Điều gì thể hiện giá trị của một con người. Liệu có tìm được mẫu số chung để đo đạt nó. Tôi thường nhìn qua những sở thích và sự bất mãn của họ. Điều có thể làm họ thích thú, hài lòng và đắm vào. Có thể làm họ bực tức, bất mãn và không thể kiểm soát tâm trí. Nó thể hiện rất rõ khuynh hướng tâm lí và môi trường sống, giáo dục từ bé đến lớn của một người. Tôi không phân biệt mà chỉ đơn giản đưa ra những luận điểm. Khi ta sống ở một môi trường mà những người xung quanh mạnh về vấn đề gì thì ta rất dễ theo khuynh hướng đó. Ví dụ như một người ở với một gia đình Công giáo, Hồi giáo hay Phật giáo thì đức tin của ta rất dễ theo khuynh hướng đó. Khi ta sinh ra ở Việt Nam thì kiến thức, nhận biết về văn hóa, ẩm thực, phong tục, tập quán.. Rất là Việt Nam :D Đó là về phần môi trường. Chi tiết hơn thì là đặc điểm của người dân một châu lục, đất nước, tỉnh thành, làng, xã, xóm, nhà.. Còn khuynh hướng tâm lí sẽ chia rõ ra ta là người như thế nào. Ví như cùng một thầy cô dạy, cùng một trường, một làng mà khả năng tiếp thu, tiêu thụ kiến thức, tư duy cũng khác nhau. Mỗi người sẽ mạnh về một cái gì đó, nghiên về một cá tính gì đó hơn. Như là có bạn mạnh toán, mạnh văn, mạnh thể chất, âm nhạc.. hay là bạn có tính vui vẻ, hòa đồng hay bạn thì trầm lắng, ít nói. Từ những cái nhỏ nhặt, cơ bản đó mà lâu ngày sẽ hình thành chúng ta của sau này.
Mẫu số chung để đo đạt được giá trị một con người, chắc chỉ có tiền bạc. Còn mẫu số lớn hơn để đánh giá về giá trị của một con người, chỉ bao gồm 2 chữ "Thành Công", nhưng trong 2 chữ này thì bao gồm rất nhiều các vấn đề khác, như sự nghiệp, công danh, gia đình, con cháu, tài sản.. Nhưng cá nhân mình nhận thấy, giống như trong đạo Phật có dạy, BIẾT ĐỦ là được, vậy bao nhiêu là "đủ" với 1 con người? Tùy bản thân họ. Vd: 1 người giỏi, họ kiếm 1 ngày 1tr 2tr 5tr, nhưng họ không happy với điều đó, họ vẫn hardwork để tiếp tục phấn đấu thêm nữa, 5 năm hoặc 10 năm tiếp theo nữa.. 1 người bình thường, làm nông, 1 ngày kiếm chỉ đủ ăn, nhưng họ happy với cuộc sống hiện tại, với con cháu đề huề, vườn cây sum xuê trái của họ, và họ không phải lo nghĩ nhiều về "cơm - áo - gạo - tiền" khi họ đã đủ mức chi tiêu sinh hoạt Cá nhân mình, khi đi theo các đoàn từ thiện và thiện nguyện, thấy cũng nhiều hoàn cảnh khó khăn, như "1 gia đình, thu nhập <20k vnd / ngày, 4 người con đang tuổi đi học", khổ về mặt vật chất, tâm lý, hoàn cảnh sống, rất nhiều, nhưng họ vẫn happy và cố gắng khắc phục cuộc sống mỗi ngày. Để so sánh thì sẽ rất khập khiễng, nhưng mỗi người, có một mục tiêu riêng, họ đạt được là họ vui, giá trị của bản thân họ, là việc họ có tự chấp nhận được chính bản thân họ tới mức nào, chứ không phải là xã hội bên ngoài hay các đánh giá từ người khác, chấp nhận họ như thế nào.
Mình nghĩ rằng Giá trị của một con người, chỉ có thể đo được bằng: Giá trị Đạo đức (Phẩm giá, Đức hạnh, Lương tri, Lương tâm, v. V.), Giá trị Tinh thần (Gia đình, Bạn bè, Sự hiểu biết, Lòng tốt, Lòng nhân ái, v. V.), và Đóng góp hay còn gọi là Giá trị Lao động (Tùy theo Khả năng, Sức khỏe). Một con vật chỉ có thể trở thành con người nếu có ba thứ trên. Còn Tiền tài - Của cải, Danh vọng, Chức tước, Tài năng, Sắc đẹp đều là những thứ bề ngoài, không quan trọng bằng. Hãy nhìn những nấm mộ, hỏi rằng họ đã ra đi mà giữ được những gì?
Mình khẳng định điều thể hiện giá trị của một con người chỉ có thể là đức hạnh, nhất định phải là đức hạnh trước, sau đó mới đến tài năng và tri thức. Trong các loại giáo dục, giáo dục đức hạnh luôn là quan trọng hơn cả. Bởi những con người sống với đầy đủ sự đức hạnh họ thật sự rất đáng ngưỡng mộ. Bởi có những giá trị đạo đức là điều mà chúng ta hiểu rõ nhưng đôi lại không thể làm trọn vẹn. Chúng ta có thể thán phục trước những con người tài năng, có thể choáng ngợp trước những con người giàu có, nhưng duy chỉ có những con người đức hạnh sâu dày làm chúng ta kính mến chân thành. Đạo đức không chỉ là thước đo giá trị cho một con người thôi đâu, mà còn là nền tảng cho cả một thời đại văn minh nhân loại. Không một xã hội nào có thể phát triển tốt đẹp nếu những giá trị đạo đức bị hạ thấp và suy đồi. Bạn nghĩ xem, có phải chúng ta vẫn luôn cảm thấy dễ thương và yêu mến những con người có đức hạnh thật sự phải không nào? Để trở thành một con người có đức hạnh thì từ khi là một đứa trẻ nó phải được gia đình giáo dục đức hạnh trước hết, biết nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi, biết tôn trọng người lớn, biết lễ phép và hiếu thuận. Tiếp xúc với một môi trường có nhiều con người đức hạnh (ví dụ như nơi tu tập ở các chùa chiền có các vị chân tu và các bạn trẻ học đạo chẳng hạn), thực sự là một môi trường rất tuyệt vời, làm cho chúng ta cảm thấy an lành và bình yên đến lạ. Nói chung đạo đức là yếu tố quan trọng nhất để thể hiện giá trị của con người. Nếu một người có đức hạnh trong lối sống, trong hành xử, biết sống lành thiện, đối nhân xử thế ôn hòa lễ độ thì thật sự đáng quý vô cùng phải không nào (^-^).