Truyện Ngắn Gió Đưa Tình Yêu Của Chúng Ta Qua Vạn Dặm Sơn Hà - Toàn Ngọc

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Toàn Ngọc, 19 Tháng ba 2020.

  1. Toàn Ngọc

    Bài viết:
    1
    Gió đưa tình yêu chúng ta qua vạn dặm sơn hà.

    Tác giả: Toàn Ngọc

    Thể loại: Truyện ngắn

    Tại vùng đất Đông Sơn, sau ngàn năm phát triển, bộ tộc Văn Lang phát triển, đứng đầu triều đại lập ra nước Văn Lang mở đầu thái bình thịnh thế. Người đời gọi là triều vua Hùng Vương.

    Người dân Văn Lang thật thà chất phác, gắn mình với trồng lúa dệt đay, phụ thuộc đất nước núi non. Dân tộc này vốn là con cháu Âu Cơ – thần chim lạc cai quản mùa màng thời vụ và thần biển Lạc Long Quân, nên được ưu đãi cho mưa thuận gió hòa năm nào làm ăn năm đấy bội thu. Cai quản núi non sông nước hiện là hai vị thần Sơn Thần – Sơn Tinh và Thủy Thần – Thủy Tinh. Hai vị thần này tương truyền là tinh tú trên trời cùng rơi xuống mặt đất. Một người hạ tại núi Tản Viên trời cho cai quản núi non, vẫy tay về phía Đông, núi non mọc lên, vẫy tay về phía Tây, đất rừng hạ xuống. Người còn lại rơi xuống sông Nhĩ Hà, trời cho quản sông nước, hô gió, gió đến, gọi mưa, mưa về. Hai người thân như anh em ruột cùng nhau duy trì bảo vệ đất nước Văn Lang. Người dân cung phụng bao năm cầu cho nước thuận đất xuôi.

    Năm nay vua Hùng thứ mười tám làm lễ tế núi sông nhờ hai vị thần bảo vệ đất nước. Hai vị thần về tề tụ, thấy người tựa thiên tiên, dáng vóc núi sông, nhất là vị Sơn Thần, từng bắp thịt nổi nên như đồi núi mấp mô. Vị Thủy thần lại có mạnh mẽ tựa sóng dữ ngoài khơi xa. Hai người đã hút bóng bao nhiêu cô gái tại buổi tế lễ. Nhưng có một bóng hình lại thu hút ánh mắt cả hai.

    Nàng là Mị Nương con gái duy nhất của vua Hùng, mang sắc thái của Nữ thần Âu Cơ xưa, đôi mắt chim lạc, da trắng mắt đen tóc dài đen bóng mượt như lông vũ chim lạc. Là con gái đức vua hôm nay nàng cũng có mặt tại buổi tế lễ, thân mặc bộ lễ phục đẹp rực rỡ, tóc dài búi lên kết lông vũ khổng tước, quả là thu hút ánh nhìn.

    Hai vị thần sông núi, công chúa đẹp nhất đất Văn Lang, trong mùa xuân này, không gặp mặt nhau, nhưng đã kết lấy một phần duyên. Nhưng là lương duyên hay là nghiệt duyên thì chỉ thiên gia với Lạc thần là biết.

    Kết thúc tế lễ là lễ hội mùa xuân tươi đẹp. Công chúa cùng con dân nhảy múa hòa ca. Hoa nở trải mấy dặm đồng, gió thổi mây bay mưa xuân, chẳng đẹp bằng nàng. Nàng là món quà Lạc thần tặng cho Văn Lang, bông hoa cài bên lông vũ của chim lạc.

    Lễ hội mùa xuân cứ đi mãi, thiều quang chín chục đã quá nửa, con dân phải xuống đồng thôi. Công chúa là con của vua không phải làm việc thì làm gì bây giờ đây. Du xuân hết đất Văn Lang, ngắm nhìn giang sơn tươi đẹp.

    Bắc có núi rừng có bộ lạc săn bắn trồng nương, nam có đồng bằng lúa nước phì nhiêu, tây có núi non hùng vĩ suối thác dũng mãnh, tây có biển xanh hiền hòa cát trắng đan xen. Đi hết bốn miền đất nước mà nàng chẳng biết từ lễ hội mùa xuân đã có ánh mắt theo nàng khắp giang sơn.

    Sơn Thần bao năm sắc mặt rắn như đá núi Tản, nhìn thấy nàng cũng hóa mềm mại. Nàng là người đi hết núi non hắn canh giữ, là người đầu tiên nhìn ngắm hết vẻ hùng vĩ mà hắn cất giấu bấy lâu. Hắn muối trói nàng lên núi Tản, mang cả nàng và vùng đất hắn canh giữ trốn khỏi thế giới này.

    Thủy Thần trước nay lạnh như nước Bắc hải, nhưng nhìn thấy nàng lại như nước hồ mùa xuân. Nàng uống nước sông Tây Bắc, nơi đây như sôi sục, nàng đi thiền trên cửa sông, mặt biển dữ dội vô thức mà trở nên dịu êm.

    Hai vị thần không biết đã nhất kiến chung tình tự bao giờ.

    Mùa xuân kết thúc, một mùa hè làm lụng vất vả lại qua đi, mùa thu cũng đã đến trên từng bông lúa vàng, mùa đông cũng đến trên từng trái hồng đậu trên cây trơ trọi lá. Rồi lại một mùa xuân nữa đến.

    Mùa xuân năm nay không giống mùa xuân những năm trước. Mùa xuân này không có công chúa nhảy múa ở lễ hội mùa xuân, không có công chúa du xuân tam sơn tứ hà. Công chúa lớn rồi, công chúa cập kê rồi, nhà vua chuẩn bị kén rể cho công chúa rồi.

    Công chúa nói với đức vua, mong đức vua kén cho một người chồng có tình yêu thương. Đức vua nói nàng là món quà Lạc thần tặng cho Văn Lang, người chồng tương lai của nàng nhất định sẽ là người xứng đáng.

    Ngày công chúa kén rể còn náo nhiệt mùa xuân. Con dân Văn Lang cũng muốn biết công chúa của họ sẽ gả cho đấng lang quân như thế nào.

    Người tới đưa lễ thiếp thì nhiều nhưng đức vua chưa ưng ai. Vị hoàng tử phương bắc thì quá ngạo mạn, đức vua Tây Âu thì lớn tuổi, dũng sĩ của bộ lạc phía nam thì nhìn không thấy là người biết yêu thương, phía đông có người tới hỏi nhưng lại không đủ dũng trí mưu khí.

    Giữa buổi, gió mây nổi lên, hai vị tới tham gia kén rể. Là Sơn Thần và Thủy Thần.

    Thủy Thần dâng lễ vật là giao châu Đông hải. Là bảo vật của biển cả, có thể một lần nghiêng trời từ nắng hạn hóa mưa rào từ bão lũ mây tản mưa tan.

    Sơn Thần mang lễ vật là quặng đồng cứng rắn. Đồng như cơm gạo thứ hai của người Văn Lang. Những thứ không làm được bằng gốm thì chỉ có thể bằng đồng. Từ cày cuốc lao động, nồi đũa sinh hoạt, trống đồng văn hóa tất cả mang một nét của đồng Đông Sơn.

    Hai vị tựa ngọc trên núi đá, châu dưới biển khơi tài mạo song toàn khó phân cao thấp. Hừng Vương thoái lờ với các vị tới tham gia kén rể rồi nói với hai vị thần. Hẹn tới một ngày, mang lễ vật tới cửa, ai đến trước lấy được công chúa. Nhà vua thách cưới một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngụa chín hồng mao. Lễ vật đúng đủ mới được vào gặp nhà vua và công chúa.

    Về, công chúa hỏi nhà vua tại sao lại lấy lễ vật như vậy. Đức vua nói, công chúa là công chúa của Văn Lang, lấy lễ Văn Lang để cưới hỏi. Mị Nương lại nói lấy lễ vật như vậy Thủy Tinh làm sao tìm nổi, như vậy là không công bằng. Đức vua nói người có lòng sẽ làm lên việc, người không có lòng thì trời làm cho cũng không lên việc.

    Văn Lang đang đợi ngày hai vị thần đưa lễ vật, xem ai lấy được công chúa thì Tây Âu lại là cục diện căng thẳng. Vua Tây Âu không lấy được công chúa vốn tức giận, lấy cớ đó làm đà đánh Văn Lang. Tây Âu ở bên kia sông Nhĩ Hà, đất đai có như màu mỡ nhưng không trù phú được như Văn Lang, nhưng bù lại người phía tây mạnh mẽ, trời sinh là chiến sĩ, một cuộc chiến đã bắt đầu từ đó.

    Hùng Vương thứ mười tám không có người nối dõi, vua Văn Lang vốn định là từ dũng sĩ kén làm rể của công chúa lên ngôi. Nhưng người tới là hai vị thần, nhà vua không thể không lo tìm người hiền tài giữ nước. Vốn muốn lo cho hôn sự của công chúa trước ai ngờ ngày nhận lễ vật Tây Âu lại tuyên chiến.

    Sáng sớm hôm ấy, gà chưa gáy mặt trời chưa lên, đã thấy xa xa đội ngũ rước dâu của Sơn Tinh. Chàng đi voi hổ đi cùng, nghiêm hàng thẳng tắp đi tới nơi ở nhà vua. Tới nơi thì gà vừa gáy hừng đông vừa lên. Là Sơn Thần, những lễ vật này của nhà vua yêu cầu, hắn chẳng cần tìm cũng thấy. Nhưng từ cách sắp xếp cũng có thấy hắn dụng tâm với lễ vật.

    Công chúa muốn nói đôi lời với Sơn Tinh, qua mành rèm che, nàng thấy đấng lang quân hiên ngang ngồi bên kia. Chàng là thần của núi rừng, trước giờ nàng có tham gia tế lễ mùa xuân, đã nhìn thấy chàng nhưng chưa bao giờ được tiếp xúc như bây giờ. Nàng hỏi sao chàng tới tham gia kén rể. Chàng im lặng một hồi rồi trầm giọng nói một câu "phải lòng nàng" chỉ ba chữ, trái tim thiếu nữ của Mị Nương như bùng nổ. Mặt hai người ở hai bên mành trúc đều đó hồng như hoa mùa xuân. Hai người yên lặng hồi lâu rồi chẳng ai nhắc ai, đi về phía rèm trúc đặt tay lên, cách một mành trúc tình yêu nảy nở như lộc non mùa xuân.

    Thủy Tinh vốn ở dưới biển, tìm đâu cho đủ sơn trân kì vật như vậy, đến lúc tìm đủ, đi tới nơi thì đã thấy Sơn Tinh tới trước, chàng trách vua Hùng không công bằng. Thực sự hắn rất cố gắng rồi nhưng chênh lệch ở đây là do lợi thế không phải năng lực hắn kém hơn. Cứ như vậy, Sơm Tinh cũng không thể đón dâu được.

    Đúng lúc ấy có người vào bẩm báo nhà vua, quân Tây Âu khai chiến. Nhà vua hỏi hai người nếu làm con rể nhà vua sẽ giúp nhà vua đánh giặc như thế nào. Thủy Tinh nói, chỉ cần quân Tây Âu bước qua Nhĩ Hà, hắn làm lũ lụt quấn trôi hết đám giặc, hắn làm cho Tây Âu từ nay trở đi không nắng hạn thì mưa lũ, quanh năm mưa không thuận gió chẳng hòa, xem chúng lấy đâu ra lực đánh nhau. Sơn Tinh nói hắn cấp quặng đồng làm vũ khí, cấp voi chiến ngựa chiến, chông tre gậy gộc, địa hình núi rừng, chỉ cần nhà vua cần, hắn có thể, thì hắn sẽ cho.

    Thủy Tinh thấy điều kiện của mình hơn hẳn thế nhưng Hùng Vương lại thấy Sơn Tinh tốt hơn. Hắn hỏi tại sao, Hùng Vương nói, đánh giặc không thể giống như Thủy Tinh, đạo làm vua cũng không thể làm như vậy. Làm vua phải bảo vệ giang sơn bờ cõi nhưng quan trọng hơn là bảo vệ con dân của mình. Nếu thủy tinh làm lũ sông Nhĩ Hà thì không chỉ Tây Âu mà cả Văn Lang cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại trầm trọng. Hắn nói nhưng như vậy sẽ giữ vững giang sơn cho vua Hùng. Hùng Vương lại nói, vì địa vị của mình, mà tổn hại bao nhiêu tính mạng là điều sai trái, đó cũng là người dân, dù là địch quốc thì nhân dân họ cũng không thể bị tự do tổn hại tính mạng như vậy được. Thủy Tinh nói hắn có thể cầm quân đánh giặc. Vua Hùng nói hắn giúp một lần không giúp được mãi, kẻ địch của Văn Lang không chỉ một Tây Âu, quốc lực là nội lực không phải giúp đỡ bên ngoài.

    Công chúa theo Sơn Tinh về núi Tản, sống cuộc sống chồng cày ruộng vợ dệt vải qua ngày. Trước khi rước dâu Hùng Vương có nói với Mị Nương con gái lấy chồng như bát nước hắt đi, bây giờ làm vợ người ta không như con gái nhà mình, không được tùy hứng, không có chuyện thì đừng về. Mị Nương từng rất thương tâm nhưng sau nhiều năm khi mang theo hậu nhân về quê nhà thì nàng mới biết, Hùng Vương không chỉ là một nhà vua ông còn là người cha thương con.

    Năm ấy Văn Lang không có lực chinh chiên làm vua Hùng Vương đương nhiên biết. Sơn Tinh đã giúp đỡ nhưng không thể làm cho Văn Lang đang hấp hối cải tử hồi sinh. Ông chỉ còn cách mang giang sơn cũng con dân trao lại cho vua Tây Âu, chỉ cầu con dân không bị thương tổn bởi chiến tranh. Ông dặn dò con dâu chung sống hòa bình với người Tây Âu, phải cố gắng phát triển, phương bắc còn nhà Hán đang lăm lè xâm lược, không thể vì nội loạn mà mất nước thêm một lần nữa, ông nhận hết tội lỗi mất nước về mình, trầm mình xuống dòng Nhĩ Hà mong trôi về Đông Hải.

    Trước khi chết ông gặp Sơn Tinh ông nói hắn phải thương Mị Nương, đau nàng cả đời, lại dặn không nói chuyện này cho nàng, tốt nhất dấu nàng suốt đời.

    Đến lúc Mị Nương biết hai quốc gia đã hòa thành một dân tộc. Vẫn là lễ hội mùa xuân nhưng không còn là Hùng Vương tế lễ nữa. Nàng khóc, nước mắt không ngừng chảy xuống hòa vào nước sông Nhĩ Hà trôi ra biển Đông. Sơn Tinh đau nàng nhưng để cho nàng khóc. Nàng đau thương quá rồi.

    Nhưng giọi nước mắt của nàng lại gọi tới Thủy Thần. Vì Tây Âu mà nàng rơi lệ, ở cạnh Sơn Tinh làm nàng khóc. Hắn đem quân đánh về Tây Âu đánh về Sơn Tinh, hắn muốn giành Mị Nương về.

    Nước dâng lên cuồn cuộn nhấn chìm làng mạc ruộng đồng nhà cửa nhân dân lầm than. Vua Tây Âu không biết Thủy Thần nổi giận tưởng thủy yêu tác quái, bèn mang đồng nam đồng nữ đến sông Nhĩ Hà hiến tế. Nhà nhà tai ương loạn lạc. Sơn Tinh cùng Mị Nương tới cứu giúp con dân. Chàng giết vua Tây Âu, nói trước để hắn sống vì để hắn bảo vệ con dân, nhưng hắn không bảo vệ được con dân thì sống làm gì nữa.

    Thủy Tinh dâng nước Sơn Tinh dâng thế đất để người dân ở, Thủy Tinh khuấy sông, Mị Nương cùng con dân đắp đê ngăn lũ. Lúc hắn nhì thấy nàng, toan bắt cóc nàng nhưng chưa động đến một sợi tóc của nàng thì Sơn Tinh đã đến. Hai người đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh vẫn oán năm xưa nàng gả cho Sơn Tinh, đánh mãi không dừng, hắn nói hắn yêu nàng không kém Sơn Tinh.

    Mị Nương đứng giữa can hai người nàng nói với Thủy Tinh cùng Sơn Tinh, hai người đi tìm khắp vùng đất này bông hoa đẹp nhất tìm thấy sẽ biết kết quả. Thủy Tinh đi rất nhanh, hắn tìm rất nhiều hoa, hoa lan, hoa hồng, hoa cúc.. Sơn Tinh thì mãi mới thấy về trên tay hắn cầm bông lúa mới trổ.

    Mị Nương nói Sơn Tinh thương nàng, đau nàng mới hiểu nàng. Nàng không chỉ là một người con gái bình thường mà còn là công chúa. Cái đẹp của nàng không chỉ là đẹp mà còn mang lại cho con dân của nàng cuộc sống tươi đẹp. Bông hoa lúa với nhân dân mới là đẹp nhất, nó khiến họ no bụng, ấm thân.

    Thủy Tinh cũng không phải mãi không hiểu ra Mị Nương không thể về với hắn, chỉ là hắn không cam lòng.

    Mùa xuân năm sau tại lễ hội, người trên đàn tế lễ năm nay là An Dương Vương. Hắn là một vị vua tốt, bảo vệ con dân của mình. Hắn hợp nhất Tây Âu và Văn Lang hoàn toàn, hắn đổi tên đất nước thành Âu Lạc để người dân biết đây là đất nước của hai dân tộc, họ từng là kẻ địch của nhau nhưng có một sợi dây đang dần găn kết họ. Năm nay lễ hội mùa xuân như đông vui hơn, đông vui hơn cả cái lễ tế mà Mị Nương tham gia mùa xuân năm ấy, là do con dân cả hai dân tộc cùng hòa mình vào lễ hội.

    Lễ hội kết thúc, Sơn Tinh đang định đưa Mị Nương về núi Tản thì Thủy Tinh lại đánh tới. Hắn chào hỏi Mị Nương rồi quay lại nói giao lưu với Sơn Tinh một chút. Ấy thế mà một chút của hắn kéo dài mấy tháng, đã thế năm nào sau mùa xuân năm nào hắn cũng lôi kéo đòi đánh với Sơn Tinh. Hắn nói như thế tôi luyện con dân, tạo cơ hội cho họ tập luyện.

    Cứ thế sau mỗi mùa xuân là tới mùa mưa kéo dài mấy tháng nhân dân dần trị thủy cũng quen, đắp đê ngăn lũ cũng quen. Mà rèn luyện Thủy Tinh nói có đúng không chỉ biết sau bao lần bị đô hộ, bị xâm lược, đất nước, dân tộc ấy cũng sẽ có một ngày đứng dậy giành độc lập.

    Mùa xuân hoa lại nở cây cối đâm chồi nảy lộc kín núi Tản Viên, có vài cánh hoa rụng xuống theo chi lưu Nhĩ Hà về sông Hồng đổ ra biển Đông. Nó cứ trôi mãi, qua bao năm lịch sử thăng trầm ẩn hiện mùa xuân trong từng đường nét. Chỉ thấy trên bầu trời có một cánh chim giống như chim lạc, một mình nhưng không cô đơn, nó bầu bạn cùng đất trời.

    Hết
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng ba 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...