Giá trị nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 3 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    46
    Phân tích, suy nghĩ về Giá trị nhân đạo trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ

    1. Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tác phẩm "Truyền kì mạn lục", trong đó tiêu biểu là "Chuyện người con gái Nam Xương. Qua văn vản, Nguyễn Dữ đã lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, những cổ tục nghiệt ngã; đồng thời thể hiện niêm cảm thương sâu sắc trước thân phân con người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến; trân trọng và đề cao những vẻ đẹp của người phụ nữ. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện

    2. Giải thích) Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là nội dung trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, khát vọng chân chính. Giá trị nhan đạo trong truyện không chỉ bộc lộ thái độ viết truyện của nahf văn mà còn là vẻ đẹp của tác phẩm để tạo nên sự cuốn hút và hấp dẫn. Tác phẩm đã giáo dụ chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, quyết tâm sống và đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của con người.

    Nhà văn phải thể hiện thái độ bênh vực, cảm thông sâu sắc trước những nỗi đau khổ của con người, lên tiếng tố cáo tội ác của những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người. Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành coongb cho" Chuyện người con gái Nam Xương "

    3. (Chứng minh) *Giá trị nhân đạo trong truyện là sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. Trong tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là" con kẻ khó "đó là cái nhìn người khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ, dưới ngòi bút của ông, Vũ Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm nho giáo (tam tòng, tứ đức), thùy mị, nết na. Đối vối chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chúng, đối với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già, còn đối với con nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu đáo. Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất trong cảm hứng nhân văn là Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa của con người, khi chồng ở nhà nàng hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu được rằng tính đa nghi của chồng nàng luôn" giữ gìn khuôn phép "chưa từng để vợ chồng phải thất hòa. Phải chăng, cũng như bao người vợ khác, Vũ Nương luôn mong muốn gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề. Khát vọng ấy càng thể hiện rõ trong buổi tiễn đưa chồng đi lính, nàng không mong chồng lập được công vinh hiển hách, để" mặc ấm phong hầu "mang lụa là gấm vóc về mà nàng chỉ mong chồng trở về mang theo hai chữ" bình yên ". Cũng vì khát khao ấy mà khi nàng bị vu oan, nàng hết lời thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình" thiếp vốn con nhà khó được nương tựa nhà giàu.. Sở dĩ thiếp nương tựa vào chồng chẳng vì có cái "thú vui nghi gia nghi thất". Như vậy, dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Dữ đã khá thành công trong xây dựng hình ảnh phụ nữ bình dân mang đầy đủ nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Giá trị nhân đạo trong "truyện người con gái Nam Xương"

    *Giá trị nhân đạo trong truyện còn là niềm thương cảm sâu sắc trước nhũng nỗi đâu khổ của con người. Trong suốt đoạn truyện Vũ Nương sống ở trần gian, Nguyễn Dữ luôn thể hiện một thái độ yêu thương, đồng cmr với nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng: Phải gánh các giang sơn nhà chồng, chăm sóc mẹ già, con dại khi chồng đi xa; chồng độc đoán, chuyên quyền, vũ phu hay ghen, đa nghi; nỗi oan khiên và cái chết bi thảm của nàng. Lời văn đọc lên cho thấy sự xót xa, đau đớn của Nguyễn Dữ thấm vào trong từng c âu chữ.

    Khi nàng sống ở thủy cung, với chất truyền kì huyền diệu, nguyễn Dữ đã nói lên ước mơ mà người phụ nữ luôn khao khát trong tương lai: Một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫu chỉ là khát vọng nhưng điều đó đã nói lên được tấm lòng, trái tim chan chứa tình yêu thuognw của nahf văn.

    *Giá trị nhân đạo trong truyện là sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, tố cáo những cổ tục nghiệt ngã có trong xã hội phong kiến. Chuyện hôn nhân không phải bằng tình yêu lứa đôi mà bằng trao đổi mua bán cho thấy số phận người phụ nữ nhỏ nhoi, phụ thuộc. Quan niệm trọng nam khinh nữ khắc nghiệt, coi trọng nam quyền là tuyệt đối nên sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã gián tiếp giết chết vũ nương.

    Khi Vũ Nương bị nghi oan, không thể tỏ bày, phải tự tử để khẳng định phẩm giá của mình, Nguyễn Dữ đã không để Vũ Nương chết bột phát trong cơn phẫn uất như câu chuyện cổ tích "Vợ chàng Trương" mà chết rất tỉnh táo và lí trí khiến sức tố cáo, phê phán trong tác phẩm càng sâu sắc hơn. Xã hội phong kiến hà khắc không cho người phụ nữ một con đường sống, họ phải chọn cái chết làm chốn dung thân.

    * Giá trị nhân đạo trong truyện là tố cáo chiến thanh phong kiến phi nghĩa góp phần gây ra sự đau khổ, tan vỡ của những mái ấm ga đình. Những bất công, ngang trái của xã hội phong kiến đã làm người phụ nữ không được sống hạnh phúc, quyền sống cũng không được bảo đảm, bất hạnh, khổ đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyễn Dữ đã mạnh mẽ lên tiếng bên vực cho người phụ nữ và tố cáo, lên án sự bất công trong xã hội. Đây cũng là một trong những nét bút thần diệu của làm nên giá trị của truyện trường tồn đến muôn đời.

    4. Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành c ông cho "Chuyện người con gái Nam Xương" – một tác phẩm tiêu biểu trong thiên cổ kì bút Truyền kì mạn lục. /.

    ***** NẾU THẤY HAY, CÁC BẠN HÃY CHO like ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ! ****

    * * * CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ----------------
     
    dndtrinh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...