ quốc không bao giờ quên các anh, các anh là bất tử, là vĩnh hằng như cuộc sống. Ngày hôm nay khi tôi giới thiệu đến các bạn cuốn sách nhỏ này chính là thắp một nén nhang thơm cho những tâm hồn bất diệt. Nghệ thuật tả thực chân thật sắc nét, giọng văn trầm hùng bi tráng, chúng ta thấy rõ những khó khăn gian khổ, mất mát hi sinh, cảm nhận được sự hào hùng bất khuất của những chiến sĩ. Khắc họa tính cách nhân vật hiên ngang quả cảm. Lời kẻ tự sự chân thành mộc mạc khắc họa sâu đậm thời kỳ oanh liệt tác giả gửi vào đó cả tấm chân tình, có lúc giọng văn vui tươi trong miền hân hoan của ngày chiến thắng. Vậy một lần nữa tôi và các bạn hay thắp lên một nén nhang thơm gửi đến các chiến sĩ đã không tiếc tuổi thanh xuân để làm nên chiến công chói lọi khi chúng ta đang hướng tới ngày 22/12 – ngày quân đội nhân dân Việt Nam. Bài giới thiệu sách của tôi đến đây xin phép được khép lại. Để hiểu hơn vể những con tàu không số, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển và hải đoàn cảm tử xin mời các bạn hãy đến thư viện của nhà trường tìm đọc cuốn "Hải đoàn cảm tử" của tác giả Cao Văn Liên.