Góc thực hành cấy vi sinh

Thảo luận trong 'Thư Giãn' bắt đầu bởi Thất Tịch không mưa, 1 Tháng tám 2020.

  1. Góc thực hành cấy vi sinh

    Chào các bạn, mình là Elaine đây. Ngày hôm nay mình sẽ review cho các bạn biết một chút xíu về ngành công nghệ sinh học của mình nhé.

    Chuyện là mình có 6 buổi học thực hành kỹ thuật vi sinh ứng dụng, nay đã là buổi thứ ba. Khi nào mình học tiếp ba buổi còn lại mình sẽ review cho các bạn sau.

    Các bạn biết vi sinh là gì không? Nó là những con cực kỳ nhỏ, có mặt ở khắp mọi nơi như là không khí, đất, nước, thực phẩm thậm chí là có cả ở trong cơ thể của chúng ta nữa đó. Không thể nhìn được bằng mắt thường đâu. Mà phải qua nhiều công đoạn thực hành rồi đem lên xem kính hiển vi mới thấy nhé. Rắc rối phức tạp lắm đúng không nè!

    [​IMG]

    Trong giới vi sinh vật thì có rất rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau, toàn là những tên tiếng anh dài ngoằn ngoèo mà còn cực kỳ khó đọc nữa chứ nên mình sẽ gọi tên trừu tượng cho dễ. Nhìn chung, vi sinh được chia ra làm hai loại là vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Nói là vi sinh vật có lợi nhưng thật ra chỉ có lợi khi nạp vào cơ thể ta một cách đủ liều lượng, nếu vượt qua giới hạn cho phép thì toang rồi bà con ơi.

    Vi sinh vật có hại thì nó hại cực kì, trong giới này có một con mà mình cực ghét, phải nói nó là kẻ thù của phái nữ chúng ta đó. Con Listeria monocytogenes, con này nếu các bạn đọc trên mạng sẽ thấy: "Ở phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh từ 1 đến 4 tuần." (Nguồn: Nhiễm vi khuẩn listeria: Những điều cần biết).

    Cái con này nó có ở hầu hết mọi nơi và nó có ở cả thực phẩm, ăn vào thì cơ thể ta có, nhưng nó không xảy ra liền. Mà con này sống dai lắm các bạn, vào cơ thể thì nó nằm ở góc đó đó, nó nói một câu:" giờ tao chưa xâm chiếm cơ thể mày đâu, tao chờ đủ quân đủ số rồi tao hành quân xâm lược địa bàn của mày, cho nên mày cứ sống thong thả trong những ngày này đi con ạ"

    Thấy oái ăm không các bạn, con này có đặc điểm là khi đạt đủ số lượng là nó sẽ quay qua tấn công cơ thể của chúng ta. Bởi tui là con gái tui cực ghét cái con trời đánh này, tui mà có thể tự thu nhỏ cơ thể được là tui vác theo đại bác bắn nó chí chóe không còn manh giáp luôn.

    Ừm, mình hiểu sơ sơ về vi sinh vật như vậy là đủ rồi, giờ mình quay lại với chủ đề của ngày hôm nay nha: "GÓC THỰC HÀNH CẤY VI SINH".

    Môn thực hành này mình sẽ học về cách xác định sự có mặt của các vi sinh vật có hại trong mẫu thực phẩm. Thầy bảo sẽ phân tích xem có sự hiện diện của E.coli, Samonella, Vibrio...hay không.

    ( E.coli: là một con vi sinh vật gây tiêu chảy cho người thông qua thực phẩm bị ôi thiu hoặc thực phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không sạch sẽ.

    Samonella: cũng gây bệnh tiêu chảy luôn.

    Vibrio cũng vậy, nói chung là phân tích về các con vi sinh vật có hại và buổi học thực hành này là phân tích về vi sinh vật gây tiêu chảy.)

    BUỔI 1:

    Buổi đầu tiên thường là chuẩn bị môi trường, nhóm mình là nhóm 7 và được phân công là pha môi trường EMB. Tên tiếng anh là: Eosin methylene blue, để ngồi giải thích môi trường này dùng để làm gì thì hỡi ôi, chắc cả tờ giấy A4 hơn 500 chữ mất nên mình sẽ nói đơn giản dễ hiểu nè,hì. Đây là môi trường dùng để ức chế các vi sinh vật mà ta không mong muốn nó sẽ xuất hiện và cung cấp môi trường, điều kiện sinh trưởng cho vi sinh vật mà ta muốn nó sống (ví dụ: E.coli, Samonella...).

    Môi trường này lúc đổ ra đĩa petri (một loại đĩa thường sử dụng trong phân tích vi sinh.) có một màu đỏ rất đẹp, nhìn như rau câu á các bạn, nhìn mà muốn ăn nhưng KHÔNG được phép ăn đâu nhé, ăn vào là đi bệnh viện luôn đó. Đây là hình ảnh của môi trường EMB đã đổ ra đĩa và đã được cấy vi sinh vật vào.

    [​IMG]
    E.coli trên môi trường thạch EMB (Nguồn: wikipedia)

    Ô no, hình ảnh này đã có qua chỉnh sửa rồi nên nhìn môi trường nó ảo ảo sao á, nhìn bên ngoài màu nó đậm đậm đẹp hơn nhiều.

    ____Kết thúc buổi 1, đúng vậy đơn giản nhẹ nhàng vậy thôi đó các bạn, buổi thứ hai mới là đặc sắc nè._____


    BUỔI 2

    Ngày hôm nay mỗi nhóm tự chuẩn bị một mẫu thực phẩm. Nhóm mình chọn mẫu là tôm. Vì mình muốn xem con Vibrio, con này chỉ có ở trong mẫu tôm thôi. Các mẫu thực phẩm khác không có.

    Bước 1: Cân chính xác 25g mẫu cho vào túi nulylon vô trùng, sau đó đổ 225 ml môi trường BWP.

    (Môi trường BWP là môi trường nhằm giúp phục hồi các loài vi khuẩn như samonella bị thương trong thực phẩm, nó như là một môi trường thuốc bổ cho các vi khuẩn ấy.) Và cột túi nylon lại và lắc, lắc, lắc.

    Bước 2: Pha loãng mẫu. Tại sao phải pha loãng mẫu, pha loãng mẫu để dễ cho chúng ta khi phân tích mẫu, phân tích sự hiện diện của các con vi khuẩn có hại có trong mẫu.

    Và còn nhiều bước khác nhưng nó quá chuyên ngành nên mình sẽ không nói ở đây, vì nó rất khó hiểu và nếu giải thích ra thì rất tốn thời gian các bạn đọc. Nên mình sẽ chuyển qua buổi học tiếp theo.

    _____Kết thúc buổi học thứ hai, đem các môi trường ống nghiệm có chứa vi sinh vật đi ủ.____

    BUỔI 3:

    Sau hai ngày miệt mài chuẩn bị môi trường và pha loãng mẫu và cấy trang vi sinh vật, thì ngày hôm nay mấy con vi khuẩn đã mọc lên trong các đĩa môi trường, như cái hình E.coli mình đã chèn vô ở trên á.

    Nhiệm vụ phải làm là đếm khuẩn lạc, là đếm các điểm bé li ti có màu đỏ đến đỏ đậm, đếm muốn lé cả con mắt luôn đó các bạn, nhìn vào cái đĩa như một đám rừng rậm Amazon, nhìn mà không muốn đếm nhưng nếu không đếm thì sẽ không có số liệu để làm báo cáo đâu nên thôi nhận mệnh vậy, hihi.

    Sau khi đếm xong xuôi con bà xui nó rồi, đến công đoạn hấp dẫn nhất nè, cấy vi khuẩn trên đĩa petri sang ống nghiệm BGBL. (BGBL được dùng để phát hiện có vi khuẩn trong mẫu hay không.) Tại sao lại có bước này, khi vi sinh vật xuất hiện trong đĩa thì ta chưa thể khẳng định chắc chắn 100% là vi khuẩn E.coli hay Samonella được nên phải thực hiện bước cấy sinh khối vi khuẩn từ đĩa petri sang ống nghiệm có chứa BGBL.

    Các thao tác thực hiện :(giản lược vài chữ) dô thằng chủ đề luôn cho lẹ ha.

    Bật đèn cồn -> Khử trùng que cấy > Mở đĩa Petri, đâm thẳng que cấy vào chỗ nào mà ta chắc chắn là có khuẩn lạc.

    Khi làm các bạn phải tin tưởng vào bản thân mình, tin tưởng với tất cả niềm tin vào bản thân, vì mấy con khuẩn lạc khi ta đâm xuống và rút ra cũng không thấy gì đâu, không thấy được bằng mắt thường mà.

    Sau đó cho vào ống BGBL nhé.

    _____Kết thúc buổi học ba.____

    Ai nói ngành sinh học học chán nè, vui muốn chết luôn đó. Đầy sắc màu lắm đó.

    Hẹn gặp lại các bạn vào bài đăng tuần sau, bài bái bai.

     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng tám 2020
  2. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,165
    Mình cũng rất có cảm tình với ngành này vì bố mẹ mình và bạn thân của mình đều từng làm/học ngành này. Tiếc rằng mình đã không theo ngành của bố mẹ trước đây vì mình không giỏi các môn tự nhiên, hic. Mình thấy theo ngành này toàn người giỏi không đó! Nên chắc chắn bạn cũng rất giỏi. Cố lên bạn nhé! Mình rất hâm mộ mấy thứ vi sinh dù mình không hiểu nhiều lắm, nhưng vẫn hâm mộ vì trước đây bố mình rất giỏi trong ngành vi sinh - dịch tễ, đáng tiếc là bố mình đã mất sớm nên tất cả những gì liên quan đến bố, mình đều hâm mộ cả..

    P/s: Mình thấy chủ đề này rất hay mà ở trong mục thư giãn có vẻ hơi "phí" :)

    Mình thấy chủ đề hợp với box "kiến thức" hoặc "học online" gì đó hơn :)
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
  3. Cảm ơn bạn đã góp ý, mình sẽ xem xét lại nên đặt chủ đề này ở box nào là hợp lý nhất ^_^. Không học giỏi các môn tự nhiên cũng có thể theo học được ngành này nè, mình không có giỏi toán với lý mà giờ ngành mình học toàn liên quan toán với lý. Lúc đầu đúng là học không hiểu, rồi lo sợ nhưng rồi cũng cố gắng ngồi lại xem mình không hiểu bài ở đâu thì đi hỏi thầy cô hoặc là bạn bè. Ngành này chủ yếu là đề cao sự tự học, vì trên lớp thầy cô giảng bài chỉ là những kiến thức bề nổi, nếu muốn hiểu chuyên sâu hơn thì phải tự bản thân nỗ lực và theo đuổi thì mới có thành công. Mình cũng chưa phải là giỏi trong ngành này, so với các bạn có thành tích cao trong lớp thì mình chỉ nằm ở mức trung bình - khá thôi. Do mình thiếu quá nhiều kiến thức, có kiễn thức mà không chuyên sâu nên thành ra thành tích không cao lắm. Chỉ nam của ngành này là: Tự học. Hì, cảm ơn nhận xét của bạn nha, thả tim <3 :))

    Mình sẽ còn đăng nhiều trong chủ đề nữa, bạn nhớ theo dõi nhé, mình sẽ đăng trong box khoa học ý, tùy loại mà mình đưa vào từng box :V
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng bảy 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...