Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Đừng nghĩ cuốn sách chỉ dành cho người 'già' nhé. Nó không giới hạn độ tuổi đâu bởi đây đều là những chia sẻ hữu ích của một bác sĩ, một người già cũng như một người đã trải qua bạo bệnh.. Chúng mình nên đọc nó để có thể hiểu được tâm lý và cách chăm sóc người thân cao tuổi trong gia đình nha. Dưới đây là tóm lược của mình về cuốn sách. Enjoy! Già không phải là một gánh nặng mà là một nguồn lực 5 nhu cầu thiết yếu của người già: 1/ Nhu cầu sinh học: "Tồn tại" : Ăn, mặc, ngủ, thở, vệ sinh, vận động, đi đứng.. 2/ Nhu cầu an toàn: Đèn đóm đủ sáng, toilet không trơn trượt, tài chánh.. 3/ Nhu cầu tình cảm, xã hội: Gia đình, con cháu, bạn bè, láng giềng, cộng đồng.. 4/ Nhu cầu tự khẳng định: Có nếp sống tự tại, không bị áp đặt, có được sự tôn trọng và chấp nhận của mọi người, tiếp tục đóng góp cho gia đình tùy năng lực 5/ Nhu cầu tâm linh: Luật vô thường, từ bi vs mình, không dị đoan.. Bệnh ở người già: Ba cao một thấp → cao máu (tăng huyết áp), cao đường (tiểu đường), cao mỡ (tăng ax béo, cholesterol xấu), thấp khớp Người già, ăn sao cho ngon "Đồ ăn ngon, chỗ ăn không ngon, người ngồi ăn không ngon, không ngon! Đồ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon, người ngồi ăn không ngon, không ngon! Đồ ăn ngon, người ngồi ăn ngon, chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon.." - Tản Đà - Muốn ăn ngon thì phải có sự thèm ăn, tức phải đói bụng. Lâu nay ta quen ăn theo giờ mà không quen ăn theo bụng - Cách ăn ngon nhất có lẽ là ăn trong "chánh niệm" → Ý thức về chuyện đang ăn. Quan tâm đến nó. Để ý đến nó. Biết ơn nó. - Chuyện ăn uống của người già nói chung là nên nghe theo mệnh lệnh của bao tử. "Listen to your body" Hạnh phúc.. nằm ở ruột già "Hạnh phúc ư? Rất đơn giản. Nó nằm ở ruột già! Ruột già mà điều hòa thì ta hạnh phúc, còn không thì ta khổ sở. Chỉ có vậy thôi!", Sống đẹp- Nguyễn Hiến Lê - Trong phân có ¾ nước, ¼ chất rắn, trong đó 30% là chất xơ và 1-3% protein cùng các tế bào biểu mô, vi trùng.. → Lựa chọn đồ ăn đủ chất, nhiều xơ, uống đủ nước → Bớt dùng các loại đường bột, sữa, dầu mỡ, nước ngọt các thứ Trằn trọc suốt đêm Nên nằm trên nền cứng (ván gỗ, nệm cứng) Tránh tiếng ồn Ánh sáng vừa đủ Nghệ thuật ngủ: Tách "thân xác" ra khỏi "thân hơi" → buông xả toàn bộ "thân xác" cho nó xẹp lép, hết căng → tập trung chú ý đến "thân hơi" Một góc riêng tư Gọn gàng, gần gũi, ấm cúng, tiện nghi. Thoáng mát, kín gió lùa, tránh cái lạnh đột ngột (mạch máu cứng như ống nước, lâu ngày bị giòn, dễ vỡ →lạnh đột ngột, mạch máu co thắt gây vỡ → tai biến Thú cưng Thú cưng chữa được bệnh cô đơn của người già. Vuốt ve chúng có thể giảm stress, giảm huyết áp.. NHƯNG phải nhớ chích ngừa đầy đủ nghen! Rèn tập não bộ 1/ Xã hội hóa: Gắn kết với xã hội: Người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè.. 2/ Hoạt động thể lực: Đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh, leo cầu thang, tập cân bằng bằng 1 chân.. 3/ Kích thích thần kinh: Học: Đánh bài, đánh cờ, học ngoại ngữ cho vui, đọc sách, báo, viết nhật ký, cắm hoa, thiền, du ngoạn, đạp xe.. 4/ Dinh dưỡng: Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, cá (sống ở nước lạnh), rau xanh.. 5/ Tâm linh: Không mê tín dị đoan.. Alzheimer Thu xếp môi trường sống phù hợp, an toàn Dinh dưỡng: Đủ lượng, đủ chất, nên ăn nhiều bữa trong ngày thì tốt hơn Ngủ nghỉ: Nên làm điều độ + tập thể dục nhẹ nhàng Thuốc men: Nên tán nhuyễn viên thuốc ra cho dễ uống Vệ sinh, tắm rửa: Pha nước vừa ấm, dùng ghế ngồi tắm, tay vịn, nền không trơn trượt. TRÁNH táo bón bằng cách ăn đu đủ, khoai, chuối, nha đam.. Nên cho mang băng tên ghi địa chỉ, điện thoại.. nếu các cụ ra ngoài đường Giúp cha mẹ già vui Dành thời gian ngồi bên họ, nhắc những việc xưa.. Chụp hình Đưa cha mẹ đi xem triển lãm, ca nhạc.. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình (người già cần niềm vui) Làm sao để có tuổi già hạnh phúc? Tuổi già có 3 cái thiếu, nếu làm đầy được thì dễ có hạnh phúc: Thiếu bạn, thiếu ăn, thiếu vận động Tuổi già có 3 cái cần làm: Chọn ưu tiên (chọn cái gì thích hợp nhất cho mình ở lứa tuổi này), tối ưu hóa (rèn tập cho ngày càng thuần thục), bù đắp (tìm kiếm những thứ gì khác phù hợp để bù đắp cho bớt đi những khoảng trống) - End- Love.