Fandom là gì? Fandom theo định nghĩa tiếng Anh là một nhóm bao gồm những người có cùng văn hóa, đồng cảm và có cùng sở thích với nhau. Hiện nay Fandom được hiểu là một cộng đồng người hâm mộ luôn ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho một bộ phim, một chương trình truyền hình, một nhân vật, trò chơi, một nghệ sĩ, nhóm nhạc thần tượng và các loại hình truyền thông khác như Manga. Như vậy, khi người hâm mộ bắt đầu chia sẽ những kinh nghiệm, thuật ngữ, truyền thống, giải trí giống như nhóm văn hóa sẽ được gọi là Fandom. Các Fandom hiện nay rất phát triển, bạn có thể thấy họ hoạt động trên các trang mạng xã hội hay các buổi offline gặp gỡ nhau. Một khi một ca sĩ, nhóm nhạc ra một MV, ca khúc mới thì các Fandom cuồng nhiệt sẽ vào "cày view" giúp thần tượng của mình để sản phẩm đó có thể vươn xa trên các bảng xếp hạng. Không ít buổi biểu diễn, concept chứng kiến lượng khán giả chật kín, không có chỗ ngồi và có lượng fan đông đảo cổ vũ cho các thần tượng. Thậm chí họ còn đầu tư những Light stick phủ cả một góc khán đài. Kể từ khi Kpop bắt đầu bùng nổ với sự ra đời của các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc vào giữa những năm 90, các fandom cũng dần trở nên "bành trướng" hơn. Rất nhiều nhóm sở hữu những cái tên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần mô tả với công chúng rằng họ là ai. Và tên fandom, ở một khía cạnh nào đó, cũng mang ý nghĩa tương tự Một số Fandom KPOP như: ARMY của BTS - A. R. M. Y, viết tắt của A (Adorable), R (Representative), M (Master of Ceremonies), Y (Youth) có nghĩa là "Đại diện cho sự đáng yêu của thanh thiếu niên". V. I. P của BIGBANG - được viết tắt bởi từ "Very important person", với cái tên này nhóm nhạc muốn gửi gắm ý nghĩa "fan là người vô cùng quan trọng đối với nhóm. Bên cạnh tên fandom, màu sắc thường đại diện cho không chỉ riêng các nhóm nhạc hay nghệ sĩ, mà còn tượng trưng cho cả một cộng đồng người hâm mộ. Khi một nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu và nhìn về phía đám đông khán giả, họ sẽ nhận ra ngay đâu là fan của mình, nhờ vào màu sắc của những quả bong bóng hoặc lightstick. Đây là một trong những cách tốt nhất để người hâm mộ ủng hộ cho các nghệ sĩ mà mình yêu thích. Có những màu sắc đã trở thành thương hiệu như khi nhắc đến màu xanh lam đậm thì sẽ nhắc đến Super Junior, màu đỏ là DBSK, màu hồng là SNSD, màu vàng là Big Bang.. Luật bất thành văn là nhắc đến màu sắc cộng đồng fan coi như đang nhắc đến nhóm nhạc. Màu sắc không chỉ để phân biệt mà với các fandom còn là danh dự của họ. Và các fandom sẵn sàng" chiến đấu "để bảo vệ màu sắc của nhóm mình. Ngoài fandom ra còn một số cộng đồng của fan với tên gọi khác: Fansite (đọc như: Phan-sai) là từ ghép từ 2 từ" fan "và" website ". Là một trang web (website) do một hoặc nhiều cá nhân đứng ra thành lập, ở Hàn Quốc thì fansite chủ yếu được đăng tải các hình ảnh và video về nghệ sĩ mà họ yêu mến. Người đứng đầu Fansite gọi là Master, những người này thường có nhiều tình cảm dành cho nghệ sĩ mà họ lập trang web, nhưng trên hết, họ là những người có thời gian và điều kiện tài chính để có thể bám sát lịch trình của nghệ sĩ để chụp ảnh, quay video và tổ chức quyên góp mua quà tặng, làm biển quảng cáo, hỗ trợ đồ ăn.. cho nghệ sĩ trong các dịp đặc biệt. Fansite chính là cầu nối đưa ngôi sao tới gần hơn các fan nói riêng và công chúng nói chung. Đối với các fan quốc tế, việc gặp gỡ thần tượng bằng xương bằng thịt thực sự không dễ dàng gì. Chính vì vậy nhờ những bức hình của fansite cập nhật mỗi khi thần tượng có hoạt động gì từ đi sự kiện, biểu diễn ở các chương trình âm nhạc hay ngay cả việc ra sân bay.. bất kể thời gian, địa điểm, người hâm mộ vẫn có thể dõi theo các ngôi sao của mình. Một nhân tố quan trọng làm nên thành công của các fansite chính là tài chụp ảnh và sự đa năng của họ. Đến cả các nhà báo cũng phải ngả mũ trước những tấm hình" thần sầu "từ fansite. Fancafe là một dạng blog cá nhân của các nghệ sĩ, ai muốn xem nội dung của blog thì cần phải đăng ký thành viên và Fancafe chỉ có ở Hàn Quốc. Trên Fancafe có đăng ảnh, video, thông báo của nghệ sĩ cũng như mục thảo luận và chia sẽ cho các thành viên tham gia hoạt động. Fancafe có thể được tạo bởi chính công ty quản lí của nghệ sĩ hoặc do fan tự thành lập. Số thành viên gia nhập Fancafe chính thức thường lấy làm thước đo cho sự nổi tiếng của nghệ sĩ đó (tuy nhiên nó không phải lúc nào cũng chính xác). Ví dụ như Fancafe chính thức của Block B không cho phép fan quốc tế đăng ký thành viên vì muốn đăng ký bạn cần phải có số CMND và số điện thoại di động Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Fanclub: Trong tiếng Anh thì Fanclub và Fandom có ý nghĩa tương tự nhau, tuy nhiên trong công đồng Kpop thì Fanclub thường được nhắc đến với nghĩa là: Tên của cộng đồng người hâm mộ của một nghệ sĩ nào đó, tên này được chính nghệ sĩ (hoặc công ty quản lí của nghệ sĩ) đó chọn". Ví dụ như Fanclub chính thức của Block B là BBC. Fansign là một sự kiện, nơi người hâm mộ mang album (một số trường hợp mang DVD hoặc goods) của mình tới để nhận chữ ký từ nghệ sĩ. Mỗi buổi Fansign chỉ cho phép khoảng 100 người được vào thông qua việc bốc thăm may mắn, vì vậy càng mua nhiều album thì xác suất trúng vé tham dự fansign càng cao. Mặc dù có ý nghĩa khác nhau nhưng mọi người thường nhầm lẫn Fansign với Fansite, có lẽ là do hai từ này có cách phát âm gần giống nhau.