Review Sách Hạ Đỏ - Nguyễn Nhật Ánh

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Loveyourself, 28 Tháng năm 2020.

  1. Loveyourself

    Bài viết:
    20
    "Hạ đỏ, có chàng tới hỏi:

    - Em thơ, chị đẹp em đâu?"


    Mỗi một mùa xuân đi qua, mùa hẹ lại đến, những cơn mưa rào bất chợt, những tiếng ve bắt đầu, tia nắng chói chang xen vào những kẽ lá, lấp lánh cả không gian cũng là khi khoảng khắc chia tay của tuổi học rò lại đến. Đọc "Hạ đỏ" là một mùa hè rực cháy cũng là một mùa hè mang mác buồn của một thời tuổi thơ. Thêm một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, một câu chuyện buồn để rồi mỗi một người đọc khép quyển sách lại đều lưu giữ chút ám ảnh, chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh.

    [​IMG]

    1. Đôi nét giới thiệu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh


    Nguyễn Nhật Ánh (7-5-1955) sinh ra tại miền đất Quảng Nam, miền đất miền Trung đầy nắng gió, nơi tạo nên những con người cần cù chịu thương chịu khó. Ông được biết đến là một nhà văn chuyên viết về đề tài tuổi mới lớn, chạm đến nỗi lòng của lớp trẻ. Các tác phẩm của ông được đọc giả mọi lứa tuổi đón nhận, ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ngoài cái tên quen thuộc là Nguyễn Nhật Ánh, ông còn được biêt đến với những bút danh như: Lê Duy Cật, Anh Bồ Câu, Đông Phương Sóc..

    Một số tác phẩm nổi tiếng mà bạn có thể tìm đọc: Mắt biếc (1990), Bồ câu không đưa thư (1993), Kính vạn hoa (1995-2002), Chuyện xứ Lang Biang (2004-2006), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (24.10.2010)..

    Một số tác phẩm đã được chuyển thể: Áo trắng sân trường (1990), Thằng quỷ nhỏ (1997), Kính vạn hoa (2004), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015), Mắt biếc (2019)

    2. Tác phẩm "Hạ đỏ" – Nguyễn Nhật Ánh


    Hạ đỏ (1991) là một truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây cũng là một trong những tác phẩm nổi tiêng viết về tình yêu tuổi mới lớn của tác giả. Tác phẩm lột tả được tâm lý tìm cảm của một cậu thiếu niên mới bước vào giai đoạn biết yêu. Khi một chàng thiếu niên mới lần đầu biết rung động trước một cô gái, muốn dành hết những điều tốt đẹp, niềm vui và muốn nhìn thấy nụ cười hiện trên khuôn mặt cô gái ấy. Truyện mang lại hình ảnh trong sáng, những tiếng cười sảng khoái nhưng để lại nhiều chiêm nghiệm cho một cái kết thúc khiến đọc giả không khỏi. Cảm khái.

    Nhan đề "Hạ đỏ" đã nói hết tất cả những gì tác giả muốn đem đến cho người đọc. Một câu chuyện bắt đầu vào một mùa hè rực cháy.

    Cuối năm lớp chín, Nhìn thấy sự vất vả của cậu con trai thức khuya dậy sớm và đạt được thứ hạng cao trong kì thi, gia đình cHương quyết định dành ba tháng ở quê ngoại để cậu có thể "mập lên" sau những ngày ốm nhom ốm nhách. Về quê ngoại, cậu ở nhà em của mẹ là dì Sáu. Chương nhanh chóng hòa nhập với những đứa trẻ ở làng quê dưới sự chỉ dẫn của Nhạn và Dế (hai đứa con của dì Sáu) dắt đi trộm quả, bắn chim, tắm suối và cả đánh nhau. Những câu chuyện nhẹ nhành, bình dị, nhỏ nhặt mà vui gợi lại cả một kí ức tuổi thơ của đọc giả. Theo kế hoạch Chương vào vườn ông Tư Thiết để bắn chim nhưng vì thấy vườn trái cây khiến cậu nảy ra ý định trộm quả kêt quả hai con chó nhà ông đuổi chạy chối chết. Đích thị là một chàng công tử thành thị thế mà học được cách đánh nhau với đám trẻ làng quê.. Rồi dần dần cậu cũng quen được những con người mới như Thơm, Dư, Út Thêm. Thơm vốn được đám trẻ cả làng đặt cho mệnh danh là "Bà La Sát" thế mà không hiểu sao đứng trước mặt Chương cô bé lại hiều dịu đến lạ thường. Chương phát hiện ra một cô gái tên là Út Thêm, là chị gái của Dư. Trong ấn tượng của Chương, Út Thêm là cô gái duyên dáng với chiếc răng khểnh dễ thương, vừa dịu dàng lại chăm chỉ. Thế là Chương đã gặp được Út Thêm - mối tình đầu của mình. Út Thêm thiên chân không nhận ra tình cảm của Chương, còn cậu thương Út Thêm mà không thể nói thành lời, chỉ có dùng những này tháng nghỉ hè còn lại để dạy hai chị em học chữ. Thời gian cũng nhanh chóng trôi đi, những ngày hè sắp khép lại, Chương phải về thành phố, mang theo nỗi buồn của mối tình đầu thơ ngây vẫn còn giang giở, cũng là mối tình buồn xót xakhi Út Thêm sắp lấy chồng.

    3. Cảm nhận riêng về tác phẩm Hạ đỏ


    Đối với tôi, thỉnh thoảng vẫn lật lại nhưng trang sách Hạ đỏ, nhìn lại những khoảng khắc mà Chương đã trải qua suốt ba tháng hè quá đỗi bình dị, đáng yêu khiến tôi không khỏi mỉm cười thích thú. Nhiều lúc tôi còn bắt gặp chính tuổi thơ của mình trong mỗi trang sách. Tôi cũng từng giống như Chương cùng đám trẻ trong quê trộm quả, bị chó đuổi, bị chủ vườn la mắng. Cũng một thời hiếu thắng đánh nhau với cô bạn hàng xóm, cũng thích một người thầm kín không dám nói. Đây không đơn thuần chỉ là câu chuyện về một làng quê bình dị mà còn là câu chuyện của những con người mộc mạc, giản đơn. Mỗi người mỗi tính cách, mỗi hoàn cảnh, mỗi tâm tư, suy nghĩ. Và Chương may mắn trong cuôc đời này đã gặp được họ dẫu chỉ là ba tháng hè ngắn ngủi.

    "Những ngày qua, cỏ may bám đầy gấu quần tôi còn không gỡ hết, nó gửi theo làm gì cho cỏ may đâm nhói trái tim tôi"

    Khép lại câu chuyện đối với tôi đây là một kết thúc mở. Chương quay trở về cuộc sống thường nhật ở thành phố, liệu có quên Út Thêm hay không? Hay vẫn âm ỉ mong nhớ một mùa hè nữa đến nhanh. Sau này, Út Thêm còn gặp được lại chàng trai thành phố kia hay không, rồi họ sẽ nói gì với nhau? Tôi chẳng biết được và các bạn cũng thế..

    Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh mang đậm dấu ấn phong cách của ông. Một cuốn sách hay viết về làng quê cũng là viết về một câu chuyên tình buồn. "Hạ đỏ" đối vưới tôi là khoảnh khắc đẹp nhất, bởi nó mang theo sự ngây ngô của tuổi trẻ về tình bạn, tình thương, sự rung động của tâm hồn. Hy vọng có dịp các bạn hãy mua và đọc Hạ đỏ để được chiêm nghiệm câu chuyện tuyệt vời này.
     
    Ôn An Na, LieuDuong, chiqudoll7 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng chín 2020
  2. Loveyourself

    Bài viết:
    20
    Hành Trình Trưởng Thành Của Những Tâm Hồn Rực Cháy

    Đối với nền văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Nhật Ánh được xem như là một "Người chở dòng thơ qua mọi miền kí ức". "Khi viết, tôi có cảm giác tự nhiên như cậu học trò ngồi viết chuyện đời mình nên các em thấy tác phẩm của tôi gần gũi. Yếu tố vui nhộn cũng là điều phù hợp với tâm hồn các em".

    Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, những tác phẩm của ông mang đến cái nhìn chân thật và hồn nhiên về những tâm hồn mới lớn. Ôn xem đời sống của trẻ thơ như những hòm báu vật bí ẩn, nhất là những đứa trẻ chập chững bước vào đời, chập chững trở thành người lớn. Những "bí ẩn" của đời sống trẻ thơ đó không phải quá huyền bí mà nhó ẩn chứa những điều nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, từ cách chúng làm, chúng nghũ và biểu hiện. Mỗi tác phẩm của ông đều là một sự trải nghiệm đầy thú vị những cảm xúc trong tâm hồn của tuổi mới lớn. Thông qua cuốn sách "Hạ đỏ" của Nguyễn Nhật Ánh người đọc sẽ cảm nhận được hành trình trưởng thành của những tâm hồn đang lớn.


    [​IMG]

    1. Trưởng thành là khi biết quan sát và suy nghĩ tinh tế hơn:

    Có thể nói, hai tháng nghỉ hè ở làng Hà Xuyên vừa đủ để Chương trải qua hành trình trưởng thành đầu tiên trong cuộc đời mình. Vốn dĩ cậu chỉ là một đứa trẻ đậm chất thành thị, vô tư vô ưu hồn nhiên đến lạ. Nhưng thời gian chính là thước đo của sự trưởng thành. Chương từ một đứa trẻ thiên chân nay đã trưởng thành hơn, bé biết suy nghĩ hơn, chín chắn hơn. Sự trưởng thành của Chương biểu hiện rất rõ qua từng suy nghĩ và cảm nhận của cậu với con người và cuộc sống xung quanh. Cậu tinh tế hơn, nhìn thấy được những sự thay đổi nho nhỏ từ những con người bên cạnh.

    Mới đến, Chương đã tìm được cảm giác thân quen với mấy đứa trẻ, học theo chúng hái cây, trộm quả, học cả cách đánh nhau. Bọn trẻ mà thích được diễu võ dương oai, Vẫn theo thường lệ, cả nhóm tổ chức trận phục kích tụi xóm Miễu bên bờ suối. Nghe hoành tráng lắm nhưng kết cục là nhờ tài "thiện xạ" có một không hai của Chương đã khiến Dư bị trúng miếng chén vỡ vào ót. Và Chương đã nhận ra rằng "chiến thắng không phải bao giờ cũng đem lại niềm vui" và sự hiếu thắng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

    Trích chương 11 - Truyện "Hạ đỏ"

    "Chiến thắng không phải bao giờ cũng đem lại niềm vui.

    Từ lúc bắn hạ thằng Dư, lòng tôi ngập đầy lo lắng.

    Nhạn và Dế cũng rầu rĩ không kém. Thằng Dế, sau lời reo mừng rỡ khi thấy tôi bắn trúng địch thủ, đã bắt đầu nhận ra tình thế hiểm nghèo đang treo lơ lững trên đầu. Nếu thằng Dư có mệnh hệ nào, chúng tôi sẽ lãnh đủ hậu quả. Còn nếu nó chết, chúng tôi sẽ đi tù. Điều đó khỏi cần bàn cải.

    Vì những lẽ đó mà trên đường về, chẳng có khúc khải hoàn. Chỉ có những dáng đi ủ rũ."

    Từ đó, Chương nhận ra được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm ở miền quê nghèo. Khác với thành thị ồn ào tấp nập, bon chen với cuồng quay của cuộc sống. Nơi đây bình yên đến lạ. Mặc dù mấy đứa trẻ tỏ vẻ là thế nhưng nhìn lại vẫn là những kỉ niệm đầy thân thương. Tóm lại khi những đứa trẻ biết quan sát, cảm nhận, biết suy nghĩ về những hành động trong cuộc sống xung quanh mình nhiều hơn chính là lúc bạn trưởng thành hơn rồi đấy.

    2. Trưởng thành là khi con tim biết rung động.

    Chính Chương cũng không hiểu tại sao cậu lại để ý những chi tiết nhỏ đến vậy. Chương bị ấn tượng bởi nụ cười dễ thương của "Bà La Sát" Thơm, theo lười tụi nó Thơm vốn đanh đá, kiêu căng nhưng đối với Chương Thơm chỉ là một cô bé dê nhìn và hoạt bát. Cái răng khểnh của Út Thêm cũng khiến Chương không ít lần xao xuyến. Đối với Út Thêm chương luôn có cái rung động đặc biệt. Chương chán chán những trò đánh nhau, tắm suối, bắn chim, cậu quyết định dạy chữ cho hai Chị em. Mượn cớ thế thôi thực chất Chương muốn gần Út Thêm hơn, Chính về thế chương hiểu rõ về hoàn cảnh của những đứa trẻ lớn lên ở thôn quê. Ngay cả chuyện thường xuyên đánh nhau của nhóm Nhạn, Dế và bọn trẻ con xóm Miễu cũng vậy, Một phần cũng là do hoàn cảnh nghèo khó, điều kiện không đủ để cho bon trẻ đi học.

    Trích chương 13- Truyện Hạ đỏ

    "Tôi thích nằm đu đưa trên chiếc võng ngoài vườn và vẩn vơ nghĩ tới.. Út Thêm hơn.

    Không hiểu sao mỗi lần nghĩ tới Út Thêm, tôi cảm thấy người tôi lơ lơ lửng lửng và tôi mong gặp lại nó biết bao. So với nhỏ Thơm, Út Thêm dịu dàng hơn. Mà tôi, tôi lại thích những bạn gái dịu dàng. Nhỏ Thơm chất phác nhưng rắn rỏi. Mặc dù nó mến tôi và tôi cũng mến nó nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến cảnh nó cỡi lên cổ thằng Nhạn, tôi lại cảm thấy sao sao ấy.


    Út Thêm chắc không vậy. Người có vóc dáng mảnh mai và giọng nói êm ái như nó chắc không thích trò đánh nhau, mặc dù thằng Dư em nó là chúa đập lộn. Khi Út Thêm chào dì tôi ra về, tôi đã ngẩn ngơ trước nụ cười rụt rè của nó. Nó cười dễ thương ghê. Nhỏ Thơm cười tươi hơn, nhưng không có duyên bằng. Khi Út Thêm cười, tôi đã để ý kỹ. Tôi thấy nó có một cái răng khểnh, giống như tôi. Mặc dù cái răng khểnh của tôi khi cười trông vô duyên tệ"

    Kết:

    "Hạ Đỏ" là một mùa hè rực cháy đúng nghĩa. Những con người như Nhạn, Dư, Dế để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ. Tuổi thơ ai đó cũng đã từng trải qua những kỉ niệm đại náo làng xóm, những trò trẻ con vặt vãnh mà kì diệu đến là. Rồi những trận dánh nhau, cãi nhau rồi chúng ta rút ra bài học thù hằn nhau mãi cũng chẳng mang lại được lợi ích gì cả. Nhân vật Chương cũng chính là nhân vật linh hồn của câu chuyện. Cậu mang đến nhiều cảm xúc mới lạ cho người đọc, khiến người đọc biết được cảm giác rung động trước một người là thế nào, hành trình trưởng thành từng chút một của một cậu bé mới lớn.
     
    LieuDuong, chiqudoll, Bughams1 người nữa thích bài này.
  3. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,165
    Truyện của Nguyễn Nhật Ánh lúc nào cũng nhẹ nhàng, nhịp truyện nhẹ nhàng, chậm rãi, câu chuyện cũng nhẹ nhàng, không phải bi kịch hay truyện gì sôi động hoặc hoành tráng. Chỉ cứ nhẹ nhàng như cuộc sống. Nhưng đối với người đọc thì truyện vẫn cứ vừa quen vừa lạ. Với những người không sống ở miền quê giống như mình thì truyện mở ra những khung cảnh rất mới, một cuộc sống khác mà mình chưa biết đến. Với những người đã từng trải qua tuổi thơ, tuổi trẻ như câu chuyện thì thấy như được tìm về miền ký ức. Đối với ai cũng đều là những cảm xúc nhẹ nhàng mà lắng đọng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...