Giá trị nghệ thuật & phân tích Vợ Nhặt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dororo, 2 Tháng tư 2022.

  1. Dororo

    Bài viết:
    28
    Phân tích tình huống truyện

    ''Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người ''
    • Cái đói qua thị giác : so sánh những bóng người dật dờ đi lại như những bóng ma . Nó lột tả dáng vẻ , hình hài của con người khi bị cái đói vắt kiệt sức sống , bị đẩy đến ranh giới cuối cùng của sự sống , chỉ một thoáng mong manh con người đã trở thành ma quỷ , rơi xuống hố sâu của sự chết chóc.
    • Cái đói qua khứu giác :Tác giả đã tạo nên ấn tượng ghê rợn , hãi hùng về cái đói , cái chết bằng mùi gây của xác người , mùi khét của đống dấm.Mùi khủng khiếp bốc lên từ sự thối rữa . Tạo nên một mùi tử khí bao trùm toàn tác phẩm .
    • Cái đói qua thính giác : âm thanh của bầy quạ kêu từng hồi , tâm thức của người VN quạ là biểu tượng của điềm xấu chết chóc . Tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết
    Bóng đen của cái đói , cái chết hiện hình một cách rõ nét và bao trùm cuộc đời , số phận của nhân vật Chưa bao giờ cái đói lại trở nên dữ dội , tàn khốc và tang thương đến như vậy . Bức tranh hiện thực mà Kim Lân vẽ ra đã trở thành bức phông nền đen tối để trên là cuộc đời , là số phận của những người nông dân VN . Góp phần tạo dựng tình huống truyện độc đáo , góp phần khắc họa tính cách nhân vật . Đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết , con người thường bộc lộ rõ bản chất của mình , hoặc là sự bi quan mãnh liệt , hoặc là sự khát khao sống mãnh liệt , hoặc là sự vị tha cao thượng , sự sẻ chia để cứu mạng người
    Chính nhờ nạn đói , Tràng một người không đủ điều kiện lấy vợ bỗng dưng nhặt được vợ một cách bất ngờ dễ dàng và nhanh chóng. Tràng nhặt được vợ là sự khôi hài nhưng sâu xa đó còn là ý nghĩa của sự cưu mang giữa những người cùng cảnh ngộ . Tuy đói khổ , ở họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của lòng nhân ái . Tình huống truyện còn giúp tác giả khai thác và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo
    lớn lao và cao cả của mình.

    MỞ BÀI
    Nhà văn Kim Lân đã từng bộc bạch: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi tham, khi nghĩ về những con người năm đó người ta chỉ hay nghĩ về những con người nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với một ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, dù cận kề cái chết, con người vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, vẫn tin tưởng ở tương lai". Được xem là cây bút xuất sắc viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và người nông dân VN. Những sáng tác của ông phản ánh chân thật, xúc động về cuộc sống và người nông dân quê mà ông am hiểu sâu sắc cũng như cảnh ngộ của họ.
    Vợ Nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập ''Con chó xấu xí (1962), tiền thân là ''Xóm ngụ cư'' được viết ngay sau khi CMT8 thành công . Tuy nhiên tiểu thuyết được viết dở dang và sau đó mất bản thảo . Đến năm 1954 , hòa bình lập lại , hòa chung với không khí kỉ niệm ngày cmt8 thành công , kim Lân đã nhớ lại và dựa trên tiểu thuyết cũ đã viết lại thành truyện ngắn.

    KẾT BÀI
    Xây dựng một kết thúc mở cùng với lối kể truyện độc đáo, lời văn giản dị, chân thành, mộc mạc nhưng rất có sức gợi hình, Kim Lân đã rất tài tình trong việc phản ánh chân thực nạn đói của xã hội Việt Nam những năm 1945. Số phận của người lao động bị rẻ rúng, thấp hèn, bị cái nghèo đói bủa vây cùng vô số những chính sách hà khắc của chế độ thực dân. Qua đó ông cũng thể hiện giá trị nhân đạo đó là ngợi ca khát vọng sống, trân trọng và gieo vào lòng người đọc một niềm tin thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời tố cáo xã hội đen tối, tố cáo những chính sách khiến người dân càng lâm vào cảnh lầm than.

    MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VĂN HỌC
    • Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm "Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng"
    • Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. (Nguyên Hồng)
    • "Ở tác phẩm này, nhà ăn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ."
    GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
    Truyện đã dựng lại những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945, truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói năm 1945
    • cái chết đeo bám, bủa vây ở khắp mọi nơi
    • dòng thác người nghèo đói vật vờ như những bóng ma
    • cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư tự lúc nào
    • xóm ngụ cư với những khuôn mặt u tối, hốc hác
    • âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết
    • cái đói hiện lên trên từng nếp nhà rúm ró, méo xệch, rách nát
    • cái đói hiện hình trên khuôn mặt hốc hác của thị
    • bữa ăn ngày đói thật thảm hại
    GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
    Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ.
    Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
    Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo. Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng
    [/ORG]

    PHÂN TÍCH NHÂN VẬT

    1. Nhân vật Tràng


    Giá Trị Nghệ Thuật & Phân Tích Vợ Nhặt

    2. Nhân vật vợ nhặt

    Giá Trị Nghệ Thuật & Phân Tích Vợ Nhặt
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2022
  2. Dororo

    Bài viết:
    28
    NHÂN VẬT TRÀNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tràng là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, là người tạo nên những biến cố bất ngờ của câu chuyện. Kim Lân đã phản ánh chân thực số phận, tâm trạng cũng như sự chuyển biến về tư tưởng của người nông dân VN từ trước CM đến sau CMT8

    1, Hoàn cảnh của Tràng trước khi lấy vợ

    Tràng là một người nông dân nghèo khổ, đơn đọc có số phận gia cảnh vô cùng đáng thương. Trong nạn đói 1945, Tràng và người mẹ già bị cái đói dồn đuổi. Bởi vậy anh hầu như không có khả năng để lấy vợ

    • Cái nghèo khổ nhỏ bé đáng thương của Tràng được thể hiện ngay từ cái tên. Cho dù nhà văn không nói rõ ý nghĩa tên của nhân vật nhưng từ ' Tràng ' bản thân nó đã gợi cho người đọc hình dung về một loài động vật vô cùng nhỏ bé, đáng thương sống ở biển (con dã tràng) hay một dụng cụ dùng trong nghề mộc, Dù với ý nghĩa nào cái tên cũng góp phần gợi lên thân phận nhỏ bé, khổ sở, có phần thấp kém. Cái tên in đậm tư duy mộc mạc giản dị của người nông dân VN từ ngàn đời.
    • Ngoại hình: Ngay từ ấn tượng bên ngoài, người ta đã có cảm giác về sự xấu xí và thô kệch của Tràng: Hai mặt gà gà nhỏ tí, quai hàm bạnh ra, dáng đi ngật ngưỡng, lưng to bè như lưng gấu. Ngoại hình của Tràng in đậm dấu về nghề nghiệp, đó là công việc kéo xe nặng nhọc, vất vả phải gồng mình lên để mưu sinh
    • Tính cách: Mặc dù đã là chàng trai trưởng thành nhưng trong tính cách của Tràng vẫn còn rất nhiều nét hồn nhiên, ngây ngô, lộc cộc của một chàng trai mới lớn, Điều đó thể hiện rõ qua việc ngày nào đi làm về Tràng cũng đùa nghịch với lũ trẻ ở xóm ngụ cư, điều này còn thể hiện rõ Tràng là một người yêu trẻ con. ' Yêu trẻ trẻ đến nhà / Kính già già để tuổi cho '. Đôi khi Tràng cũng ngửa mặt lên trời cuwoif hềnh hệch. Ngoài ra, cái tật vừa đi vừa nói của Tràng cũng tạo ra cảm giác bất bình thường về tâm lí. Theo cách gọi nôm na của dân gian là hơi dở hơi. Nhưng dù phần tính cách của Tràng có ngây ngô hồn nhiên song người đọc thấy rõ ở đó bản chất của một người nông dân hiền lành, lương thiện.
    • Gia cảnh: Bản thân xấu xí, thô kệch, thiếu sự khôn ngoan. Tràng có một gia cảnh vô cùng nghèo khổ. Chỉ phác thảo hình ảnh mà ngôi nhà mẹ con Tràng ở, Kim Lân đã làm toát lên tất cả màu vẽ, mùi vị của cái nghèo đến xác xơ. Một ngôi nhà rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Như vậy mẹ con Tràng cũng giống như bao nhiêu người nông dân VN trước CM phải còng mình chống đỡ với cái đói, cái nghèo, còn cho thấy Tràng chỉ sống với một người mẹ già, đời sống tình cảm rõ ràng vô cùng thiếu thốn
    • Tràng còn mang thân phận của dân ngụ cư - dân ở nơi khác chuyển đến thường bị coi thường, khinh rẻ, bị giao làm nhiều công việc mạt hạng nhất

    - >Từ tấc cả yếu tố ngoại hình, gia cảnh, số phận, xuất thân ở Tràng người đọc đều thấy sự khốn khổ lầm lũi. Hình ảnh của Tràng mang ý ngiã tiêu biểu điển hình cho người nông dân VN trước CMT8. Cùng với tất cả yếu tố này, Tràng đủ nguy cơ để ế vợ

    2, Việc Tràng lấy vợ

    - Lần gặp 1: Lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

    - Lần gặp 2:

    Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.

    Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi "chậc, kệ". Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

    Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: Diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

    B. Trên đường về:

    Vẻ mặt "có cái gì phơn khác thường", "tủm tỉm cười một mình", "cảm thấy vênh vênh tự đắc".

    Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.

    Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

    C. Khi về đến nhà:

    Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

    Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác "sờ sợ" vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

    Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

    Khi bà cụ Tứ về: Thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là "phải duyên", căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

    3Tràng trong buổi sáng hôm sau

    – Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có

    – Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác "có cái gì vừa thay đổi mới lạ"

    – Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thay đổi hẳn:

    • Những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn.
    • Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
    • Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng".

    – Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong đầu Tràng đã gợi ra sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Tràng.
     
  3. Dororo

    Bài viết:
    28
    NHÂN VẬT THỊ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Lai lịch

    • Không có quê hương gia đình: Có thể thấy nạn đói năm 1945 đã khiến biết bao con người bị dứt khỏi quê hương, gia đình.
    • Tên tuổi cũng không có và qua tên gọi "vợ nhặt" : Thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói.

    2. Chân dung

    - Ngoại hình: Quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt.

    - Lần thứ nhất: Khi nghe câu hò vui của Tràng, Thị đã vui vẻ giúp đỡ, đây chính là sự hồn nhiên vô tư của người lao động nghèo.

    - Lần thứ hai:

    • Thị sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, "ăn một chặp bốn bát bánh đúc".
    • Khi nghe tràng nói đùa "đằng ấy có về với tớ cùng về", Thị đã theo về thật bởi trong cái đói khổ, đó là cơ hội để Thị bấu víu lấy sự sống.

    - Nhận xét: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người. Người đọc vẫn cảm thông sâu sắc với Thị vì đó không phải là bản chất mà do cái đói xô đẩy.

    3. Phẩm chất

    - Có khát vọng sống mãnh liệt:

    • Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì Thị sẽ không phải sống cảnh lang thang đầu đường xó chợ.
    • Khi đến nhà thấy hoàn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố "rích bố cu", Thị "nén một tiếng thở dài", dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng để có cơ hội sống.

    - Thị là người ý tứ và nết na:

    • Trên đường về, Thị cũng rón rén e thẹn đi sau Tràng, đầu hơi cúi xuống, Thị ngại ngùng cho thân phận vợ nhặt của mình.
    • Khi vừa về đến nhà, Tràng đon đả mời ngồi, chị ta cũng chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, thể hiện sự ý tứ khi chưa xác lập được vị trí trong gia đình.
    • Khi gặp mẹ chồng, ngoài câu chào Thị chỉ cúi đầu, "hai tay vân vê tà áo đã rách bợt", thể hiện sự lúng túng ngượng nghịu.
    • Sáng hôm sau, Thị dậy sớm quét tước nhà cửa, không còn cái vẻ "chao chát, chỏng lỏn" mà hiền hậu, đúng mực.
    • Lúc ăn cháo cám, mới nhìn "mắt Thị tối lại", nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng thể hiện sự nể nang, ý tứ trước người mẹ chồng, không buồn làm bà buồn.

    - Nhận xét: Cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

    - Thị còn là người có niềm tin vào tương lai: Kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hy vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...