Tác dụng của gừng đối với cuộc sống chúng ta như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn 1 lát gừng mỗi ngày trong suốt 1 tháng? Gừng tiếng anh là gì? Củ gừng tiếng Anh là: ginger /ˈdʒɪndʒə (r) / Giới thiệu sơ lược về gừng Gừng là loại thực vật thân rễ phát triển dưới lòng đất từ một nhánh nhỏ. Gừng thuộc họ Zingiberaceae chi Zingiber. Người ta cho rằng loại củ này xuất hiện từ khu vực thuộc dãy Himalaya ở Nam Á. Ngày nay, gừng được trồng ở nhiều nơi vì mục đích thương mại cũng như tác dụng tuyệt vời của nó. Cây gừng cao khoảng 1m, thân nhỏ, lá có màu xanh đậm giống lá các loại cây cỏ hoặc lá cây hoa nhỏ. Loại thảo dược này có chứa protein, tinh dầu, phốt pho, canxi, magie, mangan, axit folic, vitamin C và B6. Y học Trung Quốc cho rằng gừng có tác dụng tốt hơn khi kết hợp với các loại thảo mộc khác vì gừng có sức mạnh thúc đẩy tác dụng của những thảo mộc kia. Gừng thơm hơn, mùi thơm mạnh nhưng dễ chịu nhờ có tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên. Gừng được dùng nhiều trong các món ăn của Châu Á – khu vực được cho rằng gừng và muối là những thành phần quan trọng. Gừng tươi Tác dụng của gừng là gì? 1. Có thể giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và giảm cholesterol Gừng có ít calo và không chứa cholesterol, nhưng lại là một nguồn chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu phong phú như pyridoxine (vitamin B6) và axit pantothenic (vitamin B5). Đây là những chất quan trọng giúp sức khỏe tốt. Ngoài ra, gừng còn bao gồm một lượng lớn các khoáng chất như kali, mangan, đồng và magie. Một số nghiên cứu từ Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy chỉ 2g gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Gừng giúp giảm LDL (cholesterol xấu) và cải thiện HDL (cholesterol tốt). Hơn nữa, gừng có thể cải thiện việc sản xuất cholesterol ở gan và tăng sự bài tiết của các bề mặt. 2. Cải thiện chức năng não bộ Từ một nghiên cứu với 60 phụ nữ trung niên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gừng có các hợp chất hoạt tính sinh học và các tính chất chống viêm và có thể đánh bại bệnh Alzheimer. Nó cũng cho thấy khả năng cải thiện trí nhớ và các vấn đề thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. 3. Làm dịu các vấn đề liên quan đến tiêu hóa Zingeron là thành phần tạo hương vị mạnh mẽ cho gừng và có tác dụng chống lại bệnh tiêu chảy do khuẩn E. Coli, đặc biệt là ở trẻ em. Từ thời trung cổ, gừng đã được coi như một dược phẩm hữu ích của y học để trị các bệnh về tiêu hóa. Gừng có thể làm giảm co thắt vùng bụng nhanh chóng và làm cho thức ăn từ dạ dày đến ruột tiêu hóa nhanh hơn. Gừng còn chứa một số enzyme có thể trợ giúp hệ thống tiêu hóa tiêu thụ protein. Chỉ cần 1, 2g bột gừng trước bữa ăn có thể quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn. 4. Hết buồn nôn Gừng có thể giúp giảm buồn nôn trong thời gian hóa trị, đi tàu xe, mang thai và phẫu thuật. Cơ chế hoạt động của gừng là ức chế các cơ quan nhận cảm serotonin và lan rộng tác dụng đến não bộ cũng như các cơ quan nội tạng. Gừng cũng có thể làm giảm sự bài tiết của vasopresin, ngăn buồn nôn khi đi tàu xe. Chỉ cần 1, 5g gừng đã đủ tác dụng hết buồn nôn. 5. Giảm đau và giảm viêm Gừng có thể được sử dụng để giảm nhiều loại đau, giảm đau cơ đến 25%. Thậm chí gừng còn có thể giúp làm giảm cơn đau trong suốt chu kỳ "đèn đỏ" của chị em. Lần tới, nếu bị căng cơ hay không thể nằm thoải mái do đau cơ, hãy cho dầu gừng vào bồn tắm. Bạn cũng có thể dùng bột gừng đắp thẳng vào vùng cơ bị đau. Thậm chí bạn có thể ăn 1 thìa bột gừng vào thời điểm bắt đầu kinh nguyệt để giảm đau bụng kinh. 6. Vị thuốc theo y học cổ truyền Tên thuốc Bắc của gừng: khương , chữ Hán: 薑, tên khoa học: Zingiber officinale L, họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: Để sống dùng: sinh khương , phơi khô: can khương , đem lùi: ổi khương.. Sinh khương Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone. Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh. Mỗi lần dùng 4 – 10gr. Can khương Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đau bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh. Mỗi lần dùng 2 – 6gr Ổi khương, Thán khương Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng), Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột. Mỗi lần dùng 2 -4gr Khương bì Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phối thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân. Cách sử dụng theo y dược cổ truyền Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng.. cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị. Đem lùi: Ổi khương.. 7. Ngoài ra gừng còn nhiều công dụng khác: Làm dịu vùng da kích ứng Gừng là một trong những hợp chất kháng viêm thiên nhiên, giúp làm dịu làn da sưng rát, thúc đẩy tuần hoàn máu. Người đang có bệnh eczema chú ý: Thêm 1 vài giọt tinh dầu gừng vào chất dẫn (như dầu ôliu) để làm dịu vùng da bị chàm. Trị gàu Hãy quên các dầu gội từ chất tổng hợp bởi tính sát trùng trong gừng sẽ giúp "đánh bật" nấm gây ra gàu. Thực hiện: Trộn một ít gừng với nước rồi xịt lên da dầu để trị gàu. Tẩy da chết Gừng là dụng cụ tẩy da chết rất hiệu quả. Hãy trộn gừng giã nát với mật ong rồi chà xát hỗn hợp này khắp cơ thể để cảm nhận hiệu quả nó mang lại. Giúp tóc dày hơn Gừng thường là thành phần chính của các sản phẩm chăm sóc tóc do chứa các chất dầu và chất chống ôxy hóa. Áp dụng như cách trị gàu ở trên sẽ giúp tăng lưu lượng máu tới các nang lông, kích thích tóc mọc khỏe đẹp. Cách lựa chọn và bảo quản gừng Bạn có thể trồng gừng trong vườn nhà hoặc trong một cái chậu hoa để luôn có củ gừng tươi để dùng khi cần. Nếu đi mua ngoài hàng, bạn nên chọn gừng tươi, không nên chọn gừng sấy khô nên đảm bảo chất lượng và hương vị gừng được tốt nhất. Gừng tươi có thể được lưu trữ trong tủ lạnh được đến 1 tháng. Cả gừng tươi và bột gừng đều nên để trong hộp kín trước khi được cất vào tủ lạnh. Tổng hợp