Giải bài tập địa lý 8 sgk - Bài 1, 2, 3, 4, 5, 7

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Miuly, 11 Tháng mười 2018.

  1. Miuly Mèo ú lười nhất hệ mặt trời

    Bài viết:
    172
    Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản



    Bài 1: (trang 6 sgk Địa Lí 8) : Hãy nên các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.

    Lời giải:

    - Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

    + Vị trí địa lí: Châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

    + Kích thước lãnh thổ: Là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

    - Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:

    + Vị trí kéo dài từ cùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phần bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam.

    + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hâu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.

    Bài 2: (trang 6 sgk Địa Lí 8) : Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á.

    Lời giải:

    - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

    - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình chia cắt rất phức tạp.

    - Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

    Bài 3 :(trang 6 sgk Địa Lí 8) : Dựa vài hình 1.2, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các con sông chính chảy từng đồng bằng vào vở học theo bẳng mẫu sau

    [​IMG]

    Lời giải:



    - ĐB Tây Xi-bia có sông: Ô-bi, I-ê–nit–xây

    - ĐB Tu-ran có sông: Xưa Đa-ri-a, A-mua Đa-ri–a

    - ĐB Hoa Bắc có sông: Hoàng Hà

    - ĐB Hoa Trung có sông"Trường Giang

    - ĐB Ấn–Hằng có sông: Ấn, Hằng

    - ĐB Lưỡng Hà có sông: Ti-grơ, Ơ-phrat
     
    Kang Bo RaKhôi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2018
  2. Đăng ký Binance
  3. Miuly Mèo ú lười nhất hệ mặt trời

    Bài viết:
    172
    Bài 2: Khí hậu châu Á

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bài 1: (trang 9 sgk Địa Lí 8) Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm, em cho biết:

    - Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?

    - Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó

    Lời giải:

    - Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây:

    + U–lan Ba–to (Mông cổ) : Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

    + E Ri–át (A–rập Xê–út) : Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

    + Y–an–gun (Mi–an–ma) : Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

    - Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa mỗi địa điểm:

    + U–lan Ba–to: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8.

    + E Ru–át: Nhiệt độ trung bình trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82mm. Mưa tập trung và các tháng 1, 2, 3, nhưng rất ít.

    + Y–an-gun: Nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình nằm trên 2750mm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

    Bài 2: (trang 9 sgk Địa Lí 8) : Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?

    Lời giải:

    - Vẽ biểu đồ:

    [​IMG]

    Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)



    - Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2018
  4. Miuly Mèo ú lười nhất hệ mặt trời

    Bài viết:
    172
    Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bài 1: (trang 13 sgk Địa Lí 8) Dựa vào hình 1.2 và kiến thức đã học, em hãy kể các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.

    Lời giải:

    - Các sông lớn ở Bắc Á: Ô–bi, I–ê–nit–xây, Lê–na.

    - Hướng chảy: Từ nam lên bắc.

    - Đặc điểm thủy chế: Về mùa đông các sông bị đóng bang kéo dài. Mùa xuân, bang tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

    Bài 2: (trang 13 sgk Địa Lí 8) Dựa vào hình 3.1, em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy?

    Lời giải:

    Sự thay đổi của các cảnh quan tự nhiên dọc theo vĩ tuyến 40oB là do sự thay đổi khí hậu từ duyên hải vào nội địa. Cụ thể:

    - Vùng gần bờ biển phía đông, do khí hậu ẩm. Phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

    - Vào sâu trong nội địa, khí hậu khô hạn hơn, ta gặp cảnh quan thảo nguyên.

    - Ở vùng trung tâm khô hạn là cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc và bán hoang mạc cảnh quan núi cao, cảnh quan thảo nguyện, cảnh quan rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải.
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2018
  5. Miuly Mèo ú lười nhất hệ mặt trời

    Bài viết:
    172
    Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Phân tích hướng gió về mùa đông

    (trang 14 sgk Địa Lí 8) : - Dựa vào hình 4.1, em hãy:

    - Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao.

    - Xác định các hướng gió chính theo tưng khu vực về màu đông và ghi vào vở học theo mẫu bảng 4.1.

    Trả lời:

    [​IMG]

    2. Phân tích hướng gió về mùa hạ

    (trang 15 sgk Địa Lí 8) : - Dựa vào hình 4.2, em hãy:

    - Xác định các trung tâm áp thấp và áp cao.

    - Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ và ghi vào vở học theo mẫu bảng 4.1.

    Trả lời:

    Xem bảng ở mục 1.

    3. Tổng kết

    Các em ghi kiến thức đã biết quan các phân tích ở trên vào vở học theo mẫu bảng (SGK trang 15).

    [​IMG]
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2018
  6. Miuly Mèo ú lười nhất hệ mặt trời

    Bài viết:
    172
    Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bài 1: (trang 18 sgk Địa Lí 8) : Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới

    Lời giải:

    - Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.

    - Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu phi và cao hơn so với thế giới.

    - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

    Bài 2: (trang 18 sgk Địa Lí 8) : Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu

    Lời giải:

    - Vẽ biểu đồ:

    [​IMG]

    Biểu đồ gia tăng dân số từ năm 1800 đến năm 2002

    - Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

    Bài 3: (trang 18 sgk Địa Lí 8) : Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.

    Lời giải:

    Tôn giáo Địa điểm Thời điểm ra đời

    Phật giáo: Tại Ấn Độ, Thế kỉ VI trước Công nguyên

    Ấn Độ giáo: Tại Ấn Độ, Thế kỉ đầu của thiên nhiên kỉ thứ nhất trước Công nguyên.

    Ki–tô giáo: Tại Pa–le–xtin, Từ đầu Công nguyên.

    Hồi giáo: Tại A–rập Xê - ut, Thế kỉ VII sau Công nguyên
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2018
  7. Miuly Mèo ú lười nhất hệ mặt trời

    Bài viết:
    172
    Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bài 1: (trang 24 sgk Địa Lí 8) : Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?

    Lời giải:

    Vì: Nhật Bản sớm thực hiện cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.

    Bài 2 :(trang 24 sgk Địa Lí 8) : Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc và Lào?

    Lời giải:

    - Vẽ biểu đồ:

    [​IMG]

    Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.



    - Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

    + Cô–oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

    + Thu nhập bình quân đầu người của Cô–oét gấp 2, 15 lần thu nhập bình quân đầu người của Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập bình quân đầu người của Lào.

    Bài 3: (trang 24 sgk Địa Lí 8) : Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có thu nhập như nhau (và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào) ?

    Lời giải:

    - Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ap-ga-ni-xtan, P-ki-xtan, Nê-pan, Băng-gia-đet, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Triều Tiên, Y-ê-men.

    - Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (phần lãnh thổ ở châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-đa-ni, I-ran, Thái Lan, Xri Lan-ca, Phi-lip-pin.

    - Các nước có thu nhập trùng bình trở lên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-Xê-ut, Ô-man, Mai-lai-xi-a, Hàn Quốc.

    - Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, I-xra-en, Cô-oét, Ca-ta, các tiểu vương quốc A-rập thông nhất, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po.

    - Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.
     
    Kang Bo Ra thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2018
Trả lời qua Facebook
Đang tải...