Review Phim Gia Tài Của Ngoại: Câu Chuyện Sẽ Khiến Bạn Nhớ Về Bà Ngoại Của Mình

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi Thư Viện Ngôn Từ, 11 Tháng sáu 2024.

  1. Gia Tài Của Ngoại: Câu Chuyện Sẽ Khiến Bạn Nhớ Về Bà Ngoại Của Mình

    [​IMG]

    Câu chuyện lấy nước mắt người xem bởi câu chuyện về tình cảm bà cháu

    "Gia Tài Của Ngoại" - cái tên phim nghe thật giản đơn, bình dị, nhưng lại ẩn chứa bên trong một câu chuyện vô cùng xúc động về tình bà cháu. Bộ phim Thái Lan này đã chính thức ra mắt tại Việt Nam vào ngày 7/6/2024 và nhanh chóng nhận được cơn mưa lời khen từ khán giả bởi thông điệp ý nghĩa và diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên. Bộ phim không ồ ạt, dữ dội, cũng chẳng mang màu sắc bi thương tột cùng, nhưng lại âm ỉ len lỏi vào từng ngóc ngách tâm hồn, để lại dư vị khó phai.

    Hành Trình Của M Tìm Lại Bản Ngã Và Giá Trị Cuộc Sống

    Phim xoay quanh M, một thanh niên thất nghiệp, lười biếng, luôn sống dựa dẫm vào mẹ. Cuộc sống của M hoàn toàn thay đổi khi anh nhận được tin bà ngoại sắp qua đời. M được giao nhiệm vụ về quê chăm sóc bà và trong quãng thời gian này, những mâu thuẫn, xung đột giữa hai thế hệ dần được hé lộ.

    Bà ngoại của M là một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, luôn tự chủ trong cuộc sống. Bà không thích sự ỷ lại, dựa dẫm của M và mong muốn anh có thể trưởng thành, tự lập hơn. Dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc nhưng đầy tình thương của bà, M dần thay đổi, biết quý trọng cuộc sống và trân trọng tình cảm gia đình.

    Diễn xuất bùng nổ, chạm đến trái tim

    "Gia Tài Của Ngoại" không sở hữu dàn diễn viên đình đám, nhưng lại ghi điểm bởi lối diễn xuất tự nhiên, chân thực. Putthipong Assaratanakul (vai M) và Usha Seamkhum (vai bà ngoại) đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình, mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc đa dạng.

    Mỗi ánh mắt, cử chỉ của bà ngoại đều toát lên tình yêu thương vô bờ bến dành cho M. Bà là đại diện cho thế hệ cũ, luôn đề cao giá trị gia đình, sự hy sinh và lòng nhân ái. M, qua diễn xuất của Putthipong, thể hiện sự thay đổi rõ rệt về tâm lý, từ một kẻ vô tâm, ích kỷ trở thành một người biết yêu thương và trân trọng.

    Thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình

    Bên cạnh câu chuyện chính về tình bà cháu, "Gia Tài Của Ngoại" còn khéo léo lồng ghép nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống:

    • Trân trọng thời gian bên người thân: Phim là lời nhắc nhở thấm thía về việc trân trọng từng khoảnh khắc bên những người mà ta yêu thương. Hãy dành thời gian quan tâm, chăm sóc họ trước khi mọi thứ quá muộn.
    • Tìm kiếm giá trị đích thực của cuộc sống: Mải miết chạy theo vật chất, danh lợi, chúng ta đôi khi quên đi những giá trị tinh thần quý giá. "Gia Tài Của Ngoại" là lời thức tỉnh để mỗi người suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
    • Sức mạnh của tình yêu thương: Tình yêu thương có thể hàn gắn mọi vết thương, vượt qua mọi khó khăn. Phim mang đến niềm tin vào sức mạnh diệu kỳ của tình yêu thương, giúp con người xích lại gần nhau hơn.

    Đánh giá chung

    Với tâm thái là một người đã đi xem bộ phim này, mình đã thực sự xúc động và đã khóc trong rạp khi đang xem phim. Nội dung phim khiến mình rất cảm động khi đi qua từng khung bậc cảm xúc. Từ lúc M vô tâm trước khi nghe tin bà ngoại bị ung thư gan giai đoạn cuối đến khi chăm sóc bà những giây phút cuối đời. M đã "muốn chăm sóc bà toàn thời gian" thay vì chỉ "làm cho có". Ban đầu, anh chăm bà vì mục đích "đợi ngày hái quả" nhưng rồi là thật tâm muốn giành thời gian đã bị lãng quên khi xưa cho bà. M nhận ra bà ở một mình bao năm nay khi mẹ, các cậu đều chuyển ra ở riêng rồi ai cũng có gia đình của riêng mình chỉ có bà là lủi thủi mình ở căn nhà trống vắng. Hằng ngày, sáng dậy sớm đi bán cháo rồi về thì đi qua ngân hàng gửi tiết kiệm tiện thể thăm người bạn già Neck của mình cũng phát hiện bị ung thư gan giai đoạn cuối. Trở về nhà, bà tự bật ti vi nghe kinh kịch, tự tìm trò tiêu khiển để giết thời gian. Đi ra đi vào cũng một mình, điều bà mong chờ nhất có lẽ chính là chủ nhật cuối mỗi tuần. Vì khi đó, ai cũng về thăm bà. M ngạc nhiên khi hôm đó bà mặc áo hoa rất đẹp còn không cài khuy cuối cùng chỉ để "khoe đường cong gợi cảm", đeo đôi dép không vừa chân ngồi đợi trước của nhà ngóng chờ các con về chơi. Được đi chùa "quyên góp quan tài" để cầu phúc, cầu mong khỏi bệnh, bà cùng con trai thứ đi tàu đến đó. Trên đường đi, họ đã kể lại những chuyện xưa khi còn nhỏ nào là thích ngồi tàu đi chơi, nghịch ngợm ra sao.. Nhưng khi đến chùa viết giấy cầu phúc, khi bà cầu con cái mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc thì con trai thứ chỉ viết cầu mong con gái mình thi đỗ, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.. mà không có câu nào cho người mẹ đang bệnh của mình. Bà khi đọc được những lời đó, ánh mắt thoáng buồn còn M đã rất tức giận mà bỏ đi trước. "Người bà số khổ ấy" khi muốn mua quan tài cho mình mà đến xin tiền anh trai. Dù đã nói hết nước hết cái nhưng đổi lại chỉ là lời xua đuổi ghẻ lạnh "về xin tiền con cháu", "nếu chết sẽ không đến viếng". Bà đã khóc khi nghe những lời đó.

    Cuộc sống của bà đầy bất hạnh khi tía, má qua đời nhưng khi chia tài sản lại chẳng được gì khi tận tình chăm sóc. Người anh trai kia ở không lại được hưởng hết mà giờ đây đến tiền mua quan tài cũng không cho em gái lấy một đồng mà xua đuổi, hắt hủi về. Cả đời tần tảo vì con, vì cháu không oán than lấy một câu. Khi xem bộ phim này, mình bất giác nhớ đến bà của mình cũng mới mất được ba năm nay. Nhưng, bà mình vẫn may mắn hơn vì có mình, có ba mẹ mình bên cạnh;có em gái, các cô, các bác luôn quan tâm, gọi điện hỏi han chứ không phải đìu hiu một mình. Có nhiều phân cảnh mà không thể một hai lời diễn giải có thể lột tả hết cảm xúc trong từng câu thoại, biểu cảm diễn xuất.

    Trước khi xem phim, mình cứ nghĩ "Gia tài của ngoại" nghĩa là của cải, là vật chất mà bà tích góp được nửa đời người để lại cho con cháu rồi sẽ có màn tranh đoạt thừa kế như trong phim hay vậy. Nhưng không, "Gia tài của ngoại" không chỉ là của cải, là nhà mà còn là tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho các con. Là cho con gái phải gánh vác mọi chuyện, chăm sóc mẹ tận tình không tư lợi cho bản thân và cũng là người bà muốn đến ở cùng nhất. Là người con thứ hai chỉ mong đời này khỏe mạnh, bình an vì khi còn nhỏ bị bệnh mà bà đã gửi mẹ Quan Âm ban phước và thề từ nay sẽ kiêng ăn thịt bò đến cuối đời dù đây là món bà thích nhất. Là đứa con trai út cuộc sống bấp bênh, khốn khó, lúc nào người cũng toàn mùi thuốc lá và khi chia gia tài đã để lại căn nhà cho anh để làm vốn liếng. Chính điều này đã khiến M thấy ấm ức, tủi thân khi mình và M tận tình bên bà mà không được gì, trách bà "thương sai người rồi". Nhưng anh không ngờ, bà vẫn có món quà cho riêng anh. Đó là cây lựu trước sân nhà, hứa với M khi còn nhỏ là lựu chín chỉ để M ăn không cho bất kỳ ai. Bà đã giữ lời hứa khi con trai út về thăm muốn hái lựu ăn bà đã ngăn cản, quyết không cho hái. Đó là lời hứa khi giành tiền tiết kiệm đến cuối đời cho M để "sau mua căn nhà lớn hơn cho bà, căn nhà kia quá cũ rồi, gián chạy quanh nhà". Bà đã hứa và đã làm được. Khi bà chết, ngân hàng đã gọi cho M đến rút tiền và đóng tài khoản.

    Tình yêu của bà dành cho con cái là vô bờ bến. Luôn nghĩ những điều tốt đẹp nhất cho con mà không màng đến bản thân mình. Luôn giữ lời hứa với M khi anh là cậu nhóc đang đi học đến khi trưởng thành. Bà chỉ thất hứa khi đã không khỏi bệnh và gia đi thanh thản trong lời ru cuối cùng của M "Ầu ơ ví dầu, hầu hạ, khỏe mạnh.."

    "Gia Tài Của Ngoại" không chỉ là một bộ phim giải trí đơn thuần, mà còn là một hành trình chữa lành tâm hồn, giúp mỗi người nhìn nhận lại bản thân và trân trọng những gì mình đang có. Hãy dành thời gian xem "Gia Tài Của Ngoại" để cảm nhận những cung bậc cảm xúc tinh tế và tìm thấy cho mình những giá trị ý nghĩa trong cuộc sống.
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...