Giải đề học sinh giỏi văn tỉnh Vĩnh Phúc chương trình Chuyên năm 2021 - 2022 - Love cà phê sữa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Love cà phê sữa, 13 Tháng mười 2021.

  1. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Đề thi:

    Câu 1:
    (8 điểm)

    Chúng ta cần học cách bỏ trống

    Chúng ta luôn cố để lấp đầy

    Nhưng sự hoàn thiện và sáng suốt lại nằm bên trong sự trống trải

    Không phải cứ suy nghĩ nhiều thì sẽ dễ dàng đưa ra quyết định

    Hay những ý tưởng sẽ đua nhau hiện ra

    Hãy tin tưởng vào sự sáng suốt nằm bên trong sự trống trải

    Và tự cho mình một phút nghỉ ngơi.

    (Dẫn theo Hae Min, Yêu những điều không hoàn hảo, NXB Thế giới, 2020)

    Từ đoạn trích trên, hãy viết một bài văn nghị luận về chủ đề "khoảng trống".

    Câu 2 :(12 điểm)

    Có ý kiến cho rằng: "Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về đổi mới quan niệm văn xuôi" (Đỗ Ngọc Thống).

    Bằng hiểu biết của anh chị về văn học giai đoạn sau 1975, hãy bình luận ý kiến trên.

    Giải đề (bản quyền thuộc Love cà phê sữa chỉ đăng duy nhất trên dembuon).

    Câu 1:
    (Nhận xét: Đề NLXH không khó và không mang tính "thách thức học sinh", ngay phần đề bài, người ra đề đã ngầm cung cấp vấn đề cần bàn luận. Cái cốt yếu khiến bài viết của bạn có sức hút là ở chỗ: Hệ thống ý mạch lạc, dẫn chứng độc lạ, phản đề tốt, giọng văn giàu trải nghiệm).

    A - Giải thích.

    - "Cố để lấp đầy" : Sự tham lam của con người muốn bổ khuyết tất cả, tham vọng muốn mọi thứ hoàn thiện, toàn vẹn.

    - "Bỏ trống", "sự trống trải" : Là sự thư thái, tĩnh lặng trong tâm trí, tâm hồn.

    - Tác giả phủ định điều gì và đưa ra lời khuyên như thế nào?

    => Ý thơ hướng tới khẳng định vai trò của khoảng trống trong tâm trí, tâm hồn con người.

    B- Bàn luận.

    - Con người thường có xu hướng lấp đầy. Lí giải lí do?

    +Yếu tốt khách quan: Yêu cầu của xã hội (xã hội không ngừng vận động, phát triển đòi hỏi con người thích nghi, ngày càng hoàn thiện hơn), bản chất hẹp của nền văn hóa luôn hướng tới, đề cao kết quả, thành tích, bảng xếp hạng, áp lực cuộc sống, gánh nặng mưu sinh, cái nhìn định kiến, soi mói của người xung quanh..

    + Yếu tố chủ quan: Tâm lí sợ hãi (sợ bỏ lỡ thời gian, sỡ bị bỏ lại phía sau, sợ sa vào vùng lầy của sự kém cỏi), tham vọng, khát khao chinh phục đỉnh cao, ước muốn tiếp thu tri thức mới..

    - Hậu quả của việc "cố lấp đầy"?

    + Con người luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, áp lực..

    + Tự tạo ra gông cùm, xiềng xích trói buộc mình -> ý tưởng bị "hóa thạch" trong áp lực, khó đưa ra quyết định sáng suốt.

    +Không cảm nhận được hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống..

    - Con người cần "học cách bỏ trống". Vì sao?

    +Sạc pin cho tâm hồn, phục hồi năng lượng.

    +Có thời gian chiêm nghiệm lại những gì đã qua và tạo bệ phóng cho bước đi tiếp theo

    +Chữa lành thương tổn trong tâm hồn

    +Phát huy tiềm năng, khai phóng khả năng sách tạo, kích hoạt tư duy..

    +Tìm kiếm, cảm nhận hạnh phúc.

    +Yêu thương nhau nhiều hơn.

    Dẫn chứng: Issac Newton, Acximet, Mendeleev, Phan Thị Kim Phúc.. (Các bạn muốn mình làm chi tiết phần này thì bình luận ở dưới nha).

    - Làm thế nào để tạo khoảng trống cho tâm hồn?

    C - Phản đề. (cần đào sâu phần này, viết thành hẳn một luận điểm riêng, không nên viết vài ba dòng cho có)

    - Tác giả đề cập "Dành cho mình một phút nghỉ ngơi", là "một phút" chứ không phải một đời, cần biết cân bằng giữa việc "lấp đầy" và "bỏ trống".

    - "Bỏ trống" không có nghĩa là ngừng tư duy, trống trải khác trống rỗng, dành cho mình một khoảng trống để tư duy sâu hơn, đưa ra quyết định sáng suốt hơn..

    - Nếu sống trong một nền văn hóa lúc nào cũng nhấn mạnh tới kết quả (bạn phải làm được gì đó, phải tạo ra thành tích, ngày mai tốt hơn ngày hôm nay) thì nghỉ ngơi hoàn toàn là phản văn hóa. Thế nên mới có câu nói "nếu bạn nghỉ ngơi, bạn vô dụng ." Thậm chí, một số người còn coi nghỉ ngơi như là một nhu cầu "kỳ lạ". Họ cho đó là sự lười biếng, không nghiêm túc và không có trách nhiệm. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là thay đổi tư duy, lối suy nghĩ của mình. Khoảng trống không đem lại lợi ích bề mặt mà hướng tới bề sâu tâm hồn..

    (P/S: Nếu có nhiều người yêu cầu và theo dõi, mình sẽ đào sâu phần dẫn chứng kèm một vài diễn đạt hay để các bạn tham khảo giúp nâng cấp bài viết. Câu 2 khá khó nên mình cần thời gian suy ngẫm, phân tích, vì thế mình sẽ đăng ở phần bình luận)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...