GEN – MÃ DI TRUYỀN – NHÂN ĐÔI ADN 1. Gen. - Là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. Ví dụ: Gen hemoglobin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi polipeptit α góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển.. 2. Mã di truyền - MDT là mã bộ ba: Vì 4 mũ 3 = 64 để mã hóa cho 20 loại aa. - Mã mở đầu 5'AUG3' mã hóa cho axit amin mêtiônin. - Ba mã kết thúc (5'UAA3', 5'UAG3', 5'UGA3') không mã hóa axit amin * Đặc điểm của MDT: - Đọc liên tục từ 1 điểm xác định theo cụm 3 nu không gối lên nhau (chiều 5' – 3' trên mARN) - Tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 aa. - Tính phổ biến: Tất cả đều dùng chung 1 bộ, trừ một vài loài ngoại lệ. - Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba mã hóa 1 aa (trừ AUG, UGG) 3. Quá trình nhân đôi ADN. (pha S, kì trung gian, nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn) * Bước 1: Tháo xoắn, tách mạch. * Bước 2: Tổng hợp mạch mới. ADN polimeraza tổng hợp chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3' - Trên mạch khuôn 3'-5': Mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. - Trên mạch khuôn 5'-3': Mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn, tạo nên các Okazaki, nhờ enzim ligaza nối Lại. (Số đoạn mồi nhiều hơn đoạn okazaki là 2). * Bước 3: Tạo 2 phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ. Nguyên tắc bán bảo tồn. Ý nghĩa: Cơ chế tự nhân đôi có ý nghĩa là bảo đảm duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.