I. Các cấp thổ chức của thê giới sống 1. Các cấp tổ chức - Phân tử→bào quan→tế bào→mô→cơ quan→hệ cơ quan→cơ thể→Quần thể→Quần xã→Hệ sinh thái. - Các cấp tổ chức cơ bản: Tế bào →Cơ thể→Quần thể→Quần xã→Hệ sinh thái. - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. 2. Đặc điểm chung - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức cấp dưới làm nền tange xây dựng tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp cao có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp không có. Ví dụ: Ở người bộ não với khoảng 1012 tế bào và 1015 đường liên hệ thần kinh nỗi trội so với một tế bào riêng lẽ chỉ có khae năng dẫn truyền xung thần kinh. - Hệ thống mở: Các cấp tổ chức trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Tự điều chỉnh: Có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống. Ví dụ: Nồng độ Glucozo trong máu người 0, 1%. - Thế giới sống liên tục tiến hóa: Sinh vật phát sinh biến dị →thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. II. Các giới sinh vật 1. Khái niệm: Là đơn vị phân loại lớn nhất gồm các ngành sinh vật (Giới→ngành→lớp→bộ→họ→chi→loài). 2. Hệ thống phân loại 5 giới A. Giới khởi sinh: Là những sinh vật nhân sơ kích thước 1 – 5 µm; như vi khuẩn sống hoại sinh, kí sinh, hoại sinh. B. Giới nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực; Gồm: Tảo sống tự dưỡng; Nấm nhầy sống hoại sinh, Động vật nguyên sinh sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng. C. Giới nấm: Nhân thực thành tế bào chứa kitin, sống hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh (Nấm men, nấm sợ). D. Giới thực vật: Đa bào nhân thực sống tự dưỡng, thành tế bào bằng xelulozo (Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín). E. Giới động vật: Gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, da gai và động vật có dây sống).