Một mái nhà nhỏ nằm cheo leo bên cạnh một con kênh nhỏ ngoằn ngèo lưỡn lờ hai con nước, mái nhà tranh đã đùm bọc bốn người qua bao mùa mưa nắng, một cánh đồng ruộng bé tí nằm cạnh con sông giờ đã khẳng khiu và chai sần vì mưa nắng. Nhớ thuở thằng Tâm, thằng Có ngày nào thường mò cua bắt óc, tắm sông hồn nhiên của cái tuổi mới lớn, một thời tuổi thơ của hai đứa nó đã gắn liền với con kênh xanh biết, cánh đồng xanh mát và căn nhà luôn có vòng tay âu yếm của cha mẹ, có những buổi hoàng hôn buông xuống trong máy nhà nhỏ liêu xiêu đã vang lên những tiếng đọc bài khe khẻ, những tiếng nhắc nhở và dạy bảo của cha, những tiếng hát ru ầu ơ của mẹ, những thứ hạnh phúc trong mái ấm gia đình. Giờ đây hai đứa cũng đã lớn trưởng thành. Thằng Tâm anh hai ngày nào đó giờ đã trở thành thằng đàn ông bãnh khảnh, đậm chất mài râu. Thằng út chuẩn chặc hẳn ra ăn nói lịch sự lể phép. Tưởng đâu cuộc đời của Cô và Chú đã được thoải mái, sống an nhàn với con trong lúc tuổi già. Cuộc sống giống như một dòng chảy có thể mang đến phù sa bồi đắp cho cây trái tốt tươi, cũng có lúc mang những cơn nước lũ vô tình làm trôi chảy đi màu mỡ phù sa của miền đất mẹ thân thương. Thằng Tâm tuy lớn nhưng tính tình rất thô tục, hằng ngày cứ toàn tụ tập ăn chơi với đám bạn bè trong xóm, tội cho thằng Có một tay làm lụng vất vả mong cho gia đình có cái ăn, cái mặt. Phụ giúp cha mẹ già không một ngày hở tay vậy mà lại chịu nhiều thiệt thòi. Ông bà để đời có câu quả không sai! "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", do tính ham chơi lại ăn không ngồi rồi nên thằng Tâm chẳng làm được tích sự gì cho gia đình, suốt ngày rượu chè bê bếch, mỗi khi về lại có những cử chỉ hành động đòi chia đất, chia vườn. Tội cho thằng Có suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời tối về cơm không đủ no, áo không ấm lòng mà lại còn bị những cơn rượu chè của anh hai như tát nước sôi vào mặt. Nó cố gắng nhịn vì thương cha mẹ vì thương anh hai nhưng nó càng nhún nhường thì anh hai nó càng đâm ra lớn chuyện, ba mẹ nó chỉ biết rơi nước mắt mỗi khi nhìn thấy thằng con trai út bị những trận mưa mồm của a dù có cai đắng nhưng không nói được thành lời. Ông bà không bất lực, ông bà chỉ buồn cho bản thân vì sinh con mà không dại nó nên người, mỗi lần như thế ông bà lại thầm trách bản thân rồi lại quay ngang nhìn thằng út mà rơi nước mắt. Chuyện cứ thế xảy ra, nhưng sức chịu đựng là có giới hạn. Một ngày cách tầm hai tháng khi ý định tranh gia tài của anh hai nảy ra. Có đã quyết định rời xa gia đình và tự lập nghiệp bằng đôi bàn tay của mình, khi đi nó khóc nức nở vì không lo được cho cha mẹ nó trong lúc già. Vì bản thân nó cũng không biết được là mình sẽ đi đâu, làm gì trong khi với hai bàn tay trắng. Nó không thể dẫn theo cha mẹ nó dù nó biết nó bất hiếu khi bỏ nhà đi, nó đi để chạy chốn, nó đi để khỏa lấp những nỗi buồn bực vì những gì anh hai đã làm cho nó trong những ngày dài vừa qua. Mặc khác nó đi vì không muốn nhìn thấy cha mẹ khổ đau mà không thể nói thành lời. Tâm trạng của nó là như thế, nó thương anh hai, nó thương cha mẹ, nó quý mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nó buồn lắm khi phải lê từng bước chân đi, nó lo lắng cha mẹ ở nhà nhưng.. nó phải đi. Cha mẹ nó rất buồn nhưng có lẻ hiểu được tâm trạng của con nên không giữ lại, cứ quay mặt thờ ơ mà cho nước mắt tuôn trào. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn vừa buôn xuống, cha nó lại ngồi trên ghé bàn củ rích uống trà trong vẻ mặt buồn bả, mẹ nó vẫn ra đứng trước cây cầu tre bắt qua kênh cứ như đợi nó làm về. Nó đi không hẹn nhưng niềm tin và tình yêu cha mẹ cho nó thì không bao giờ phai nhạt. Thời gian cũng thấm thoát đã 5 năm giờ cha mẹ nó cũng đã điểm sương trắng mái đầu, cũng như bao ngày vẫn đợi chờ nó. Một ngày cũng như mọi ngày khi hoàng hôn buôn xuống từ xa xa thấp thoáng những bụi chuối già phất phơ tàu theo gió, bỗng dưng có bóng dáng một thư sinh từ xa đang bước về ngôi nhà nhỏ, ngôi nhà từ lâu đã thiếu vắng đi một người. Nó đã về, nó về trong dáng dóc của một người chuẩn chạc vẫn câu nói hiếu thảo xưa nó gọi mẹ và cha "thưa cha, thưa mẹ con mới về". Cha mẹ nó run run mà không kìm được nước mắt "con về rồi, cảm ơn trời". Nó đi làm ăn nhìn trông rất bảnh không còn tướng tá của thằng Có nghèo lam lủ ngày xưa, qua bao nhiêu năm chịu cực khổ giờ nó đã có nhà, có xe riêng mục đích nó về là để rước cha mẹ nó về sống chung với nó, để nó được bù đắp tình thương mà nó mơ ước nhưng chưa từng có cơ hội thực hiện. Còn về thằng Tâm khi thấy nó về có địa vị thì lại khiêm nhường, xin lỗi những chuyện đã xảy ra trước đây "là anh sai, anh có lỗi". Nhưng những thứ đó có phải chính bản thân nó nhìn nhận hay đó là những lời nói thoát ra từ cửa miệng của một người thiếu đức tính cả về nhân cách lẫn đạo đức. Có không trách, nó nhìn anh hai với vẻ mặt thông cảm. Tối đêm đó có lẻ là đêm vui nhất đối với gia đình nó từ khi hai anh em nó trưởng thành, trên đôi mắt lẫn nét mặt cha mẹ nó tóe lên nụ cười rạn rỡ, cái nụ cười mà tưởng như không tìm lại được kể từ khi nó đi.. Đó là câu chuyện cuộc đời thật của gia đình ông cậu thứ Tám tôi. Nếu mọi người thấy được câu chuyện tôi truyền tải, tôi cũng rất mong mọi người hãy suy ngẫm và đừng đi theo lối mòn của thằng Tâm, cuộc sống là một vòng xoáy của thời gian ta có đó rồi lại mất. Mình sống không vĩnh cửu thì đừng tạo ra những điều nan giải làm khổ cho chính những người thân yêu. Sống thật lòng sẽ được phước bền và mọi người kính trọng, sống tính toán và mưu cầu sẽ ắt chuốt lụy vào thân. Sống là phải "Có Tâm" đó cũng là lý tưởng mà ông bà đã đặt tên cho nó, đừng giống như bài ca dí dõm mà người ta vẫn thường hát đó là "Thua một người dưng".