Giải bài tập sách giáo khoa sinh học 10 hay nhất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi chipchiu, 20 Tháng bảy 2021.

  1. chipchiu

    Bài viết:
    24
    Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

    [​IMG]

    Bài 1 (trang 9 sgk Sinh học 10) : Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản?

    Lời giải:

    + Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc vô cùng chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

    + Có 5 cấp độ tổ chức sống cơ bản: Tế bào – cơ thể - quần thể - quần xã – hệ sinh thái.

    Bài 2 (trang 9 sgk Sinh học 10) : Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

    Lời giải:

    - Đặc tính nổi trội của các cấp độ tổ chức sống:

    + Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Thực vật lấy nguồn năng lượng từ mặt trời, động vật ăn thực vật - lấy nguồn năng lượng từ thực vật..

    + Sinh trưởng và phát triển: Ví dụ: Cái cây nảy mầm, thêm lá, cao thêm, ra hoa, tạo quả..

    + Sinh sản: Các cơ thể sống cần sinh sản để duy trì nòi giống..

    Bài 3 (trang 9 sgk Sinh học 10) : Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

    Lời giải:

    Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:

    - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

    - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

    - Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

    - Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

    - Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

    * * *

    Bài 4 (trang 9 sgk Sinh học 10) : Hãy chọn câu trả lời đúng nêu dưới đây.

    Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

    a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.

    b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

    c) Chúng đều có chung một tổ tiên.

    d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

    Lời giải: Đáp án C

    Bài 2: Các giới sinh vật


    [​IMG]

    Bài 1 (trang 13 sgk Sinh 10) : Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?

    a) Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

    b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

    c) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

    d) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.

    Lời giải: Đáp án b

    Bài 2 (trang 13 sgk Sinh 10) : Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.

    Lời giải:

    Đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm:

    + Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ. Chúng sống khắp nơi trên trái đất như đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật.. Phương thức sống rất đa dạng: Hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt như là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.

    + Giới Nguyên sinh: Đại diện là tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

    - Tảo: Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tố quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, sống dưới nước.

    - Nấm nhầy: Sinh vật nhân thực, tồn tại ở hai pha là pha đơn bào và pha hợp bào. Là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.

    - Động vật Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng (trùng roi).

    + Giới Nấm: Các dạng nấm: Nấm men, nấm sợi, địa y.

    Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).

    Bài 3 (trang 13 sgk Sinh 10) : Hãy đánh dấu (+) vào đầu câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?

    a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.

    b) Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh.

    c) Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.

    d) Cả a và b.


    Lời giải: Đáp án d

    Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước


    Bài 1 (trang 18 sgk Sinh học 10) : Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.

    Lời giải:

    - Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với sự sống:

    + Là những nguyên tố chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0, 01% khối lượng cơ thể sống.

    + Có vai trò quan trọng đối với sự sống: Tham gia cấu tạo enzim, vitamin, hoocmon, điều tiết các quá trình trao đổi chất trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

    - Một số ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người:

    + Sắt là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin – một prôtêin phức tạp, một huyết sắc tố có trong máu, có khả năng thu nhận, lưu trữ và phóng thích oxi trong cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu máu, da nhợt nhạt, khó thở..

    + I-ốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp. Thiếu iot sẽ bị bệnh bướu cổ, trẻ em chậm lớn, trí não chậm phát triển..

    + Kẽm có vai trò quan trọng: Trẻ thiếu kẽm sẽ còi xương, chậm lớn, dễ bị bệnh ngoài da, giảm đề kháng

    + Magie giúp cơ thể sử dụng tốt canxi, do vậy có vai trò bảo vệ men răng và chống loãng xương.

    * * *

    Bài 2 (trang 18 sgk Sinh học 10) : Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại phải tìm xem ở đó có nước hay không?

    Lời giải:

    Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì nước có vai trò đặc biệt quan trọng như:

    + Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống:

    + Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể.

    + Nước là dung môi hòa tan các chất càn thiết của cơ thể.

    + Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể.

    + Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.

    + Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.

    Bài 3 (trang 18 sgk Sinh học 10) : Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào.


    [​IMG]

    Lời giải:

    + Cấu trúc hóa học của nước:

    - Phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.

    - Nguyên tử oxi tích điện âm, nguyên tử hiđro tích điện dương. Lực hút tĩnh điện làm cho nguyên tử hiđro bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi.

    - Giữa các phân tử nước vừa có liên kết hidro

    + Vai trò của nước trong tế bào:

    - Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

    - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

    - Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

    Bài 4: Cacbohiđrat và lipit

    Bài 1 (trang 22 sgk Sinh học 10) : Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại:

    A) Đường đơn

    B) Đường đội

    C) Tinh bột

    D) Cacbohiđrat

    E) Đường đa.

    Lời giải:

    Đáp án d

    Bài 2 (trang 22 sgk Sinh học 10) : Nêu các cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat.


    [​IMG]

    Lời giải:

    + Cấu trúc của cacbohiđrat:

    - Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C.

    - Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành 3 loại:

    • Đường đơn: 1 phân tử đường 6C (glucozơ, fructozơ, galactozơ)

    • Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau (saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ)

    • Đường đa: Nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau (tinh bột, xenlulozơ)

    + Chức năng của cacbohiđrat:

    - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: Đường sữa, glicôgen, tinh bột..

    - Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể: Xenlulôzơ, kitin, glycôprôtêin..

    Bài 3 (trang 22 sgk Sinh học 10) : Nêu và cho biết chức năng của các loại lipit.


    [​IMG]

    Lời giải:

    Có 4 loại lipit là: Mỡ, photpholipit, sterôit, vitamin và sắc tố

    + Mỡ:

    - Cấu tạo: 1 phân tử glixêrol (rượu 3C) liên kết với ba axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon.

    - Mỡ động vật thường chứa các axit béo no; dầu thực vật và một số loài cá chứa nhiều axit béo không no, thường tồn tại ở dạng lỏng.

    - Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

    + Phôtpholipit:

    - Cấu tạo: Một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.

    - Chức năng: Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

    + Sterôit:

    - Một số lipit có bản chất hóa học là sterôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật.

    - Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào (côlestêrôn), hoomon giới tính (estrôgen, testosterone)

    + Sắc tố và vitamin:

    - Sắc tố: Carôtenôit, diệp lục..

    - Vitamin: A, D, K, E

    Bài 5: Prôtêin

    Bài 1 (trang 25 sgk Sinh học 10) : Nêu các bậc cấu trúc của prôtêin


    [​IMG]

    Lời giải: Prôtêin là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau. Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin khác nhau và chúng có cấu trúc, chức năng khác nhau. Prôtêin có thể có tối đa 4 bậc cấu trúc khác nhau.

    - Cấu trúc bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit

    - Cấu trúc bậc 2: Chuỗi pôlipeptit bậc 1 xoắn hoặc gấp nếp

    - Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôlipeptit bậc 2 tiếp tục xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng

    - Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo thành

    Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng của nó. Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ (Do nhiệt độ cao, độ pH) thì prôtêin bị mất chức năng

    Bài 2 (trang 25 sgk Sinh học 10) : Nêu một vài loại protein trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.

    Lời giải:

    Trong cơ thể người có rất nhiều loại protein khác nhau như: Colagen, prôtêin histon, hêmôglôbin, các kháng thể, insulin, các enzim, các thụ thể trong tế bào.. chúng có nhiều chức năng quan trọng:

    - Colagen: Tham gia cấu tạo các mô liên kết.


    [​IMG]

    - Hêmôglôbin: Hấp thu, vận chuyển, giải phóng O2 CO2

    - Prôtêin histon: Cấu tạo nên chất nhiễm sắc tạo nên nhiễm sắc thể - vật chất mang thông tin di truyền.

    - Hoocmon Insulin: Điều hòa lượng đường trong máu.

    - Kháng thể, Inteferon: Bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.

    Bài 3 (trang 25 sgk Sinh học 10) : Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?


    Lời giải:

    Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Sự khác nhau đó là do:

    Các loại protein đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. Tuy nhiên số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin của các chuỗi polipeptit khác nhau là khác nhau. Do vậy cấu trúc không gian 3 chiều của các loại protein cũng khác nhau, làm nên những đặc tính khác nhau của mỗi loại cấu trúc cơ thể được cấu tạo từ protein.

    Bài 6: Axit nuclêic


    Bài 1 (trang 30 sgk Sinh học 10): Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.

    Lời giải:


    [​IMG]

    Bài 2 (trang 30 sgk Sinh học 10): Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?

    Lời giải:

    - Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó xảy ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em → khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng → rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên.

    - Đồng thời, nếu quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và làm cho sinh giới không thể đa dạng như ngày nay.

    Câu 3 trang 30 Sinh học 10: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

    Lời giải:

    - Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN là vì mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS. Đó là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô (và ngược lại).

    Chính vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch còn lại sẽ được dùng làm khuôn để sữa chữa cho mạch bị hư hỏng với sự tác động của enzim.

    Câu 4 trang 30 Sinh học 10: Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

    Lời giải:

    Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.

    Bài 7: Tế bào nhân sơ


    [​IMG]

    Bài 1 (trang 34 sgk Sinh học 10) : Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?

    Lời giải:

    - Chức năng của thành tế bào:

    + Quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.

    + Dựa vào sự bắt màu của thành tế bào với thuốc nhuộm để phân biệt vi khuẩn gram âm và gram dương.

    Bài 2 (trang 34 sgk Sinh học 10) : Tế bào chất là gì?

    Lời giải:

    - Tế bào chất là vùng tế bào nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân tế bào.

    - Tế bào chất ở mọi loại tế bào đều gồm hai thành phần chính: Bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.

    Bài 3 (trang 34 sgk Sinh học 10) : Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.

    Lời giải:

    - Chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn:

    Roi (tiên mao) và lông (nhung mao). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

    Bài 4 (trang 34 sgk Sinh học 10) : Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.

    Lời giải:

    Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng.

    Bài 5 (trang 34 sgk Sinh học 10): Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?

    Lời giải:

    Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:

    - Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

    - Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...