(#1) Tên: Giải bài tập tình huống môn Luật hình sự 1 Tác giả: ThhienNg Thể loại: Bài luận Mô tả: Giải bài tập tình huống luật hình sự 1 1 TÌNH HUỐNG A lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội, kết bạn với nhiều nữ công nhân. Khi tạo được tình cảm, A hẹn các cô gái đến khu vực vắng người để tâm sự. Lợi dụng đêm tối, đường vắng, A đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực giao cấu với các nạn nhân. Khi bỏ đi A còn lấy tiền, điện thoại, dây chuyền của các nạn nhân. Trong khoảng 03 tháng, A đã thực hiện hành vi phạm tội với 03 cô gái và chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân (tổng tài sản trị giá 15 triệu đồng). A bị bắt và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Câu 1: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A. (2, 5 điểm) Trả lời: A phạm tội hiếp dâm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 141 và cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (gọi tắt là BLHS). Khung hình phạt đối với tội hiếp dâm là khung 2 phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, khung hình phạt đối với tội cướp tài sản là khung 1 phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Nhận thức chung: Về một phần dấu hiệu mặt chủ thể của hai tội này đều được xác định là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình). Do trong tình huống không quy định độ tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của A, nên A được coi là có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Về dấu hiệu tuổi, trường hợp thứ nhất A từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó A phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội này, nhưng tùy theo mức độ và quy định của hai điều luật mà mức hình phạt có sự khác nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS nên rõ khoản 2 Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu rõ rằng: "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này." Như vậy, chỉ cần A từ đủ 14 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm về tội hiếp dâm và cướp tài sản do hai tội này thuộc một trong những tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong khoản này. Cụ thể trong trường hợp trên, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS Điều 9. Phân loại tội phạm 2 c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; Như vậy, tội hiếp dâm và tội cướp tài sản của A là tội rất nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội của mình. Trường hợp thứ hai là A dưới 14 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do người chưa đủ 14 tuổi trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Tội hiếp dâm (điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS) 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: A) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Tái phạm nguy hiểm. Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội này là chủ thể thường, theo quy định tại Điều 141 BLHS về tội hiếp dâm, trong điều luật này không quy định rõ về chủ thể, chỉ nêu là "người nào". Người trực tiếp thực hiện tội phạm này là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia với vai trò là người đồng phạm như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Trong tình huống trên A đã trực tiếp thực hiện việc phạm tội. Về dấu hiệu tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đã được phân tích ở phần nhận thức chung. Mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của tội hiếp dâm là quan hệ nhân thân, bao gồm: Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Trong trường hợp trên, A đã xâm 3 phạm đến nhân thân của ba cô gái, hành vi của A đã xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của họ mà khách thể này đã được luật hình sự bảo vệ. Khi mà hành vi hiếp dâm được thực hiện, A đã trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân, đồng thời thì nhân phẩm, danh dự của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Về mặt khách quan: Hành vi của A là hành vi giao cấu với ba cô gái trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn đe dọa dung vũ lực hoặc dung vũ lực, và trong vòng ba tháng đã thực hiện hành vi phạm tội với ba cô gái. A đã tạo tài khoản mạng xã hội, tạo tình cảm với các cô gái rồi hẹn đến khu vực vắng người để thực hiện hành vi phạm tội. Các nạn nhân không chấp nhận, không có ý muốn việc giao cấu với A tuy nhiên do A đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực khiến cho họ không thể biểu hiện ý chí của mình, không thể chống lại được hành vi của A nên buộc phải thuận theo ý chí của A, giao cấu với A. Hành vi của A khiến cho các cô gái lâm vào tình trạng không thể chống cự được, do A lợi dụng tình trạng đêm tối đường vắng, A trước đó cũng lựa chọn khu vực vắng người và hẹn các nạn nhân đến để thực hiện hành vi giao cấu và lấy cơ là tâm sự. Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội hiếp dâm là lỗi cố ý. Trong tình huống trên A biết rõ hành vi giao cấu của mình trái với ý muốn của nữ công nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó bằng các thủ đoạn dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không những thế, A không dừng lại hành vi phạm tội của mình mà trong vòng ba tháng A đã thực hiện hành vi phạm tội với ba nữ công nhân bằng thủ đoạn tương tự. Dấu hiệu lỗi cố ý còn thể hiện ở chỗ A tạo tài khoản mạng xã hội kết bạn với nhiêu cô gái, dần tạo tình cảm rồi hẹn các cô gái đén khu vực đường vắng để tâm sự. Như vậy, có thể nói, A đã có sự suy tính từ trước, biết rõ hành vi phạm tội của mình và mong muốn thực hiện nó, tìm cách tiếp cận các cô gái bằng thủ đoạn lừa gạt để thỏa mãn thú tính của mình. Về khung hình phạt, như đã phân tích ở trên, trong ba tháng A đã thực hiện hành vi phạm tội đối với ba cô gái với thủ đoạn tương tự, A biết rõ hành vi của mình là trái với pháp luật, trái với ý muốn của họ những vẫn thực hiện hành vi và tiếp tục hiếp dâm đối với người khác. Như vậy, mỗi lần A thực hiện hành vi hiếp dâm đều cấu thành tội hiếp dâm và hiếp dâm đối với ba người, do đó khung hình phạt được xác định là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS Như vậy, qua phân tích trên cho thấy hành vi của A cấu thành tội hiếp dâm theo điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS, khung hình phạt là khung 2 từ 07 năm đến 15 năm tù. Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168 BLHS) 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 4 Khách thể của tội cướp tài sản: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản trước hết xâm phạm trước hết đến thân thể, đến tự do của con người để qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Như vậy, trong tình huống trên, hành vi của A trước hết xâm phạm đến nhân thân của các nạn nhân, A sau khi thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực giao cấu với các nạn nhân, khi bỏ đi A còn lấy tiền, điện thoại, dây chuyền của các nạn nhân. Điều này có nghĩa là sau khi xâm hại đến quan hệ nhân thân (sức khỏe, danh sự thậm chí là tính mạng của các nữ công nhân) A mới thực hiện hành vi nhằm chiếm chiếm đoạt tài sản. Mặt khách quan của tội phạm: Trong tình huống trên, A đã có hành vi lấy tiền, điện thoại, dây chuyền của các nạn nhân và trong khoảng 03 tháng, A đã thực hiện hành vi phạm tội với 03 cô gái và chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân (tổng tài sản trị giá 15 triệu đồng). Hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong tình huống trên thì A đã có hành vi dung vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm giao cấu với các nạn nhân, tuy nhiên việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đó vẫn còn tính đe dọa đối với các nạn nhân, họ cảm thấy sợ hãi do đó họ không dám phản kháng, chống lại hành vi của A để bảo vệ tài sản của mình. Hành vi của A khiến cho các nạn nhân không dám kháng cự, khiến cho nạn nhân không thể thể hiện sự chống cự đối với việc chiếm đoạt của A, đẩy các nạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. A biết rõ hành vi của mình là trái với luật và trái với mong muốn của các nạn nhân, biết rõ hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm: Trong trường hợp trên, lỗi cua A là lỗi cố ý, A biết rõ hành vi lấy lấy tiền, điện thoại, dây chuyền của các nạn nhân là trái với ý muốn của các nạn nhân, trái với quy định của luật nhưng A vẫn mong muốn thực hiện hành vi phạm tội đó. Về lí trí, A nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, cũng thấy trước hậu quả có thể xảy ra nếu thực hiện hành vi đó. Về ý chí: A mong muốn thực hiện hành vi đó, việc thực hiện hành vi phạm tội của A hoàn toàn phù hợp với mục đích và phù hợp với mong muốn của A. Mục đích của tội cướp tài sản phải là nhằm chiếm đoạt tài sản. Ở đây, hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực của A trước hết nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân. Tuy nhiên A sau đó cũng có mục đích chiếm đoạt tài sản chứ không chỉ mỗi giao cấu, bởi vì trong ba tháng A đã thực hiện hành vi phạm tội đối với ba nữ công nhân với thủ 5 đoạn tương tự và chiếm đoạt được tổng số tài sản là 15 triệu đồng, vì A có mục đích chiếm đoạt tài sản nên mỗi lần sau khi hiếp dâm nữ công nhân xong A đều lấy các tài sản có trên người nạn nhân như tiền, điện thoại, dây chuyền của nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản đó. Dấu hiệu mặt chủ thể của tội phạm: Tương tự dấu hiệu chủ thể của tội hiếp dâm, Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường. Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản. Dấu hiệu tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đã được nêu ở phần nhận thức chung. Như vậy, hành vi của A cấu thành tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168, khung hình phạt là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Câu 2: Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1, 5 điểm) Trong trường hợp phạm nhiều tội thì hình phạt được quy định sẽ được tổng hợp theo khoản 1 Điều 103 BLHS 2015 1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội. Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 1. Đối với hình phạt chính: A) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn; Điều 101. Tù có thời hạn Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau: 1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; 6 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. - Trường hợp thứ nhất, A từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi :(căn cứ khoản 2 Điều 101) Mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A trong trường hợp này đối với tội hiếp dâm là một phần hai mức phạt tù: ½ x 15 = 7, 5 tương đương với 7 năm 6 tháng tù. Tương tự, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A về tội cướp tài sản là: ½ x 10 = 5 tương đương với 5 năm tù. Vậy mức hình phạt tổng hợp là: 7, 5 + 5 = 12 năm (căn cứ theo khoản 1 Điều 103 BLHS 2015) - Trường hợp thứ 2, A từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi :(căn cứ khoản 1 Điều 101) Mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A trong trường hợp này đối với tội hiếp dâm là ba phần tư mức phạt tù: ¾ x 15 = 11, 25 tương đương với 11 năm 3 tháng tù. Tương tự, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A đối với tội cướp tài sản là: ¾ x 10 = 7, 5 tương đương với 7 năm 6 tháng tù. Vậy mức hình phạt tổng hợp là: 11, 25 + 7, 5 = 18 năm (căn cứ theo khoản 1 Điều 103 BLHS 2015) -Trường hợp thứ ba A từ đủ 18 tuổi trở lên: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng với A về tội hiếp dâm là 15 năm tù (điểm đ khoản 2 Điều 141) Mức hình phạt cao nhất đối với tội cướp tài sản là 10 năm tù (khoản 1 Điều 168) Vậy mức hình phạt tổng hợp là 25 năm (< 30 năm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55) Câu 3: Trường hợp, trong số 03 nạn nhân trong vụ án nêu trên có nạn nhân mới 15 tuổi 11 tháng, thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Tại sao? (1, 5 điểm) Trong trường hợp này, tội danh và khung hình phạt có thay đổi. Hành vi của A cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 đối với hành vi thực hiện với nạn nhân 15 tuổi 11 tháng, khung hình phạt là khung 1 phạt tù từ 07 đến 15 năm, cấu thành tội hiếp dâm theo điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS khung hình phạt là khung 2 từ 07 đến 15 năm. Cấu thành tội cướp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 168 BLHS 2015 khung hình phạt là khung 2 từ 07 năm đến 15 năm do có nạn nhân 15 tuổi 11 tháng. Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 7 a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục đồng thời, trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em. Mặt khách quan của tội phạm: A đã lợi dụng việc nạn nhân 15 tuổi 11 tháng này chư nhận thức đầy đủ, tạo lập tài khoản mạng xã hội từ từ tạo tình cảm, hẹn nạn nhân này đến khu vực vắng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. A đã có sự suy tính trước để thuận lợi thực hiện hành vi thỏa mãn thú tính của mình. Chủ thể của tội phạm: Tương tự với chủ thể tội hiếp dâm đã được phân tích ở trên, với BLHS 2015, chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể là nam giới và nữ giới bởi xử lý cả các hành vi quan hệ tình dục khác, đây là các hành vi không bị trói buộc bởi quan điểm về hành vi giao cấu thông thường giữa nam giới và nữ giới. Như vậy người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm. Khỏe danh dự của người khác, thậm chí là trẻ chưa đủ 16 tuổi nhưng vãn thực hiện giao cấu để thỏa mãn bản thân, Mặt chủ quan của tội phạm: Tương tự như đã phân tích về mặt chủ thể của tội hiếp dâm ở câu 1, lỗi của A là lỗi cố ý, A biết rõ hành vi của mình là trái với ý muốn của các nạn nhân, trái với luật, biết rõ hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện. - Hành vi của A Cấu thành tội hiếp dâm đã được phân tích ở câu 1 đối với hai nạn nhân còn lại - Cấu thành tội cướp tài sản theo điểm e khoản 2 BLHS đã được phân tích ở câu trên, bổ sung dấu hiệu chủ tài sản là người dưới 16 tuổi, do đó cấu thành tội cướp tài sản theo điểm e khoản 2. Câu 4: Khi thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên, A mới ra tù được 03 tháng sau khi chấp hành xong hình phạt 03 năm tù về tội đánh bạc (khoản 2 Điều 321 BLHS), thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1, 5 điểm) Trong tình huống này thì có ba trường hợp có thể xỷ ra, cụ thể: Trường hợp thứ nhất, A từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Căn cứ vào khoản 7 Điều 91 BLHS 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nêu rõ "Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm". Tức là hành vi phạm tội này của A sẽ không bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Trước khi phạm tội thì A đang có tiền án về tội đánh bạc trước đó, tuy nhiên không bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm vì hành vi phạm tội của A sẽ được xét xử một cách độc lập với tiền án là tội đánh bạc trước đó, điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc theo khoản 7 Điều 91 đã nêu. 8 Trường hợp thứ hai, A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS về xóa án tích. 1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: B) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; Do A vừa chấp hành xong hình phạt 3 năm tù tội đánh bạc, nên tội đánh bạc trước đó có thể là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, vậy nên, trường hợp của A thuộc điểm b khoản 1 Điều 107. Như vậy, A sẽ được coi là không có án tích vì trong độ tuổi này người phạm tội có những hạn chế về nhận thức, về mặt tâm sinh lý cũng chưa phát triển hoàn thiện ổn định, họ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật về hành vi phạm tội của mình nhưng cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn do năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, chưa nhận thức được rõ rang, sâu xa về hành vi và hậu quả mình có thể gây ra. Bởi vậy, hành vi phạm tội của A sẽ không bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm do trong tình huống này của A thuộc một trong các trường hợp được coi là không có án tích. Trường hợp thứ ba, A từ đủ 18 tuổi trở lên: Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 về tái phạm, tái phạm nguy hiểm quy định rõ. "1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý" Trong trường hợp này, A trước đó đã bị kết án 03 năm tù tội đánh bạc, căn cứ vào mức hình phạt của A có thể thấy, tội phạm trước đó của A là tội ít nghiêm trọng (hình phạt 03 năm tù, theo điểm a khoản 1 Điều 9). Tiếp theo, A chỉ vừa chấp hành xong hình phạt tù đó được 03 tháng, mà theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 70 đương nhiên được xóa án tích có nêu rõ rằng: 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: B) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; Vậy nên, trong trường hợp trên của A được coi là chưa được xóa án tích. Thêm vào đó A tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội về tội hiếp dâm và cướp tài sản do cố ý. Vậy nên, trường hợp phạm tội này của A là tái phạm. 9 MỤC LỤC TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu 1: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A. (2, 5 điểm).. 1 Câu 2: Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1, 5 điểm).. 5 Câu 3: Trường hợp, trong số 03 nạn nhân trong vụ án nêu trên có nạn nhân mới 15 tuổi 11 tháng, thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Tại sao? (1, 5 điểm).. 6 Câu 4: Khi thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên, A mới ra tù được 03 tháng sau khi chấp hành xong hình phạt 03 năm tù về tội đánh bạc (khoản 2 Điều 321 BLHS), thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1, 5 điểm).. 7 10 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình luật hình sự tập 2, trường Đại học luật Hà Nội. 2. GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.3. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 4. Đinh Văn Quế (thạc sỹ luật học, Tòa án nhân dân tối cao), bình luận khoa học BLHS – phần các tội phạm, tập 1 (bình luận chuyên sâu), Nxb. TpHCM, Hà Nội.