Giáo Dục Việt Nam 1: Chương Trình Giáo Dục Quá Năng? Quá Nhiều?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi thiên thư 2004, 9 Tháng một 2022.

  1. thiên thư 2004

    Bài viết:
    6
    Giáo Dục Việt Nam 1: Chương Trình Giáo Dục Quá Năng? Quá Nhiều?

    Nhắc tới nền giáo dục nước nhà, (thì không phải vơ nắm cả đũa tôi nhưng chắc chắn rằng phải đến 70%) người ta nghĩ ngay đến một nền giáo dục "nặng nề", "không cần thiết", "quá tải", "không có tính thực dụng". Những điều đó có thực sự đúng?

    1, Quan điểm chung

    a, Quan điểm chung về giáo dục: Chương trình học (đặc biệt là chương trình THCS và THPT) nặng nề, cồng kềnh với quá nhiều môn học và lượng kiến thức quá dàn trải.. khiến cho các em học sinh sinh viên cảm thấy bị quá tải và chịu nhiều áp lực học tập.

    Nếu không có phương hướng giải quyết và cải cách sớm, tình trạng quá tải trong việc học tập ở học sinh sinh viên có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các em, cả thể chất (ví dụ: Cận thị học đường, vẹo cột sống) và tâm lý (ví dụ: Căng thẳng, stress).

    Mặt khác, số lượng môn học quá nhiều thường dẫn đến những tiêu cực như tình trạng học tủ, học đối phó ở học sinh sinh viên.

    Ngoài ra, chương trình học quá tải cũng sẽ hạn chế việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của học sinh sinh viên, trong khi những hoạt động này là cơ hội để các em có thể phát triển những kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tính tự tin, v. V..

    b, Nguyên nhân: GS Nguyễn Minh Thuyết chỉ ra 6 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "quá tải" :

    - Thứ nhất, nội dung giáo dục còn nặng về lí thuyết; nhiều nội dung không không thiết thực, vừa khó học, dễ quên, vừa không gây được hứng thú cho học sinh.

    - Thứ hai, phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc khám phá, thực hành.

    - Thứ ba, thời lượng học được phân bổ đồng loạt đối với tất cả các trường trong cả nước, nhiều khi chưa tương thích với nội dung học tập. Giáo viên không được quyền chủ động bố trí thời lượng dạy học phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của lớp mình.

    - Thứ tư, học sinh phải đối phó với nhiều kỳ thi, đặc biệt là thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT, do đó phải học nhiều.

    - Thứ năm, hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan chiếm thời gian nghỉ ngơi, khiến học sinh căng thẳng và mệt mỏi.

    - Thứ sáu, do mong muốn quá nhiều ở con và do áp lực cạnh tranh, nhiều bậc cha mẹ bắt con tham gia quá nhiều chương trình học tập ngoài nhà trường. Và áp lực đó còn lớn hơn khi nhìn ra xã hội:

    "Đi học chỉ là bài kiểm tra nhẹ cho việc sau này đi làm. Khi đi làm, áp lực doanh số, áp lực deadline, áp lực cơm áo gạo tiền, áp lực trả nợ, trả góp.. nặng gấp trăm lần đi học. Trẻ em và học sinh Việt do được gia đình quá bao bọc nên khả năng chịu áp lực hay độ lỳ không bằng trẻ phương Tây. Ở các nước phương Tây, khi đủ 18 tuổi là bạn phải ra khỏi nhà tự lo, vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống, học xong lại mang món nợ lớn tiền học phải trả sau này.

    Còn học sinh, sinh viên Việt Nam, nhiều em được gia đình lo cho từ A tới Z, chỉ phải lo mỗi việc học mà cũng làm không nổi thì còn gì để nói? Ở bên Âu - Mỹ, người yếu đuối kiểu đó sẽ bị đào thải, chỉ còn lại những người bản lĩnh, mạnh mẽ giúp ích được cho đất nước, xã hội mới được trọng dụng, tiếp tục đi lên. Sinh viên Mỹ đi thực tập trong các công ty tài chính ở phố Wall, mỗi ngày chỉ ngủ hai tiếng hoặc không ngủ là bình thường. Thậm chí, từng có người chết vì làm việc quá sức, nhưng cũng vì thế mà phố Wall mới trở thành trung tâm tài chính số một thế giới.

    Giáo Dục áp lực hay Học sinh yếu kém?

    C, Nhìn sang các nước khác ở Châu Á

    Người ta thường nói Giáo Dục Việt Nam nặng nề, áp lực. Nhưng liệu nó có áp lực và nặng nề khi so với các nước khác trong Châu Á.

    Trung Quốc:

    Tháng 6 năm 2018, gần 10 triệu người trẻ Trung Quốc bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học gaokao, được đánh giá khó nhất thế giới. Kỳ thi kéo dài 9 tiếng, diễn ra trong ba ngày.

    Với tính chất sống còn, áp lực xung quanh kỳ thi rất khủng khiếp. Trong thời gian ôn thi, nhiều em phải truyền dịch để tăng khả năng tập trung. Một số nữ sinh dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kỳ kinh nguyệt, không để rơi vào dịp quan trọng. Phụ huynh đặt phòng khách sạn từ sớm gần điểm thi để con nghỉ ngơi, đứng ngoài cổng trường đợi chờ và cầu nguyện. Các con đường quanh điểm thi bị chặn để giảm tiếng ồn từ xe cộ, tránh ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh.

    [​IMG]

    Học sinh Trung Quốc ôn thi gaokao.

    Theo Sohu, chỉ 2% sĩ tử năm 2016 trúng tuyển vào top 38 trường hàng đầu Trung Quốc, chỉ 0, 5% được nhận vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh - hai ngôi trường được coi là Oxford và Cambridge của quốc gia đông dân nhất thế giới.

    " Ai cũng cố gắng vào trường tốt, như một cách đảm bảo thành công trong tương lai ", Xiong Bingqi, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 có trụ sở tại Bắc Kinh nói, bổ sung rằng tình hình ở Nhật Bản cũng tương tự.

    Nhiều người chỉ trích hệ thống này vì bóp nghẹt sự sáng tạo." Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trung Quốc tương đối phiến diện khi so sánh với nhiều quốc gia láng giềng. Các em dành quá nhiều thời gian ở trường và trách nhiệm học thuộc lòng rất nặng nề ", Xiong chia sẻ.

    Trung Quốc tuyên bố sẽ tạo ra hệ thống mới vào năm 2020, bao gồm đa dạng hóa tiêu chuẩn tuyển sinh đại học và giảm bất bình đẳng trong khu vực.

    Singapore

    Sau sáu năm học, trẻ em Singapore tham dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (PSLE). Dựa trên kết quả thi, các em được Bộ Giáo dục phân vào ba nhóm chương trình giảng dạy phù hợp với khả năng. Những người trong nhóm được xếp hạng cao nhất thường tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học sau khi tốt nghiệp trung học, và nhóm xếp hạng thấp nhất thường đi học nghề.

    " Con người vốn khác biệt về khả năng, tiềm năng, tài năng và sở thích. Do vậy, bạn cần phân hóa để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của học sinh ", Jason Tan Eng Thye, giáo sư tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore giải thích sự cần thiết của hệ thống phân loại theo năng lực.

    Tuy nhiên, phụ huynh ý thức rõ về chênh lệch đầu ra giữa các nhóm, cố gắng gom góp nguồn lực tài chính hoặc tận dụng quan hệ xã hội để giúp con cạnh tranh.

    [​IMG]

    Học sinh Singapore chịu căng thẳng học tập từ sớm. Ảnh: Young Parents

    Năm 2014, một cuộc khảo sát của OECD cho thấy học sinh 15 tuổi ở Singapore dành khoảng 9 giờ một tuần cho bài tập về nhà, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu.

    Mặc dù Singapore được OECD ca ngợi về" hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới "năm 2015, chính phủ đã tìm cách giảm bớt căng thẳng và lo âu từ việc cạnh tranh không lành mạnh và sự bùng nổ của văn hóa gia sư, trong khi kỹ năng xã hội và hành vi của học sinh giảm sút.

    Singapore tuyên bố năm 2021 sẽ kết thúc hệ thống tính điểm nhằm so sánh kết quả của học sinh với bạn cùng lớp. Đất nước này đã dừng việc liệt kê tên thủ khoa trong tất cả kỳ thi quốc gia từ năm 2012.

    Đối với giáo dục bậc cao, cuộc cạnh tranh vẫn còn khốc liệt. Đại học Quốc gia Singapore, ngôi trường có thứ hạng cao nhất của đảo quốc trong bảng xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education 2018, đã nhận được khoảng 28.000 hồ sơ ứng tuyển hệ cử nhân trong năm nay. Theo một viên chức nhà trường, chỉ khoảng 7.000 sinh viên trong số đó trúng tuyển.

    Hàn Quốc

    Kỳ thi kiểm tra năng lực nhằm tuyển sinh đại học hàng năm ở Hàn Quốc được gọi là suneung . Đây là dịp trọng đại của cả quốc gia, do đó các công ty sẽ lùi giờ làm việc để giữ đường sá thông thoáng cho sinh viên, máy bay tạm hoãn lịch cất cánh và hạ cánh để phần thi nghe tiếng Anh của các em không ảnh hưởng. Học sinh có thể học tới 16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi.

    Theo báo cáo tháng 1 năm 2017 của Viện Chăm sóc Trẻ em và Giáo dục Hàn Quốc, văn hóa học tập của đất nước bắt đầu từ rất sớm: Hơn 83% trẻ em 5 tuổi tham gia các chương trình giáo dục sau giờ học, hay hagwon, đa số tiếp tục đến hết thời đi học.

    Tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc cao thứ hai trên toàn cầu và cao nhất trong số 35 quốc gia của OECD. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong thanh thiếu niên và người trẻ Hàn Quốc, chủ yếu do áp lực từ gia đình và xã hội, liên quan đến giáo dục.

    " Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn phân bố thời gian để sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như tập thể dục ", Xiong Bingqi nói.

    Ở Trung Quốc, một số trường hy sinh thời gian tập thể dục của học sinh để dành nhiều thời gian học tập hơn.

    Nhật Bản

    Nhật Bản đang trong quá trình thay đổi kỳ thi tuyển sinh đại học, được gọi là" Center Test ". Mục tiêu là bắt đầu từ năm 2020, kỳ thi sẽ đề cao tư duy phản biện và thoát khỏi phương pháp học vẹt đơn thuần.

    Các trường luyện thi, juku, rất phổ biến ở xứ sở mặt trời mọc. Thời gian ôn thi đại học trong năm cuối trung học được gọi là juken jigoku, hoặc" địa ngục thi cử ". Nhiều trường đại học cũng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng.

    Các công ty Nhật Bản thường cạnh tranh nhân viên tiềm năng từ các trường đại học uy tín cao. Do đó, khi không trúng tuyển những trường này, nhiều người quyết tâm đợi một năm để thi lại, thậm chí có thể thi nhiều lần. Trung tâm thi tuyển sinh đại học quốc gia cho biết, năm 2011 có khoảng 442.000 sĩ tử tham gia kỳ thi lần đầu tiên và 110.000 người thi lại.

    Năm 2014, một nghiên cứu của các nhà thần kinh học Nhật Bản chỉ ra khoảng 58% người thi lại bị trầm cảm, vì họ chịu cảm giác thất bại và tâm trạng lo lắng.

    Giáo sư Rui Yang, phó trưởng khoa giáo dục tại Đại học Hong Kong, cho rằng áp lực học tập rất lớn sẽ được giảm nhẹ khi nền kinh tế ngày một phát triển. Cha mẹ giàu có ở châu Á có thể đủ khả năng cho con du học nước ngoài, tránh các kỳ thi căng thẳng mà bạn bè đồng trang lứa đều vùi đầu vào sách vở để ôn tập. Đồng thời, xã hội sẽ chú ý nhiều hơn đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

    Nhưng đối với những người ở các tầng lớp thấp hơn, ông nói:" Vào một ngôi trường tốt và nhận một công việc tốt là cách duy nhất để tiến lên "

    Trên đây là một số dữ liêu tôi tập hợp trên mạng, số liệu lấy từ trước năm 2020 và chỉ lấy ở một số nước phát triển cộng với ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên không phản ánh đúng 100% thực trạng (chỉ khoảng 80%-85%) nhưng vẫn đủ để bạn suy ngẫm:

    Giáo dục Việt Nam liệu có quá nặng nề và áp lực?

    2, Quan điểm riêng:

    Sau đây là quan điểm riêng của tôi về vấn đề nay thì nếu có gì sai sót hay quan điểm bị sai lệch thì mong mọi người góp ý.

    Theo tôi nền giáo dục quá nặng, không cần thiết, không có tính thực dụng là đúng. Nhưng kiến thức quá nhiều, khó học, dễ quên là không đúng thậm chí kiến thức quá hẹp, quá ít và còn" ao tù, nước đọng ". Hơi nghịch lí và khó khó hiểu nhỉ?

    Tôi sẽ lấy ví dụ cho dễ hiệu hơn nhé:

    - Bạn có thấy việc một nhà văn một nhà báo suốt ngày làm toán, một luật sư suốt ngày làm thơ có kì lạ không? Có nên không? Nếu là ngoài đời thì đó là hẳn là" một hiện tượng siêu nhiên"và là điều không nên làm. Còn bạn ngồi trong trường học đó là điều quá đỗi bình thường và đó là điều nên làm.

    - Bạn có thấy việc nhà văn hàng ngày đọc hàng trăm trang sách liệu có là nhiều? Bạn có thấy việc một luật sư tìm hiểu hàng trăm điều luật liệu có là đủ

    Hãy suy ngẫm và trả lời câu hỏi trên để tôi biết mình có nên viết tiếp không.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng một 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...