Gợi ý soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Hà, 22 Tháng tám 2021.

  1. Thanh Hà

    Bài viết:
    48
    Gợi ý soạn bài: Vợ chồng A Phủ.

    Tác giả: Tô Hoài.

    I. Giới thiệu chung về tác phẩm.

    1. Tác giả: Tô Hoài.


    - Ông sinh và mất năm 1920-2014, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông.

    - Trong những tác phẩm đầu tay của ông thì ai cũng biết tới tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí'- một tác phẩm nổi tiếng.

    - Sau hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Truyện ngắn, bút kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

    - Là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đồ sộ trong nền Văn học hiện đại Việt Nam.

    - Phong cách nghệ thuật của ông:

    + Ông hiểu sâu sắc về những phong tục, tập quán của những dân tộc khác nhau.

    + Với lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có khi bình dân và thô tục nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba.

    - > Sức lôi cuốn, lay động người đọc.

    - Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (1941, truyện) ; Truyện Tây Bắc (1953, tập truyện)..


    2. Tác phẩm:

    - Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc dài 8 tháng, ông được sống cùng những người, những dân tộc khác nhau, hiểu được thêm rất nhiều về cuộc sống của người dân nơi đây. Họ để lại cho ông nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

    - Xuất xứ: In trong tập" Truyện Tây Bắc "(1952), được tặng giải nhất- giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

    - Nội dung: Là câu chuyện về những người dân lao động vùng Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Điều đó được tác giả đưa vào và làm rõ qua hai nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm" Vợ chồng A Phủ ".


    II. Đọc và tìm hiểu chi tiết.

    Câu hỏi 1 :(SGK -14)


    - Số phận và tính cách của Nhân vật Mị qua:

    + Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.

    · Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi lá hay như thổi sáo, bao nhiêu người theo đuổi cô và cô cũng đã có người trong lòng. Nhưng đúng thật" hồng nhan thì bạc phận "cuộc sống của cô không hề yên bình, đơn giản qua ngày mà lại vô cùng khổ sở và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

    · Mị bị A Sử lừa về làm vợ vì trước đó cha cô không có tiền cưới mẹ cô nên đã vay nhà thống lí Pá Tra, đến khi mẹ cô mất vẫn chưa thể trả xong nợ, mỗi năm đều nộp lãi một nương ngô mà vẫn không xuể. -> áp bức, bóc lột lấy lãi cao.

    · Sau khi bị lừa và đã cúng trình ma nhà thống lí, Mị tuyệt vọng trở về nhà. Giờ đây linh hồn cô đã bị con ma xó trói buộc cả đời. Trở về nhà, cha cô hiểu lòng con gái nhưng ông biết nếu bị phát hiện Mị sẽ mất mạng, ông thì tuổi cao sức yếu không thể một mình trả nợ. Có lẽ người cha rất đau lòng nhưng ông chẳng còn cách nào khác. Hai cha con đều khóc, giọt nước mắt của sự cay đắng, ấm ức cứ thể tuôn trào. Trước đó, Mị đã giấu sẵn nắm lá ngón trong tay nhưng khi nghe cha nói vậy, Mị vì thương cha nên không tự tử nữa, cô ném đi và trở về nhà thống lí Pá Tra.

    - >Kiếp con dâu gạt nợ sẽ trói buộc cô cho tới khi tàn đời.

    · Ngày tháng trôi đi, cha cô cũng vì ốm yếu mà đi theo mẹ cô, Mị cũng chẳng muốn tự tử nữa vì sống lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Mị nghĩ mình là trâu là ngựa, có khi nghĩ bản than không bằng bọn chúng vì chúng còn được nghỉ ngơi gãi chân nhai cỏ, còn cô thì ngày đêm làm việc quần quật như một cái máy. Dù làm gì, ở đâu Mị cũng đều cúi mặt, dù là quay sợi, giặt đay, hái thuốc phiện, thái cỏ ngựa.. cô cũng đều cúi mặt, lầm lũi như con rùa ở xó cửa.

    - > Khác xa với hoàn cảnh gia đình cô đang sống- một gia đình giàu có, nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất trong làng.

    + Trong đêm tình mùa xuân:

    · Mị lén uống rượu, uống ừng ực từng bát một, rồi say. Khi đó tai Mị cứ nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị nhớ lại hồi trước thổi lá hay như thổi sáo khiến bao người mê đắm, dường như người thổi đã trao hết tình cảm của mình vào trong tiếng sáo ấy, gửi gắm khát khao, ước mơ.

    · Từ khi cưới tên A Sử, Mị chẳng còn được đi chơi như trước, cũng chẳng thể đi cùng chồng như những người đàn bà có chồng khác.

    · Từ khi uống rượu, Mị đã say nhưng tâm Mị đã tỉnh, Mị phơi phới trở lại, Mị muốn đi chơi" Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn được đi chơi. "

    - > Mị bắt đầu nhận thức trở lại, mình cũng là người chứ không phải con trâu, con ngựa. Rượu đã đánh thức phần người trong cô trở lại. Nhưng khi nhận thức được Mị cảm thấy tủi nhục, xót xa" Nếu có nắm lá ngón trong tay. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. "

    · Sau đó, Mị sửa soạn để đi chơi nhưng A Sử lại trở về, hắn nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị, trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu.

    - > Cả đêm cứ như thế, dây trói thít vào da thịt cô làm cô đau nhức, Mị mơ màng nghe tiếng sáo văng vẳng.

    · Tỉnh dậy, Mị chợt nhớ tới người đàn bà bị trói tới chết trong nhà này, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay đã chết. - > Nhận thức lại được cuộc sống.

    + Đêm đông cởi trói A Phủ:

    · Đến lúc này, Mị trở nên vô cảm, thấy A Phủ bị trói, mắt trừng trừng thì cô vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, coi A Phủ như người vô hình, cô vô cảm tới nỗi dù A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng chỉ thế thôi. Hay khi A Sử trở về, đánh cô ngã hôm sau cô vẫn ra sưởi như đêm trước.

    - > Sống lâu trong cái khổ, Mị không còn thấy nỗi khổ của người khác nữa.

    · Nhưng vào một đêm đông, Mị sưởi như thường ngày thì thấy A Phủ khóc" dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen."-> Mị nhớ lại mình của ngày trước, cũng đã từng trải qua, dường như hàng nước mắt của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại thân phận của chính mình, đánh thức được cô. Và cô bắt đầu cảm nhận được nỗi khổ của A Phủ y như nỗi khổ của bản thân mình trước kia.

    · Cô tiến lại gần A Phủ rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây, cởi trói cho A Phủ.

    · Sau đó, Mị vì muốn được hưởng cuộc sống tự do trước đây, muốn được sống như một con người, muốn được đi chơi.. chính vì vậy, đã thôi thúc cô chạy theo A Phủ.

    - > Qua đây ta thấy tâm trạng của Mị được thay đổi sau từng hoàn cảnh, Mị đã được đánh thức qua hai lần vào đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói A Phủ. Dường như Mị, A Phủ là đại diện cho những người không cam chịu sự áp bức của bọn chúa đất và dũng cảm phản kháng đi tìm cuộc sống tự do.


    Câu hỏi 2 :(SGK-15)

    - Nhân vật A Phủ qua những hoàn cảnh thể hiện A Phủ là người khỏe mạnh, dũng cảm, can đảm, dám đứng lên chống lại cái ác. Nhưng vì tính chất phác của mình mà bị thống lí Pá Tra lừa làm người ở gạt nợ.

    - > Mị và APhủ có thể nói họ giống nhau vì đều ở nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ.

    - Bút pháp mà tác giả khi miêu tả nhân vật Mị và A Phủ khác nhau ở:

    + A Phủ được miêu tả nhiều về bề ngoài: Làm nổi bật tính cách gan dạ của mình, không thiên về mặt cảm xúc quá nhiều.

    + Còn Mị thì lại được miêu tả nhiều về tâm lí, tâm trạng thể hiện diễn biến từ khi đánh mất bản thân và con đường được đánh thức tỉnh của Mị hay là của người dân không cam chịu sự áp bức óc lột của bọn chúa đất.


    Câu hỏi 3 :(SGK-15)

    - Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

    + Ông quan sát tỉ mỉ những hoạt động thường nhật của người dân nơi đây như chẻ củi, vác nước ở khe suối, quay sợi, hái thuốc phiện.. và khung cảnh những ngày lễ hội như đêm tình mùa xuân trai gái thi nhau hẹn hò chơi xuân, tiếng sáo gọi bạn đầu làng..

    + Cách xây dựng tình huống và cốt truyện được viết mạch lạc, trôi chảy, có sự kịch tính, chỉ với những từ ngữ đơn giản, bình dị nhưng lại làm cho người đọc cảm nhận được sự uất ức của người dân bị áp bức, cảm nhận chân thực như đang được nhìn ngắm trực tiếp.

    Lưu ý: Bìa viết trên đây là mình dựa vào sách giáo khoa, đồng thời dựa vào những gì mình được học, tìm hiểu được và cảm nhận bằng chính lòng mình nên hãy đón nhận bằng cách thoải mái nhé! Cảm ơn các bạn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...