Review Giai Thoại Ly Kỳ Về Chùa Cầu - Hội An

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi Võ Trường Thắng, 20 Tháng tám 2021.

  1. Võ Trường Thắng

    Bài viết:
    9
    Sự tích ngôi cùa "trấn giữ" thủy quái ở Hội An, bạn có biết?

    Nguồn gốc và hình dáng Chùa Cầu:

    Nguồn gốc là vì chúa Nguyễn Phúc Chu khi đến Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên cầu là Lai Viễn, với nghĩa "bạn phương xa đến". Điểm đặc biệt nữa của ngôi chùa là trong chùa không có trụ trì, cũng không thờ Phật mà thờ "Bắc Đế Trấn Võ" - vị thần bảo hộ, ban hạnh phúc, niềm vui đến cho con người.

    Cầu có mái che khá độc đáo, hai bên có hành lang hẹp với bảy gian bằng gỗ để làm nơi nghỉ mát, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Bạch Đằng thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn và chạm khắc với rất nhiều họa tiết hài hòa, công phu giữa các phong cách kiến trúc Hoa, Việt, Nhật. Hai đầu cầu có các tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng khỉ, một đầu là tượng chó. Tương truyền đây là những con vật mà người Nhật thờ tự, sùng bái từ xa xưa.

    [​IMG]


    Vị trí địa lí:

    Nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn và ôm trọn lòng phố cổ, Chùa Cầu luôn nằm trong danh sách những địa điểm nhất định phải check in khi đến thăm Hội An. Đã từ rất lâu nơi đây không chỉ là biểu tượng du lịch của phố Hội, mà nơi đây còn như là sự kết tinh về linh hồn của đất và người Hội An.

    Phố cổ Hội An nằm nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với khách du lịch trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, đã đi vào thơ ca, nhạc họa. Với người dân Hội An, chùa Cầu như là linh hồn, là biểu tượng tồn tại suốt hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà bạn chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến nơi này.

    Chùa Cầu là một ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu phố cổ Hội An. Các thương nhân Nhật Bản đã xây dựng chiếc cầu này vào đầu thế kỷ 17 nên người dân địa phương thường gọi là cầu Nhật Bản.

    Vậy tại sao là do người Nhật xây dựng?

    Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của Phố Cổ Hội An-Chùa Cầu còn được gắn với một giai thoại ly kỳ về một THỦY QUÁI vô cùng đáng sợ, mang đến tai ương cho người dân Hội An mỗi năm.

    Chuyện kể rằng ở thế kỷ 17, những người Nhật đầu tiên qua Hội An sinh sống thường xuyên nhìn thấy trên mặt sông một bóng lưng con NAMAZU hay còn gọi tên khác là con Cù

    [​IMG]

    Đó là một con cá trê quái vật với kích thước rất lớn, đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Hội An và phần đuôi ở tận Nhật Bản, con thủy quái này mỗi khi trở mình hay quẫy đuôi sẽ khiến cho cả lục địa Châu Á rung chuyển. Để hạn chế sự tàn phá của Namazu, người Nhật đã mời thầy phong thủy về để xem thế đất và cắm điểm dựng đền thờ. Và như vậy, Chùa Cầu được dựng lên trong bối cảnh như thế, theo quan niệm của người Nhật, Chùa Cầu-Hội An là biểu tượng của một thanh kiếm đâm thẳng xuống lưng con quái vật Namazu này và khiến nó không quẫy đuôi để gây ra thảm họa. Nhưng khi Chùa Cầu được xây dựng, con thủy quái bị yểm đã rất giận dữ và nó tìm cách báo thù

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mỗi năm đến mùa mưa, nó trở mình quẫy đuôi làm nước sông dâng ngập cả Phố Cổ gây nhiều thiệt hại cho dân cư nên người ta đã đắp thêm tượng thần và làm lễ rước các vị thần linh về chùa cầu thờ tự nhằm ngăn chặn tai hại của thủy quái gây ra

    [​IMG]

    Nhờ kiến trúc độc đáo, màu sắc đặc trưng và tầm nhìn thoáng đãng mà Chùa Cầu đã trở thành địa điểm check in không thể thiếu của tất cả du khách khi đến đây. Bạn hoàn toàn có thể tạo dáng ngay tại Chùa Cầu hay đứng từ xa để thấy được khung cảnh cả Chùa Cầu xinh đẹp như thế nào trong bức ảnh của mình. Nếu bạn có dịp đến với Hội An thì hãy ghé thăm qua ngôi chùa cùng với giai thoại ly kỳ này nhé!
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng tám 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...