Theo bạn Fan là gì? Bản thân mình cũng là một fan, nói cảm nhận chính là hâm mộ, yêu thích một người (chủ yếu hâm mộ sắc đẹp người ta, nhìn thôi cũng muốn chảy nước miếng), bất quá không phải fan cuồng - chắc già rồi nên không nhiệt huyết được như giới trẻ - nhưng là fan chân chính. Vậy Fan là gì? Người hâm mộ hay người ái mộ hay còn gọi với cái tên ngắn gọn là fan, fan hâm mộ, các fan là tên gọi chỉ chung cho một nhóm người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho một cái gì đó, thông thường là những vận động viên thể thao, nhân vật trong giới giải trí, giới ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, ban nhạc, nhóm nhạc những đối tượng này gọi chung là thần tượng (người hâm mộ một chương trình hay giải đấu cũng được gọi là fan). Đặc điểm: Người hâm mộ có nhiều lứa tuổi và biểu hiện cũng khác nhau nhưng họ có chung một đối tượng hâm mộ. Những biểu hiện về sự hâm một dành cho một đối tượng là rất phong phú như gọi tên, xin chữ ký, in ảnh, thậm chí vì thần tượng mà mua một vé xem biểu diễn bằng giá trên trời.. Một số kiểu fan thường gặp - Fan chân chính bao gồm: Fan não thẳng - cách gọi khác của fan não tàn, fan hoang tưởng.. Nói về fan não thẳng thì dễ hiểu thôi, thường phát cuồng khi gặp thần tượng, thậm chí chỉ nhìn live show của thần tượng qua điện thoại thôi là họ có thể sỉu bất cứ lúc nào. Trong phòng của fan này thường treo toàn ảnh của thần tượng, trên kệ tủ chỉ là album và album hay lightstick bất cứ thứ gì liên quan đến thần tượng được họ coi như trân bảo. Fan ảo tưởng cũng giống như fan não thẳng, nhưng lại hay ảo tưởng. Thường thì họ sẽ ảo tưởng những điều như là mình sẽ làm vợ (chồng, em, chị) thần tượng, được sống chung với thần tượng. - Fan cuồng: Một bộ phận fan quá khích, có niềm yêu thích cuồng nhiệt với thần tượng. Fan cuồng với một thần tượng có lẽ thực thích cũng thực khiến người ta sợ hãi. Không hiếm trường hợp thần tượng bị fan theo dõi, thậm chí đột nhập nơi ở.. Một ví dụ điển hình là ở Việt Nam có những fan hâm mộ cuồng nhiệt để bám theo thần tượng, nhiều bạn trẻ đã không ngại bỏ học, bỏ thời gian, công sức thậm chí chấp nhận làm gái mại dâm để có tiền rồi tận tâm tận lực đi theo một ca sĩ, một diễn viên nổi danh mà không cần nhận được bất cứ gì. Thậm chí còn có trường hợp ái mộ đến mức đưa thần tượng lên bàn thờ, có cả nhang đèn thắp thường xuyên (ca sĩ Đan Trường). Có trường hợp fan quá khích khi nhìn thấy thần tượng thì nhào vô muốn tiếp cận rồi lấy một vài thứ để "kỉ niệm" tỉ như tóc, quần áo, giầy.. Thậm chí còn mua đồ thần tượng dùng qua với cái giá trên trời, sau đó ngày ngày về ôm hôn, coi như trân bảo mà thờ phụng. Ở Hàn Quốc, fan cuồng còn được gọi là sasaeng fan, một lực lượng trẻ đông đảo "cuồng" các thần tượng mà họ ngưỡng mộ. Các sasaeng fan cũng có sự cạnh tranh ngầm với nhau. Họ thường xuyên vào blog của nhau để kiểm tra xem sasaeng fan nào có nhiều ảnh độc về thần tượng hơn, hay góc chụp ảnh đẹp hơn. Một số fan thậm chí trở thành người vô gia cư khi bỏ học, bỏ nhà lang thang theo bước chân thần tượng Fan cuồng thực đáng sợ. Bởi vì họ không phải dạng cuồng bình thường mà là cuồng một cách điên loạn. Chỉ cần nhìn thấy thần tượng của mình là họ lao tới như zombie, ánh mắt như muốn ăn tươi nuốt sống thần tượng. - Anti fan: Ngược lại với fan chân chính. Cộng đồng antifan ghét bỏ, chê bai thần tượng của bạn "lên bờ xuống ruộng" chúng nó chửi thẳng mặt thần tượng của bạn, chửi đến bàn thờ ông bà tổ tiên, khiến cho thần tượng bị tổn thương về mặt tâm lý, không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh nữa, và đương nhiên chúng nó cũng sẽ chửi luôn cả fandom - được hiểu là một cộng đồng người hâm mộ. Rồi tạo bão scandal cho thần tượng của các bạn, mặt kệ có thật hay không chúng nó nó vẫn tạo được một cái scandal nhỏ hoặc lớn. Mục đích của việc này là khiến cồng đồng mạn tẩy chay, kiềm hảm sự phát triển của người đó và khi bị như vậy thì thần tượng sẽ bị tẩy chay một cách không thương tiếc và chỉ có thể trở lại hoạt động như ban đầu khi được giải oan, nhưng hoạt động lại cũng chưa chắc gì được nỗi tiếng như lúc trước. Ví dụ: Dương Dương đóng phim Toàn chức cao thủ bị antifan đốt vàng mã cùng đốt ảnh anh để phản đối việc anh đóng Toàn chức cao thủ. - Non fan nghĩa là không phải fan, không yêu thích, không hâm mộ. - Fanti là sự kết hợp giữa fan và antifan, nhưng thường thì tỉ lệ fan sẽ chiếm 99%, họ yêu thương thần tượng cũng như fan chân chính thôi nhưng mà yêu thương theo kiểu "thêm muối", "tạo màu" giúp idol. Kiểu fan này không xấu xa như antifan đâu. Họ chính là những hủ muối của mỗi fandom, gọi họ như vậy là vì công việc chính của họ là chuyên soi ảnh (video) của thần tượng, họ soi rất kĩ không chừa một chi tiết, soi cả ảnh trên sân khấu, ngoài đời hay trong các show thực tế, tất cả đều soi, miễn là có ảnh là sẽ soi. Các bạn có biết soi để làm gì không? Sau khi soi xong, họ sẽ ghép những câu nói mang tính chất "nhiều muối" lên tấm ảnh đó rồi up facebook hay trang web khác. Kiểu Fanti này nhiều khi cũng thực đáng yêu lắm, "hũ muối" bất diệt của fandom nhưng lại không trách được. - Akgae fan ( "akseong gaein paen") có nghĩa là "fan cá nhân thâm độc". Đây là kiểu fan thường chỉ thích duy nhất một thành viên trong một idolgroup nào đó thay vì yêu mến hết cả nhóm. Cuối cùng, những Akgae fan này trở nên cực kỳ căm ghét và luôn chỉ trích những thành viên còn lại. Bởi vì họ quá đề cao bias (bias được hiểu là thần tượng mà ngươi đó yêu thích nhất) của mình thế nên họ luôn nghĩ rằng bias xứng đáng có được nhiều thứ hơn là làm thành viên trong một nhóm nhạc, hoặc cảm thấy bias của họ không có được sự công nhận xứng đáng. Fan kiểu này thường có lối suy nghĩ và hành động theo hướng tiêu cực, có chút giống fan cuồng. - Fan only là từ chỉ cộng đồng fan chỉ yêu mến và ủng hộ một thành viên (fansite) trong nhóm còn được gọi là bias. Fan only luôn bị oan, và đôi khi họ còn bị hiểu nhầm là Antifan, fan cuồng, akage fan. Khác với Akage fan, Fan only chỉ đơn giản là yêu thương bias quá nhiều thì một khi họ chỉ đứng lên đòi công bằng mà không bash (chỉ trích một ai đó) thậm tệ thành viên nào. - Fan "trẫu" (gọi fan trẩu đúng hơn) : Đặc điểm nhận diện là lôi kéo không ít điểm thù hận về cho thần tượng của mình. Mặc dù họ cũng yêu thích thần tượng nhưng vẫn chưa tìm hiểu kĩ về thần tượng của mình cũng như Kpop. Lôi kéo thù hận bằng cách đi chửi, giễu nhại các fandom khác, xem thần tượng nhà mình là mẹ thiên hạ, còn thần tượng nhà người ta là rác thải, bao nhiêu đó là đã đủ kéo một lũ anti fan về cho thần tượng. - Fan phong trào Fan phong trào là người chỉ muốn theo kịp xu hướng và bắt kịp thời đại, chứ trong đầu thì chẳng có một chút khái niệm gì về Kpop. Tỉ như nhìn thấy Dịch Dương Thiên Tỷ lại kêu là Vương Nguyên (chỉ thích mà đôi khi không phân biệt được, thấy người xung quanh bàn tán là nóng lòng nói theo). Là kiểu fan chỉ đơn thuần biết người đó qua việc gì rồi trở thành fan. Kiểu fan qua đường, không bền vững. Đọc xong bài viết này, bạn nghĩ mình thuộc kiểu fan nào? Fan chính là con dao hai lưỡi đối với thần tượng. Mặt tốt không cần nói, mặt xấu cũng thật đáng sợ, trường hợp giữa các fandom mà bất hòa thì chỉ có thể sánh với trời long đất lở, còn chưa nói đến vào thành phần quá khích, chuyện gì cũng có thể làm được.