Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 17 Tháng ba 2022.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

    Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Đi một ngày đàng tức là đi một ngày trên đường, học một sàng khôn có nghĩa là học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải trên đường đi ấy. Đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Câu nói ấy còn muốn nhấn mạnh đến việc tích cực tìm hiểu, học hỏi và trau dồi bản thân thông qua thế giới "bên ngoài" mà ở đây ám chỉ tới việc học thực tế chứ không chỉ trên trang sách. Nước ta có một truyền thống học hỏi lâu đời, từ thời văn hóa truyền miệng đến khi được học hành trên sách giáo khoa hiện đại, trong bất cứ thời điểm nào thì việc học cũng hàng đầu. Nhưng học có nhiều hình thức học trên sách vở, học từ kinh nghiệm của ngưòi khác và đặc biệt là học từ trải nghiệm của bản thân. Người ta thường nói trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, có tận mắt thấy được, cảm nhận được thì việc học hỏi sẽ sớm được thành quả hơn. Bác Hồ thường nói học phải đi đôi với hành, thế mới thấy được tầm quan trọng của việc học từ những trải nghiệm của bản thân, nhận thức là phải gắng liền với thực tế. Câu tục ngữ trên muốn dạy cho ta một bài học thực tiễn của quá trình học tập, học phải gắng liền với thực tế, chỉ cần đi đúng hướng thì chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Một lần nữa hãy thử chiêm nghiệm lại câu tục ngữ trên và "Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn"
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng ba 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...