GDCD 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Rilee, 5 Tháng mười 2021.

  1. Rilee

    Bài viết:
    23
    GDCD BÀI 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

    1. Thế giới quan và phương pháp luận.

    a, Vai trò thế giới quan và phương pháp luận.

    Ví dụ:

    * Về khoa học tự nhiên:

    + Toán học: Đại số, hình học

    + Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử.

    + Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất.

    * Khoa học xã hội:

    + Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp).

    + Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người.

    + Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường.

    * Về con người:

    + Tư duy, quá trình nhận thức

    +Nguồn gốc triết học: Triết học có nguồn gốc từ chữ "phila sophia" : Yêu mến sự thông thái


    + Khái niệm triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.

    + Vai trò của triết học:

    Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động và hoạt động nhận thức con người.


    b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

    * Thế giới quan

    * Thế giới quan của người nguyên thủy: Dựa vào những yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực cái ảo, thần và người.

    * Khái niệm: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

    + Vấn đề cơ bản của triết học.

    * Mặt thứ nhất:

    Giữa vật chất và ý thức: Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?

    * Mặt thứ 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không?

    - Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định ý thức.

    - >Con người có thể cải tạo được giới tự nhiên

    Khẳng định: Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.

    - Thế giới quan duy tâm cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau. Ý thức quyết định vật chất.

    - >Con người không thể cải tạo được giới tự nhiên.

    Khẳng định: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.

    c. PPL biện chứng và PPL siêu hình

    - Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

    Ví dụ: Cách học bài, cách tạo ra những công trình..

    - Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.

    - Phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

    - Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

    - Như vậy: PPL BC mang tính đúng đắn giúp con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.

    2. CNDV BC-Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ DV và PPL BC.

    - Triết học Mác – Lênin đã khắc phục được những hạn chế về thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình; đồng thời kế thừa, cải tạo, phát triển các yếu tố duy vật và biện chứng của các hệ thống triết học trước đó, thực hiện được sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...