Review Sách Giết Con Chim Nhại - Harper Lee

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Hoè Mei, 4 Tháng ba 2019.

  1. Hoè Mei

    Bài viết:
    4
    Giết Con Chim Nhại

    Tác giả: Harper Lee


    1581149900946.png

    Đã rất lâu rồi tôi mới có thể mê mải trên từng con chữ như vậy. Tôi cảm thấy mình như đang được uống một chén đầy tình thương nhân văn tuyệt diệu. "Giết con chim nhại" một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Mĩ, từng được nhận nhiều giải thưởng kể từ khi xuất bản lần đầu năm 1960, trong đó có giải Pulitzer- được xem như một trong những giải danh giá nhất, được dịch ra 40 thứ tiếng, bán hơn 30 triệu bản và được chuyển thể thành phim có 3 giải Oscar. Gần 50 năm từ ngày đầu ra mắt, "Giết con chim nhại" - tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm cuối cùng của nữ nhà văn Mĩ Harper Lee vẫn tràn đầy sức thu hút đối với nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi. Mặc dù "Giết con chim nhại" là tác phẩm duy nhất của bà, song chính nhờ nó mà Harper Lee đích thân được Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng Huy chương Tự do để ghi nhận đóng góp của bà cho văn chương. Cuốn sách viết về vấn nạn phân biệt chủng tộc mà cá nhân tác giả chứng kiến khi còn nhỏ ở thị trấn quê nhà Monroeville thuộc Alibama.

    Nhà văn truyền cảm hứng William Authur Ward đã từng nói: "Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi. Mục đích của đời là trưởng thành. Bản tính của đời là thay đổi. Thách thức của đời là quan tâm. Hương vị của đời là giúp đỡ. Vẻ đẹp của đời là cho đi." Câu nói ấy cho tôi liên tưởng đến một quyển sách, một quyển sách được coi là trụ cột của nền văn học Mĩ hiện đại, một quyển sách cho ta thấy sự đổi thay của con người trong quá trình khám phá về cuộc đời, một cuốn sách sẵn sàng cho ta thấy được những ý nghĩ, những góc khuất tăm tối luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Nhưng "Giết con chim nhại" đã gặp không ít khó khăn khi được đưa vào sách giáo khoa của Mĩ để dạy trẻ nhỏ và bị phụ huynh phản đối. Điều gì đã làm "Giết con chim nhại" trở nên ấn tượng và trở thành một kiệt tác nổi tiếng đến thế? Theo tôi bởi đó là vì những giá trị nhân văn sâu sắc khi nó đề cập đến một vấn đề nhức nhối của xã hội Mĩ lúc bấy giờ chính là vấn nạn phân biệt chủng tộc và những nét nghệ thuật độc đáo mà Harper Lee đã đưa vào cuốn sách của bà. Nào, hãy mở cuốn sách ra, bạn sẽ được làm quen với hai anh em Jem và Scout sinh ra và lớn lên ở hạt Maycomb thuộc Alibama. Trong truyện, cha của hai đứa trẻ, luật sư Atticus, một người da trắng bảo vệ cho một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng. Và trong suốt quá trình đó bà đã lồng ghép những câu chuyện về những người hàng xóm, lồng ghép những sự việc, tình huống mà Jem và Scout gặp phải khi ở trường, những thách thức mà hai đứa trẻ phải đối mặt chỉ vì cha chúng bảo vệ cho một người da đen. Đó không phải là một câu chuyện thường tình mọi lúc mọi nơi, nên tại một bang miền Nam nước Mĩ vào thập niên 1930, đó càng như điều bất khả và là một chuyện không thể chấp nhận được. Nhưng tại sao một luật sư tài giỏi như Atticus được mọi người kính trọng lại vẫn sẵn sang nhận vụ án này?

    Có lẽ vì ông nhận ra đó là điều ông nên làm, một chân lí mà không phải ai cũng có thể nghiệm ra chính là lương tâm của một con người. Lòng vị tha và đức can trường của một con người đơn độc chiến đấu với mọi thành kiến tăm tối và tàn bạo của một cộng đồng hầu như bảo vệ một người khác đơn giản vì người đó là một con người, tất cả được khắc họa tuyệt đẹp, đầy kịch tính, đầy cảm xúc, trong một câu chuyện với những nhân vật đặc sắc và chi tiết khó quên, bởi một ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mĩ. Điều ấn tượng nhất của tôi là trong suốt quá trình đấu tranh cho lẽ phải, người đọc đã nhận ra được một điều đau đớn rằng những định kiến, quan niệm, suy nghĩ đáng sợ nhất của con người trong một cộng đồng và hơn thế nữa ngay trong phiên tòa, nơi mà đáng lẽ ra sự công bằng phải được lên ngôi thì ta cũng không thấy được điều đó dù Atticus có cố đưa ra những bằng chứng cho thấy Tom Robbinson hoàn toàn vô tội và thậm chí anh còn là nạn nhân của vụ án đó nhưng bội thẩm đoàn vẫn quyết định rằng anh ta có tội vì "anh ta là một người da đen". Điều đó càng được tô đậm một sự thật đau đớn trong xã hội Mĩ lúc bấy giờ khi Harper Lee đã mượn lời của Atticus để nói rằng: "Trong tòa án, khi lời khai của một người da trắng cãi lại người da đen thì người da trắng luôn luôn thắng, điều đó là xấu xa nhưng sự đời là thế." Harper Lee đã thật tài tình khi sử dụng ngòi bút của mình để củng cố và tạo dựng niềm tin cho người đọc vào cuộc sống, vào lòng tốt của con người khi Atticus vẫn tiếp tục đấu tranh vì lẽ phải dù đơn độc, ông đã bác bỏ đi những định kiến của đám đông, những vô thức dẫn đến vô tâm của tập thể cộng đồng. Điều đó mới chính là lòng vị tha và giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả đã thổi vào "Giết con chim nhại".

    Nếu không muốn nói là một so sánh khập khiễng thì ở đâu đó trong đất nước có dáng hình chữ Snày vẫn còn tồn tại một sự kì thị, phân biệt, có thể là phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, kì thị giới tính, phân biệt đối xử với những người khuyết tật.. Điều quan trọng để xóa bỏ sự kì thị này là chính từ nhận thức của mỗi con người. Mà yếu tố quan trọng để quyết định "Giết con chim nhại" là một tuyệt tác cũng một phần nhờ vào tài năng nghệ thuật của Harper Lee. Đầu tiên, ngay khi đọc nhan đề hầu như người đọc sẽ thắc mắc "chim nhại" là gì và tại sao lại đặt là "Giết con chim nhại" mà không phải là loài chim khác? Đó là vì chim nhại là loài chim không bao giờ làm điều gì có hại cho con người, chim nhại luôn mang lại niềm vui cho con người bằng tiếng hts tận nơi trái tim. Chim nhại là một biểu tượng cho sự vô tội, trong trắng cũng như hình tượng nhân vật Tom Robbinson trong tác phẩm vậy. Và vì thế giết chết chim nhại là giết chết công lý và đó là một tội ác. Tiếp theo là sử dụng nghệ thuật kể chuyện hài hước độc đáo dưới góc nhìn của Scout- một cô bé được coi là hình tượng của Harper Lee khi nhỏ để kể lại câu chuyện. Điều đó cho ta thấy câu chuyện có một điểm nhìn trần thuật không đơn điệu, có sự đan ghép điểm nhìn cộng hưởng với ngôn ngữ giản dị nhưng sắc sảo và nóng rẫy sự sống, đậm đà sắc thái tâm lý, có thể gột tả được tâm lý con người. Qua lời kể của một đứa trẻ sáu tuổi, tất cả sự việc diễn ra trong truyện từ nhà đến tòa án đều mang một vẻ gần gũi, không xa lạ và quá xa vời, tái hiện trước mắt người đọc như đang được chứng kiến một câu chuyện thực tế chứ không phải qua những trang giấy khô khan.

    Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: Nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ.. Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương. Nhưng nếu như chỉ dừng lại ở khía cạnh phân biệt chủng tộc ở Mĩ thì "Giết con chim nhại" đã không thành công đến thế, đã không có sức lan tỏa ra toàn thế giới như thế. Và cuối cùng, chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật của Harper Lee. Chắc hẳn, nếu nói về anh hùng thì ta sẽ nghĩ đến những người có sức mạnh phi thường, có thể hô mưa gọi gió. Nhưng không, đối với tôi, luật sư Atticus trong "Giết con chim nhại" cũng được xem là một người hùng vì ông dám đối diện với những định kiến của mọi người, ông vẫn bảo vệ và đứng về phía công lý bằng mọi giá. Đấu tranh trước những điều chống lại mình và giữ vững lập trường của bản thân thì ông chính là người hùng của Jem và Scout, của Robbinson, và là người hùng của công lý. Ông còn là một ông bố tuyệt vời khi dạy dỗ trẻ con bằng một cách thật khác biệt và giúp chúng có những suy nghĩ sâu hơn bao đứa trẻ khác.

    Thông điệp yêu thương trải khắp các chương sách là một trong những lý do khiến Giết con chim nhại giữ sức sống lâu bền của mình trong trái tim độc giả. Và để khép lại vấn đề, nói về nạn phân biệt chủng tộc một em Châu Phi đã viết nên 1 bài thơ như 1 liều thuốc tác động vào tâm trí mỗi người, và bài thơ được tổ chức UN bình chọn là bài thơ hay nhất năm 2006:

    "Khi tôi sinh ra tôi màu đen

    Khi tôi lớn lên tôi màu đen

    Khi tôi đi dưới mặt trời tôi màu đen

    Khi tôi sợ tôi màu đen

    Khi tôi đau tôi màu đen

    Và khi tôi chết tôi cũng màu đen

    Anh nói rằng anh trắng

    Khi anh sinh ra anh màu hồng

    Khi anh lớn lên anh màu trắng

    Khi anh đi dưới mặt trời anh màu đỏ

    Khi anh lạnh anh màu xanh

    Khi anh sợ anh màu vàng

    Khi anh đau anh màu tái (lục)

    Và khi anh chết anh màu xám

    Và tại sao anh lại nói tôi là da màu?"

    Vậy liệu ai mới là người da màu?

    Như bé Scout quả quyết nói:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Bạn học vô danhchiqudoll thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...